Câu hỏi tự luận Địa lí 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 2: Châu Á (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 2: Châu Á. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 2

CHÂU Á

Câu 1: Khu vực Bắc Á bao gồm những bộ phận nào?

Trả lời:

Khu vực Bắc Á bao gồm toàn bộ vùng Xibia của Nga, với ba bộ phận: đồng bằng Tây Xibia, cao nguyên Trung Xibia và miền núi Đông Xibia.

Câu 2: Khu vực Tây Á gồm những bộ phận nào?

Trả lời:

Khu vực Tây Á bao gồm bán đảo A-ráp, bán đảo Tiểu Á, đồng bằng Lưỡng Hà, có ranh giới tự nhiên với châu  u là dãy Cáp-ca.

Câu 3: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?

Trả lời:

Khu vực Đông Nam Á rộng khoảng 4,5 triệu km2, gồm hai phần: phần đất liền mang tên bản đảo Trung Án và phần hải đảo được gọi là quần đảo Mã Lai.

- Địa hình:

Phần đất liền có các dải núi cao trung bình hướng bắc – nam và tây bắc – đồng nam, xen kẽ là các thung lũng sông cắt xẻ sâu, làm cho địa hình bị chia cắt mạnh. Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu sông.

Phần hải đảo có nhiều đồi núi, ít đồng bằng. Đây là khu vực có nhiều núi lửa, động đất, sóng thần.

- Khí hậu:

Phần đất liền có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vào mùa hạ có gió tây nam nóng, ẩm gây mưa nhiều. Vào mùa đông có gió đông bắc khô, lạnh.

Phần hải đảo có khí hậu xích đạo quanh năm nóng ẩm, mưa nhiều. Đông Nam Á là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

- Mạng lưới sông ở Đông Nam Á tương đối dày. Các sông chính là: Mê Công, Mê Nam, I-ra-oa-đi, sông Hồng.....

- Rừng ở Đông Nam Á chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới với thành phần loài hết sức phong phú. Những nước còn nhiều rừng là Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Lào.

- Các khoáng sản quan trọng là: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt thiếc, đồng.....

Câu 4: Liệt kê các quốc gia thuộc 6 khu vực của châu Á?

Trả lời:

- Bắc Á: Các vùng Tây Xibia, Trung Xibia, Đông Xibia của Nga

- Trung Á: Ca-dắc-xtan, U-do-bê-ki-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Cu-ro-gu-xtan

- Tây Á: A-rập Xê-út, Irắc, Ca-ta, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Bahrain, Cô-oét, O-man, Y-ê-men, Syria, Li-băng, Gioóc-đa-ni, Pa-le-xtin, I-xra-en, Thổ Nhĩ Kỳ, Ác-mê-ni-a, A-déc-bai-gian, Gru-di-a

- Nam Á: Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Áp-ga-ni-xtan, Nê-pan, Bu-tan, Băng-la-đét, Xri Lan-ca, Man-đi-vơ, I-ran

- Đông Á: Mông Cổ, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản

- Đông Nam Á: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Brunei, Đông Ti-mo

Câu 5: So sánh điểm khác nhau về đặc điểm tự nhiên giữa khu vực Bắc Á và khu vực Nam Á?

Trả lời:

Khu vực Bắc Á

Khu vực Nam Á

Khí hậu 

- Đây là khu vực có khí hậu lạnh giá khắc nghiệt, mang tính chất lục địa sâu sắc. Tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú, một số loại có trữ lượng lớn như dầu mỏ, than đá, kim cương, vàng, đồng, thiếc,...

- Đại bộ phận Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông có gió mùa đông bắc, thời tiết hơi lạnh và khô. Mùa hạ có gió mùa tây nam nóng và ẩm từ Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa. Đặc biệt, sườn phía nam của Hi-ma-lay-a mưa rất nhiều, lũ lụt xảy ra hằng năm. Phía tây bắc Ấn Độ và sơn nguyên l-ran có khí hậu khô hạn.

- Trên các vùng núi, khí hậu có sự thay đổi theo độ cao. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Từ độ cao 4500m trở lên là băng tuyết vĩnh cửu. 

Thủy văn 

Mạng lưới sông ở Bắc Á khá dày. Ở đây có nhiều sông lớn như: Ô-bi, I-é-nit-xây, Lê-na,... Các sông này đều có nguồn thuỷ năng rất lớn.

Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn như: sông Án, sông Hằng, sông Pra-ma-pút. Các con sông này bồi đắp nên vùng đồng bằng màu mỡ, sản xuất nhiều sản phẩm cho sản lượng lớn như bông, chè, lúa gạo, cây ăn quả nhiệt đới,...

Thảm thực vật 

Rừng bao phủ trên một diện tích rất rộng, chủ yếu là rừng là kim, được bảo tồn tương đối tốt.

Thảm thực vật chủ yếu của Nam Á là rừng nhiệt đới gió mùa và xa van.

Câu 6: So sánh điểm khác nhau về đặc điểm tự nhiên giữa khu vực Trung Á và khu vực Tây Á?

Trả lời:

Khu vực Trung Á

Khu vực Tây Á

Địa hình 

- Diện tích khu vực rộng hơn 4 triệu km². Nhìn chung, địa hình thấp dần từ đông sang tây: phía đông là miền núi cao Pa-mia, Thiên Sơn và An-tai; phía tây là các cao nguyên và đồng bằng kéo dài tới hồ Ca-xpi; ở trung tâm là hồ A-ran.

Địa hình có nhiều núi và sơn nguyên.

 

Khoáng sản  

Trung Á có nhiều khoáng sản: dầu mỏ, than đá, sắt và nhiều kim loại màu.

Tây Á chiếm khoảng hơn một nửa trữ lượng dầu mỏ của thế giới. Dầu mỏ phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-ráp và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất là: A-rập Xê-út, I-rắc, Cô-oét, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất, Ca-ta. Ngoài ra, Tây Á còn có sắt, crôm,...

Khí hậu 

Trung Á có khí hậu ôn đới lục địa. Lượng mưa rất thấp, chỉ vào khoảng 300 - 400 mm/năm. Nơi mưa nhiều nhất không quá 600 mm/năm.

Tây Á nằm trong miền khí hậu khô hạn và nóng. Lượng mưa nhìn chung rất thấp, chỉ khoảng 200 - 300 mm/năm, một số vùng nằm gần Địa Trung Hải có lượng mưa nhiều hơn.

Thủy văn

Hai con sông lớn nhất của khu vực là Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a đều đồ vào hồ A-ran.

Sông ngòi kém phát triển, nguồn nước rất hiếm. Nước cho sản xuất và sinh hoạt một phần lấy từ hai con sông Ti-grơ và Ơ-phrát, phần còn lại lấy từ nước ngầm và lọc từ nước biển. 

Cảnh quan 

Cảnh quan tự nhiên chủ yếu là thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc.

Do điều kiện khí hậu khô, cảnh quan tự nhiên của Tây Á phần lớn là bán hoang mạc và hoang mạc.

Câu 7: So sánh điểm khác nhau về đặc điểm tự nhiên giữa khu vực Đông Á và khu vực Đông Nam Á?

Trả lời:

Khu vực Đông Á

Khu vực Đông Nam Á

Đất liền 

Hải đảo

Đất liền 

Hải đảo

Địa hình 

Phần đất liền chiếm hơn 95% diện tích, địa hình hết sức đa dạng: phia tày có nhiều hệ thống núi và sơn nguyên cao, các bồn địa rộng lớn, phía đông có nhiều núi trung bình, núi thấp và đồng bằng rộng.

Phần hải đảo có địa hình phần lớn là đồi núi. Đây là nơi có nhiều núi lửa, thường xuyên có động đất, sóng thần.

Phần đất liền có các dải núi cao trung bình hướng bắc – nam và tây bắc – đồng nam, xen kẽ là các thung lũng sông cắt xẻ sâu, làm cho địa hình bị chia cắt mạnh. Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu sông.

Phần hải đảo có nhiều đồi núi, ít đồng bằng. Đây là khu vực có nhiều núi lửa, động đất, sóng thần.

Khí hậu

- Phía tây phần đất liền (gồm lãnh thổ Mông Cổ và tây Trung Quốc), do nằm sâu trong nội địa nên quanh năm khô hạn.

- Phía đông phần đất liền có khí hậu gió mùa, trong một năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió tây bắc, khô và lạnh. Mùa hạ có gió đông nam, nóng và ẩm, thường chịu ảnh hưởng của bão.

