Câu hỏi tự luận địa lí 7 kết nối tri thức Bài 4: Liên minh châu Âu

Bộ câu hỏi tự luận địa lí 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Liên minh châu Âu. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học địa lí 7 kết nối tri thức.

BÀI 4: LIÊN MINH CHÂU ÂU

(15 câu)

1. Nhận biết (3 câu)

Câu 1: Mục tiêu của EU khi mới thành lập là gì?

Trả lời:

Ngay từ khi mới thành lập, EU đã đặt ra mục tiêu trọng tâm là thiết lập một thị trường kinh tế duy nhất, bao gồm lãnh thổ của tất cả các quốc gia thành viên.

 

Câu 2: EU có bao nhiêu nước thành viên, và trong số đó có bao nhiêu nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7)

Trả lời:

EU có 27 nước thành viên. Trong đó, EU có 3/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7).

 

Câu 3: Hệ thống tiền tệ chung của EU là gì?

Trả lời:

Hệ thống tiền tệ chung của EU là đồng tiền chung Ơ – rô.

 

2. Thông hiểu (2 câu)

Câu 1: Trình bày tình hình phát triển kinh tế của EU?

Trả lời:

Là trung tâm trao đổi hàng hoa và dịch vụ lớn nhất thế giới, EU chiếm hơn 31% trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của thế giới (năm 2020).

EU là đối tác thương mại hàng đầu của 80 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

EU là trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Các ngân hàng nổi tiếng, uy tín ở EU có tác động lớn đến hệ thống tài chính và tiền tệ của thế giới.

 

Câu 2: Trình bày một vài nét về Liên minh châu Âu?

Trả lời:

Tiền thân của Liên minh châu Âu là Cộng đồng Kinh tế châu Âu (năm 1957). Liên minh châu Âu (gọi tắt là EU) được thành lập chính thức vào ngày 1 tháng 11 năm 1993. Năm 2020, Liên minh châu Âu có 27 quốc gia thành viên với số dân khoảng 447 triệu người. Trụ sở của EU được đặt ở Brúc-xen (Bi). EU đã thiết lập một thị trường chung và có hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rô).

 

3. Vận dụng (5 câu)

Câu 1: Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới, vì:

Có chính sách kinh tế chung.

Sử dụng đồng tiền chung (đồng Ơ-rô).

Tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, tiền vốn.

Câu 2: Liên minh châu Âu trở thành khu vực kinh tế lớn của thế giới nhờ những yếu tố chủ yếu nào?

Trả lời:

Những yếu tố chủ yếu làm cho Liên minh châu Âu trở thành khu vực kinh tế lớn của thế giới:

- Đội ngũ đông đảo người lao động có trình độ văn hóa cao, tay nghề thành thạo.

- Nền khoa học tiên tiến.

Câu 3: Thương mai của Liên minh châu Âu có điểm gì nổi bật?

Trả lời:

Trước đây, các nước trong Liên minh châu Âu tập trung việc phát triển quan hệ ngoại thương với Hoa Kì, Nhật Bản và các thuộc địa cũ của mình. Từ năm 1980, các nước trong Liên minh đẩy mạnh đầu tư vào công nghiệp của các nước công nghiệp mới ở châu Á, Trung và Nam Mĩ.

Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu trên thế giới, chiếm tỉ trọng 40% hoạt động thương mại của thế giới.

Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu.

Câu 4: Trong hợp tác phát triển lĩnh vực giao thông vận tải, Liên minh châu Âu có những thành công gì?

Trả lời:

Những thành công của Liên minh châu Âu trong hợp tác phát triển lĩnh vực giao thông vận tải:

  • Thành lập cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA). Cơ quan này đã thực hiện các dự án chế tạo tên lửa đẩy A-ri-an và đưa lên quỹ đạo 120 vệ tinh nhân tạo (trung bình mỗi năm phóng 8 vệ tinh).
  • Thành lập tổ hợp hàng không E-bớt (Airbus). Tổ hợp này đang rất thành công trong việc sản xuất các loại máy bay E-bớt (Airbus), đang phát triển mạnh và cạnh tranh có hiệu quả với các hãng chế tạo máy bay nổi tiếng của Hoa Kì như Bô-ing.
  • Anh và Pháp đã thành công trong việc hợp tác xây dựng đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ, được hoàn thành vào năm 1994.

Câu 5: Có thể nói việc ra đời đồng tiền chung ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Việc ra đời đồng tiền chung Ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU bởi:

+ Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.

+ Thủ tiêu những rủi ro do chuyển đổi tiền tệ.

+ Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.

+ Đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

4. Vận dụng cao (5 câu)

Câu 1: Liên minh châu Âu là một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Liên minh châu Âu là một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới do:

Liên minh châu Âu có cơ quan lập pháp là Nghị viện châu Âu.

Liên minh châu Âu có chính sách kinh tế chung, có hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rô), tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn.

Công dân của Liên minh châu Âu, bên cạnh quốc tịch của quốc gia mà mình sinh sống còn có quốc tịch chung châu Âu. Sự đi lại qua biên giới của công dân các nước thành viên Liên minh rất thuận lợi.

Các nước trong Liên minh châu Âu chú trọng bảo vệ tính đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ, tổ chức và tài trợ việc học ngoại ngữ, trao đổi sinh viên, tổ chức đào tạo nghề cho giới trẻ và những người thất nghiệp.

Câu 2: Chứng minh rằng Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới?

Trả lời:

Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới do:

  • Kinh tế của EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất, nhập khẩu. Các nước EU đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán với nhau và có chung một mức thuế quan trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU.
  • EU dẫn đầu thế giới về thương mại, chiếm tỉ trọng 40% hoạt động thương mại của thế giới.
  • EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.

Câu 3: Bốn mặt tự do lưu thông trong EU có những nội dung gì?

Trả lời:

Nội dung của bốn mặt tự do lưu thông trong EU:

+ Tự do di chuyển: bao gồm tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc. Ví dụ: Người Ai-len có thể làm việc ở mọi nơi trên nước Pháp như người Pháp.

+ Tự do lưu thông dịch vụ: các dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch,... được tự do hoạt động trong các nước EU. Ví dụ: Một công ti vận tải của Hi Lạp có thể nhận hợp đồng ở bên Đức mà không phải xin giấy phép của chính quyền Đức.

+ Tự do lưu thông hàng hoá: các sản phẩm của một nước thuộc châu EU được tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường châu Âu mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Ví dụ: Một chiếc ô tô của I-ta-li-a bán sang các nước EU khác không phải nộp thuế.

+ Tự do lưu thông tiền vốn: các hạn chế đối với giao dịch thanh toán bị bãi bỏ. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối. Ví dụ: một người Thuỵ Điển có thể để dàng mở tài khoản tại các nước EU khác.

 

Câu 4: Bốn mặt tự do lưu thông trong EU có những lợi ích gì?

Trả lời:

Những lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU:

+ Xóa bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện bốn mặt tự do lưu thông: con người, hàng hoá, tiền vốn, dịch vụ được tự do

lưu thông.

+ Thực hiện chung một số chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh châu Âu.

+ Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU so với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

 

Câu 5: Khi thành lập thị trường chung châu Âu, Liên minh châu Âu gặp những thuận lợi và khó khăn gì?

Trả lời:

Thuận lợi:

+ Tăng cường tự do lưu thông người, hàng hóa, tiền vốn và dịch vụ. + Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa ở EU về các mặt kinh tế và xã hội.

+ Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối. + Việc sử dụng đồng tiền chung, thống nhất có tác dụng thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Khó khăn: Việc chuyển sang đồng Ơ-rô có thể gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay