Câu hỏi tự luận địa lí 7 kết nối tri thức Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu
Bộ câu hỏi tự luận địa lí 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học địa lí 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU
(12 câu)
1. Nhận biết (4 câu)
Câu 1: Tính đến năm 2020, dân số châu Âu là bao nhiêu?
Trả lời:
Số dân của châu Âu năm 2020 khoảng 747 triệu người (bao gồm cả số dân Liên bang Nga), đứng thứ tư trên thế giới (sau châu Á, châu Phi và châu Mỹ).
Câu 2: Trình bày đặc điểm cơ cấu dân số châu Âu?
Trả lời:
Châu Âu có cơ cấu dân số già. So với trung bình thế giới, tỉ lệ người dưới 15 tuổi thấp và có xu hướng giảm, trong khi tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên cao và có xu hướng tăng.
Câu 3: Nêu hậu quả và biện pháp giải quyết vấn đề cơ cấu dân số già ở châu Âu?
Trả lời:
Hậu quả của cơ cấu dân số giả là sự thiếu hụt lao động. Để giải quyết vấn đề đó, các nước châu Âu đã tiến hành nhiều biện pháp, như: thu hút lao động từ bên ngoài, khuyến khích sinh đẻ, kéo dài độ tuổi lao động,....
Câu 4: Nêu đặc điểm của dân cư châu Âu?
Trả lời:
Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao, điều này tác động rõ rệt đến năng suất lao động. Năm 2020, số năm đi học bình quân của người trên 25 tuổi ở châu Âu là 11,8 năm, thuộc hàng cao nhất thế giới.
2. Thông hiểu (3 câu)
Câu 1: Trình bày quá trình đô thị hóa ở châu Âu?
Trả lời:
Từ thế kỉ XIX, quá trình công nghiệp hoa khiến số dân đô thị của châu Âu tăng nhanh, cùng với đó là sự xuất hiện các đô thị lớn.
Ở các vùng công nghiệp lâu đời, nhiều đô thị mở rộng và nói liền với nhau tạo thành các dải đô thị, cụm đô thị xuyên biên giới như dài đô thị kéo dài từ Li-vơ-pun (Anh) đến Côn (Đức).
Việc phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn cùng với việc mở rộng ngoại ô của các đô thị đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn, tạo nên các
đô thị vệ tinh. Châu Âu là châu lục có mức độ đó thị hoá cao, năm 2020 khoảng 75% số dân châu Âu sống ở khu vực đô thị.
Câu 2: Trình bày quá trình di cư ở châu Âu?
Trả lời:
Người Ơ-rô-pê-ô-ít sinh sống trên lãnh thổ châu Âu từ rất sớm. Nhập cư là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến châu Âu trở thành một châu lục đông dân từ thời cổ đại.
Từ cuối thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI, số lượng người từ các châu lục, khu vực khác (châu Phi, Trung Đông,...) nhập cư vào châu Âu ngày càng nhiều. Theo Liên hợp quốc, riêng năm 2019, châu Âu đã tiếp nhận khoảng 82 triệu người di cư quốc tế.
Đồng thời, do nhu cầu về nguồn lao động của các quốc gia cũng như nhu cầu tim kiếm cơ hội việc làm của người dân nên việc di cư trong nội bộ châu Âu ngày càng gia tăng và có ảnh hưởng đến dân số của các quốc gia.
Câu 3: Trình bày sự phân bố dân cư ở châu Âu?
Trả lời:
Sự phân bố dân cư ở châu Âu:
- Mật độ dân số trung bình của châu Âu là trên 70 người/km².
- Những vùng có mật độ dân số cao thường là các đồng bằng, các thung lũng
- lớn và đặc biệt là các vùng duyên hải.
- Dân cư phân bố thưa thớt ở phía bắc và những vùng núi cao..
3. Vận dụng (3 câu)
Câu 1: Quan sát biểu dồ dưới đây và liệt kê các đô thị có số dân dưới 5 triệu người, 5 triệu người đến dưới 10 triệu người, 10 triệu người trở lên?
Trả lời:
- Đô thị dưới 5 triệu người: Ki-ép, Bu-đa-pét, Min-xcơ, Vác-sa-va, Hem-buốc, Béc-lin, Man-che-xtơ, Bớc-min-ham, Viên, Mi-la-nô, Tô-ri-nô, Rô-ma, Na-pô-li, A-ten, Li-xbon
- Đô thị 5 triệu đến dưới 10 triệu người: Ma-đrít, Bác-xê-lô-na, Luân Đôn, Xanh Pê-téc-bua
- Đô thị 10 triệu người trở lên: Mát-xcơ-va, Pa-ri
Câu 2: Trình bày những biểu hiện về sự đa dạng của tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa của châu Âu?
Trả lời:
Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it, gồm ba nhóm ngôn ngữ chính: nhóm Giecman, nhóm Latinh, nhóm Xlavơ.
Do tính chất đa dân tộc nên phần lớn các quốc gia ở châu Âu đều đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa.