Phần hải đảo có khí hậu gió mùa, trong một năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió tây bắc, khô và lạnh. Mùa hạ có gió đông nam, nóng và ẩm, thường chịu ảnh hưởng của bão.

Phần đất liền có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vào mùa hạ có gió tây nam nóng, ẩm gây mưa nhiều. Vào mùa đông có gió đông bắc khô, lạnh.

Phần hải đảo có khí hậu xích đạo quanh năm nóng ẩm, mưa nhiều. Đông Nam Á là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Khoáng sản 

Các khoáng sản chính là: than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng, man-gan,....

Các khoáng sản quan trọng là: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt thiếc, đồng.....

Sông ngòi

Đông Á có một số sông lớn như Trường Giang, Hoàng Hà, có giá trị về nhiều mặt. Tuy nhiên, do nằm trong vùng khí hậu gió mùa nên về mùa mưa sông hay gây ra ngập lụt.

Mạng lưới sông ở Đông Nam Á tương đối dày. Các sông chính là: Mê Công, Mê Nam, I-ra-oa-đi, sông Hồng.....

Thảm thực vật

- Phía tây phần đất liền phát triển cảnh quan thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc.

- Phía đông phần đất liền ở những nơi rừng bao phủ có hệ động vật đa dạng, nhiều loài đặc hữu.

Phần hải đảo ở  những nơi rừng bao phủ có hệ động vật đa dạng, nhiều loài đặc hữu.

Rừng ở Đông Nam Á chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới với thành phần loài hết sức phong phú. Những nước còn nhiều rừng là Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Lào.

Câu 8: Cư dân châu Á thuộc những chủng tộc nào?

Trả lời:

Cư dân châu Á thuộc nhiều chủng tộc: Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Ô-xtra-lô-it.

Câu 9: Phân tích tình hình phân bố dân cư trên thế giới?

Trả lời:

- Ngày nay, con người đã sinh sống ở hầu khắp các khu vực và châu lục trên thế giới.

- Phân bố dân cư và mật độ dân số thế giới thay đổi theo thời gian và không đều theo không gian, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội cũng như hoàn cảnh tự nhiên.

- Những nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi,... thường có dân cư tập trung đông đúc.

- Trong khi đó, các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạn,...), giao thông khó khăn, kinh tế kém phát triển,... là những nơi dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp.

Câu 10: Trình bày sự phân bố dân cư ở châu Á?

Trả lời:

Châu Á có mật độ dân số cao, 150 người/km² (năm 2020). Tuy nhiên, dân cư châu Á phân bố không đồng đều. Có những vùng dân cư tập trung rất đông như Nam Á, Đông Nam Á, phía đông của Đông Á, ngược lại có những vùng dân cư hết sức thưa thớt như Bắc Á, Trung Á, Tây Á,...

Quá trình phát triển kinh tế đã kéo theo sự phát triển đô thị nhanh chóng ở các nước châu Á. Tỉ lệ dân đô thị của châu Á năm 2020 đạt 51,1%.

Năm 2020, toàn thế giới có 34 đô thị có từ 10 triệu dân trở lên thì riêng châu Á đã có tới 21 đô thị. Các đô thị đông dân nhất thế giới cũng thuộc châu lục này.

Câu 11: Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên các đô thị trên 20 triệu người?

Trả lời:

Các đô thị có số dân trên 20 triệu người: Đắc-ca, Đê-li, Mumbai, Bắc Kinh, Thượng Hải, Tô-ky-ô.

Câu 12: Trình bày phạm vi lãnh thổ của châu Á

Trả lời:

Châu Á có dạng hình khối rõ rệt. Theo chiều bắc - nam, châu Á kéo dài từ trên vòng cực Bắc xuống phía nam Xích đạo, khoảng 8.500 km; theo chiều đông - tây, nơi rộng nhất trải từ ven Địa Trung Hải tới ven Thái Bình Dương, khoảng 9 200 km.

Câu 13: Nêu đặc điểm của khoáng sản châu Á?

Trả lời:

Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú với trữ lượng lớn. Các khoáng sản quan trọng nhất là: dầu mỏ, than đá, sắt, crom và một số kim loại màu như đồng, thiếc,... Khoáng sản của châu Á phân bố rộng khắp trên lãnh thổ.

Câu 14: Trình bày đặc điểm địa hình của châu Á?