Phần lớn dân châu Âu theo Cơ Đốc giáo, gồm đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành và đạo Chính Thống. Ngoài ra, còn có một số vùng theo đạo Hồi.
Câu 3: Cơ cấu dân số già có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu?
Trả lời:
Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở châu Âu:
- Già hoá dân số dẫn đến sự mất cân đối trong cơ cấu dân số và đương nhiên tỷ lệ người già trong dân số sẽ tăng lên đáng kể. Cùng với thời gian, lực lượng lao động chủ chốt trong xã hội sẽ giảm, còn con số người về hưu cứ ngày một tăng.
- Với thực trạng này, có thể đoán trước những bi kịch không chỉ về mặt xã hội, mà cả của nền kinh tế nói chung nữa. Vì tuổi trẻ, hay thế hệ trẻ chính là yếu tố huyết mạch cho nền kinh tế của mỗi quốc gia, là nguồn nhân lực thiết yếu mang tính sống còn.
4. Vận dụng cao (2 câu)
Câu 1: Chứng minh rằng tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa của châu Âu rất đa dạng?
Trả lời:
Châu Âu đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá thể hiện ở các điểm sau: Có các tôn giáo chính: Thiên Chúa, Tin Lành và Chính Thống. Một bộ phận dân số theo đạo Hồi. Có nhiều dân tộc sống đan xen vào nhau, có ngôn ngữ riêng và nền văn hoá
riêng. Các dân tộc này tồn tại bên nhau và giữ nét đặc thù văn hoá của mình đồng thời vẫn tiếp thu văn hoá của các dân tộc khác trong cùng quốc gia. Có ba nhóm ngôn ngữ chính: Latinh, Giec-man và Xla-vơ, nhưng lại chia ra rất nhiều nhóm ngôn ngữ nhỏ, chưa kể đến các nhóm ngôn ngữ địa phương.
Câu 2: Châu Âu có mức độ đô thị hóa cao. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Có tỉ lệ dân thành thị cao, chiếm khoảng 75% dân số và hơn 50 thành phố
trên 1 triệu dân. Ở những vùng công nghiệp lâu đời, các thành phố phát triển và nối liền với nhau tạo thành dải đô thị xuyên biên giới như dải đô thị kéo dài từ
Li-vơ-pun (Anh) đến Côn (Đức).
Việc phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn cùng với việc mờ rộng ngoại ô của các đô thị đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn. Điều kiện sống của người dân nông thôn ngày càng gần với điều kiện sống của người dân thành thị.
BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU
(12 câu)
1. Nhận biết (4 câu)
Câu 1: Tính đến năm 2020, dân số châu Âu là bao nhiêu?
Trả lời:
Số dân của châu Âu năm 2020 khoảng 747 triệu người (bao gồm cả số dân Liên bang Nga), đứng thứ tư trên thế giới (sau châu Á, châu Phi và châu Mỹ).
Câu 2: Trình bày đặc điểm cơ cấu dân số châu Âu?
Trả lời:
Châu Âu có cơ cấu dân số già. So với trung bình thế giới, tỉ lệ người dưới 15 tuổi thấp và có xu hướng giảm, trong khi tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên cao và có xu hướng tăng.
Câu 3: Nêu hậu quả và biện pháp giải quyết vấn đề cơ cấu dân số già ở châu Âu?
Trả lời:
Hậu quả của cơ cấu dân số giả là sự thiếu hụt lao động. Để giải quyết vấn đề đó, các nước châu Âu đã tiến hành nhiều biện pháp, như: thu hút lao động từ bên ngoài, khuyến khích sinh đẻ, kéo dài độ tuổi lao động,....
Câu 4: Nêu đặc điểm của dân cư châu Âu?
Trả lời:
Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao, điều này tác động rõ rệt đến năng suất lao động. Năm 2020, số năm đi học bình quân của người trên 25 tuổi ở châu Âu là 11,8 năm, thuộc hàng cao nhất thế giới.
2. Thông hiểu (3 câu)
Câu 1: Trình bày quá trình đô thị hóa ở châu Âu?
Trả lời:
Từ thế kỉ XIX, quá trình công nghiệp hoa khiến số dân đô thị của châu Âu tăng nhanh, cùng với đó là sự xuất hiện các đô thị lớn.
Ở các vùng công nghiệp lâu đời, nhiều đô thị mở rộng và nói liền với nhau tạo thành các dải đô thị, cụm đô thị xuyên biên giới như dài đô thị kéo dài từ Li-vơ-pun (Anh) đến Côn (Đức).
Việc phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn cùng với việc mở rộng ngoại ô của các đô thị đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn, tạo nên các
đô thị vệ tinh. Châu Âu là châu lục có mức độ đó thị hoá cao, năm 2020 khoảng 75% số dân châu Âu sống ở khu vực đô thị.
Câu 2: Trình bày quá trình di cư ở châu Âu?
Trả lời:
Người Ơ-rô-pê-ô-ít sinh sống trên lãnh thổ châu Âu từ rất sớm. Nhập cư là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến châu Âu trở thành một châu lục đông dân từ thời cổ đại.
Từ cuối thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI, số lượng người từ các châu lục, khu vực khác (châu Phi, Trung Đông,...) nhập cư vào châu Âu ngày càng nhiều. Theo Liên hợp quốc, riêng năm 2019, châu Âu đã tiếp nhận khoảng 82 triệu người di cư quốc tế.
Đồng thời, do nhu cầu về nguồn lao động của các quốc gia cũng như nhu cầu tim kiếm cơ hội việc làm của người dân nên việc di cư trong nội bộ châu Âu ngày càng gia tăng và có ảnh hưởng đến dân số của các quốc gia.
Câu 3: Trình bày sự phân bố dân cư ở châu Âu?
Trả lời:
Sự phân bố dân cư ở châu Âu:
- Mật độ dân số trung bình của châu Âu là trên 70 người/km².
- Những vùng có mật độ dân số cao thường là các đồng bằng, các thung lũng
- lớn và đặc biệt là các vùng duyên hải.
- Dân cư phân bố thưa thớt ở phía bắc và những vùng núi cao..
3. Vận dụng (3 câu)
Câu 1: Quan sát biểu dồ dưới đây và liệt kê các đô thị có số dân dưới 5 triệu người, 5 triệu người đến dưới 10 triệu người, 10 triệu người trở lên?
Trả lời:
- Đô thị dưới 5 triệu người: Ki-ép, Bu-đa-pét, Min-xcơ, Vác-sa-va, Hem-buốc, Béc-lin, Man-che-xtơ, Bớc-min-ham, Viên, Mi-la-nô, Tô-ri-nô, Rô-ma, Na-pô-li, A-ten, Li-xbon
- Đô thị 5 triệu đến dưới 10 triệu người: Ma-đrít, Bác-xê-lô-na, Luân Đôn, Xanh Pê-téc-bua
- Đô thị 10 triệu người trở lên: Mát-xcơ-va, Pa-ri
Câu 2: Trình bày những biểu hiện về sự đa dạng của tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa của châu Âu?
Trả lời:
Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it, gồm ba nhóm ngôn ngữ chính: nhóm Giecman, nhóm Latinh, nhóm Xlavơ.
Do tính chất đa dân tộc nên phần lớn các quốc gia ở châu Âu đều đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa.
Phần lớn dân châu Âu theo Cơ Đốc giáo, gồm đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành và đạo Chính Thống. Ngoài ra, còn có một số vùng theo đạo Hồi.
Câu 3: Cơ cấu dân số già có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu?
Trả lời:
Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở châu Âu:
- Già hoá dân số dẫn đến sự mất cân đối trong cơ cấu dân số và đương nhiên tỷ lệ người già trong dân số sẽ tăng lên đáng kể. Cùng với thời gian, lực lượng lao động chủ chốt trong xã hội sẽ giảm, còn con số người về hưu cứ ngày một tăng.
- Với thực trạng này, có thể đoán trước những bi kịch không chỉ về mặt xã hội, mà cả của nền kinh tế nói chung nữa. Vì tuổi trẻ, hay thế hệ trẻ chính là yếu tố huyết mạch cho nền kinh tế của mỗi quốc gia, là nguồn nhân lực thiết yếu mang tính sống còn.
4. Vận dụng cao (2 câu)
Câu 1: Chứng minh rằng tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa của châu Âu rất đa dạng?
Trả lời:
Châu Âu đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá thể hiện ở các điểm sau: Có các tôn giáo chính: Thiên Chúa, Tin Lành và Chính Thống. Một bộ phận dân số theo đạo Hồi. Có nhiều dân tộc sống đan xen vào nhau, có ngôn ngữ riêng và nền văn hoá
riêng. Các dân tộc này tồn tại bên nhau và giữ nét đặc thù văn hoá của mình đồng thời vẫn tiếp thu văn hoá của các dân tộc khác trong cùng quốc gia. Có ba nhóm ngôn ngữ chính: Latinh, Giec-man và Xla-vơ, nhưng lại chia ra rất nhiều nhóm ngôn ngữ nhỏ, chưa kể đến các nhóm ngôn ngữ địa phương.
Câu 2: Châu Âu có mức độ đô thị hóa cao. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Có tỉ lệ dân thành thị cao, chiếm khoảng 75% dân số và hơn 50 thành phố
trên 1 triệu dân. Ở những vùng công nghiệp lâu đời, các thành phố phát triển và nối liền với nhau tạo thành dải đô thị xuyên biên giới như dải đô thị kéo dài từ
Li-vơ-pun (Anh) đến Côn (Đức).
Việc phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn cùng với việc mờ rộng ngoại ô của các đô thị đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn. Điều kiện sống của người dân nông thôn ngày càng gần với điều kiện sống của người dân thành thị.
=> Giáo án địa lí 7 kết nối bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu âu