Trả lời:

- Địa hình châu Á rất đa dạng, gồm: núi và sơn nguyên cao, đồ sộ, cao nguyên và đồng bằng rộng lớn,... Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh.

- Địa hình chia thành các khu vực:

+ Ở trung tâm là vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Một số dãy núi điển hình: Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a.

+ Phía bắc là các đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng.

+ Phía đông thấp dần về phía biển, gồm các núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.

+ Phía nam và tây nam gồm các dãy núi trẻ, các sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ.

Địa hình núi cao và hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích, gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống. Do địa hình chia cắt mạnh, nên trong quá trình khai thác, sử dụng cần lưu ý vấn đề chống xói mòn, sạt lở đất. Các khu vực cao nguyên, đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho sản xuất và định cư.

Câu 15: Trình bày sự khác nhau giữa khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa ở châu Á?

Trả lời: 

Khí hậu gió mùa

Khí hậu lục địa

Khí hậu gió mùa có ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á. Vào mùa đông, gió từ lục địa thổi ra, lạnh, khô và ít mưa; vào mùa hạ, gió từ đại dương thổi vào nền nóng, ẩm và mưa nhiều. Khu vực châu Á gió mùa cũng là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của các

cơn bão lớn.

Khí hậu lục địa phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và ở khu vực Tây Á. Những nơi này có mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa rất thấp, trung bình chỉ khoảng 200 - 500 mm/năm.

Câu 16: Trình bày đặc điểm sông, hồ châu Á?

Trả lời:

- Mạng lưới sông ở châu Á khá phát triển với nhiều hệ thống sông lớn, tuy nhiên sông ngòi ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.

Khu vực Bắc Á

Khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á

Khu vực Tây Á và Trung Á

Khu vực Bắc Á có mạng lưới sông dày. Các sông bị đóng băng vào mùa đông và có lũ vào mùa xuân.

Ở các khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á cũng có mạng lưới sông dày, nhiều sông lớn. Mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô.

Tây Á và Trung Á là những khu vực có khí hậu lục địa khô hạn nên mạng lưới sông ngòi kém phát triển.

- Châu Á có nhiều hồ lớn như hồ Ca-xpi, Bai-can, A-ran,... được hình thành từ các đứt gãy hoặc miệng núi lửa đã tắt.

Câu 17: Quan sát bản đồ dưới đây và liệt kê các con sông lớn, các đồng bằng lớn ở châu Á?

Trả lời:

Các đồng bằng lớn: ĐB. Tây Xibia, ĐB. Tu-ran, ĐB. Hoa Bắc, ĐB. Hoa Trung, ĐB. Ấn – Hằng, ĐB. Lưỡng Hà,…

Các con sông lớn: Ô-bi, I-ê-nít-xây, Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a, Hoàng Hà, Trường Giang, Ấn, Hằng, Ti-grơ, Ơ-phrát,…

Câu 18: Tại sao khí hậu châu Á lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau?

Trả lời:

- Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

- Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau là do lãnh thổ rất rộng, có các dãy núi và sơn nguyên ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. Ngoài ra, trên các núi và sơn nguyên cao, khí hậu còn thay đổi theo chiều cao.

Câu 19: Thiên nhiên châu Á có những thuận lợi gì đối với sản xuất và đời sống?

Trả lời:

Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú:

+ Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc,...

+ Các tài nguyên khác như: đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thủy năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt,...) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.

Câu 20: Cảnh quan thảo nguyên và cảnh quan xavan có điểm gì khác nhau?

Trả lời:

- Thảo nguyên là đồng cỏ thuộc vùng khí hậu ôn đới lục địa. Trên thảo nguyên chỉ có các loài cỏ chứ không có cây bụi thân gỗ xen vào. Thổ nhưỡng là loại đất đen rất tốt.

- Xavan còn gọi là đồng cỏ cao nhiệt đới phát triển trong các khu vực nhiệt đới gió mùa hoặc khí hậu nhiệt đới, có một mùa mưa và một mùa khô. Lượng mưa dao động từ 300 đến 1500 mm/năm. Thực vật của xavan gồm các loài có họ hòa thảo xen các cây bụi thân gỗ như: keo, bao báp, cọ dầu,… Thổ nhưỡng là loại đất feralit đỏ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay