Câu hỏi tự luận Địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 12: Sử dụng hợp lí tài nguyên đất
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 12: Sử dụng hợp lí tài nguyên đất. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 8 Chân trời sáng tạo.Câu hỏi tự luận Địa lí 8 chân trời sáng tạo bài
Xem: => Giáo án địa lí 8 chân trời sáng tạo
BÀI 12: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN ĐẤT
(15 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Liệt kê ít nhất 3 biện pháp sử dụng đất hợp lý.
Trả lời:
Biện pháp sử dụng đất hợp lý là:
- Thâm canh tăng vụ.
- Không bỏ hoang.
- Trồng cây.
- Kết hợp sử dụng và cải tạo đất.
Câu 2: Liệt kê ít nhất 3 lợi ích khi sử dụng tài nguyên đất hợp lý?
Trả lời:
Lợi ích khi sử dụng tài nguyên đất hợp lý là:
- Sử dụng đất hợp lý sẽ có đủ đất đáp ứng cho nhu cầu của con người hiện tại và hướng đến tương lai.
- Đảm bảo cung cấp được đầy đủ nguồn lương thực cho con người như gao, rau, củ,...
- Tiết kiệm nguồn tài nguyên đất để bảo vệ môi trường, động thực vật.
- Đất dùng để xây dựng công trình phát triển đất nước.
Câu 3: Liệt kê ít nhất 3 hiện tượng thoái hóa đất thường gặp ở Việt Nam?
Trả lời:
Hiện tượng thoái hóa đất thường gặp ở Việt Nam là:
- Sa mạc hóa.
- Xói mòn đất.
- Đất bạc màu.
Câu 4: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất phù sa ở khu vực nào nước ta?
Trả lời:
Đất phù sa ở nước ta có ở khu vực: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 5: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 11 và liệt kê những nhóm đất chính ở nước ta.
Trả lời:
Những nhóm đất chính ở nước ta là: đất feralit trên đá badan, đất feralit trên đá vôi, đất feralit trên các loại đá khác, đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đát cát biển, đất xám trên phù sa cổ và các loại đất khác và núi đá.
2. THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 1: Phân tích đặc điểm đất feralit.
Trả lời:
- Đất feralit ở nước ta có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước.
- Đất thường có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.
- Phần lớn nhóm đất Feralit có đặc điểm chua, nghèo các chất badơ và mùn (ngoại trừ đất feralit hình thành trên đá badan giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp).
- Do bị rửa trôi mạnh nên các hợp chất oxit sắt và oxit nhôm thường tích tụ thành kết von hoặc đá ong, nằm cách mặt đất khoảng 0,5 - 1 m. Khi bị mất lớp phủ thực vật và lộ ra bề mặt, lớp đá ong này sẽ cứng lại, đất trở nên xấu và không thể trồng trọt.
Câu 2: Trình bày đặc điểm đất phù sa.
Trả lời:
- Được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sông.
- Đất phù sa ở nước ta có đặc điểm chung là tầng đất dày và phì nhiêu. Tuy nhiên, do điều kiện hình thành và quá trình khai thác đã tạo ra các loại đất phù sa có tính chất khác nhau:
+ Đất phù sa sông (điển hình là đất phù sa của sông Hồng và sông Cửu Long) là loại đất phù sa trung tính, ít chua; đất có màu nâu, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.
+ Đất phèn là loại đất hình thành ở những vùng trũng nước lâu ngày; đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.
+ Đất mặn là loại đất được hình thành ở các vùng cửa sông, ven biển.
- Ngoài ra, còn một số loại đất phù sa khác như: đất xám trên phù sa cổ, đất cát ven biển,..
Câu 3: Nguyên nhân gây xói mòn đất ở Việt Nam là do đâu?
Trả lời:
Xói mòn đất ở Việt Nam là do:
- Xói mòn đất do nước:
+ Việc hình thành những dòng chảy thường xuyên như sông, suối... đã vô tình cuốn trôi đi những dưỡng chất và thậm chí có một số trường hợp xói mòn các khe rãnh làm tách rời các hạt đất và di chuyển chúng đến các khu vực khác phụ thuộc vào mức độ của dòng chảy có thể đưa đi bao xa.
+ Khu vực bất kì nào có lượng mưa tính từ 10 mm trở lên và có độ dốc trên 99 tạo tiền đề cho việc xói mòn đất.
- Xói mòn đất do gió:
+ Đất phải khô và tơi, có những kphải khô và tơi, có những kẽ hở để gió có thể luồn vào, ít thực vật sinh sống ở khu vực đó để không có một vật cản nào làm giảm sức gió, diện tích càng rộng thì việc xói mòn do gió sẽ càng dễ dàng diễn ra hơn.ẽ hở để gió có thể luồn vào, ít thực vật sinh sống ở khu vực đó để không có một vật cản nào làm giảm sức gió.
- Xói mòn hóa học:
+ Là sự vận chuyển các hoạt chất, vật liệu hòa tan.
- Xói mòn đất do nhiệt độ:
+ Khi có sự chênh lệch nhiệt độ, gây ra bởi sự giao thoa của bề mặt đất với ánh sáng trực tiếp của mặt trời hoặc đã tích tụ trong một thời gian dài.
- Xói mòn do trọng lực:
+ Việc xói mòn do trọng lực được xem xét khi một khối đất ở phía trên cao và một khối đất nằm dưới nó, cách nhau khoảng một độ cao bất kỳ.
+ Do quá trình hình thành và thay đổi, bào mòn do các yếu tố tự nhiên nên xảy ra lở đất và khối đất phía trên rơi xuống tác động trực tiếp đến khối đất phía dưới, thì hiện tượng xói mòn này xảy ra ở hai khối đất vì cấu tạo đất ở phía trong đã bị bào mòn, mỏng hơn gây lở đất và xói mòn.
- Xói mòn do con người gây ra:
+ Các hoạt động mà con người đã làm đó là đốt rừng làm rẫy; chăn nuôi gia súc; khai thác gỗ trái phép và bừa bãi; xây dựng đường xá; sử dụng đất để đầu tư xây dựng; khai thác hầm mỏ; khoáng sản làm thay đổi kết cấu tự nhiên của đất ngầm; công nghiệp hóa gây ô nhiễm;…
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Trình bày vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam.
Trả lời:
- Đất đai là tài nguyên quý giá. Ngày nay, nhiều vùng đất nông nghiệp đã được cải tạo và sử dụng có hiệu quả.
- Tuy nhiên, việc sử dụng đất ở nước ta vẫn còn nhiều điều chưa hợp lí. Tài nguyên đất bị giảm sút, có tới 50% diện tích đất tự nhiên có vấn đề cần phải cải tạo. Riêng đất trống, đồi trọc bị xói mòn mạnh đã tới trên mười triệu hecta.
- Cần phải sử dụng đất hợp lí, chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu đất ở miền đồi núi và cải tạo các loại đất chua, mặn, phèn ở miền đồng bằng ven biển.
Câu 2: Nêu tình trạng suy thoái tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng nước ta.
Trả lời:
- Suy thoái tài nguyên đất:
+ Trong 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng thì ở đồng bằng có khoảng 350 nghìn ha, còn lại 5 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hóa nặng (năm 2015).
+ Diện tích đất đai bị thoái hóa vẫn còn rất lớn. hiện có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa thoái hóa (chiến 28% diện tích đất đai).
- Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất:
+ Đối với vùng đồi núi:
- Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác như: làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng.
- Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông- lâm kết hợp.
- Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư.
+ Đối với vùng đồng bằng:
Cần phải có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
- Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn.
- Bón phân cải tạo đất thích hợp; chống ô nhiễm do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.
Câu 3: Trình bày giá trị sử dụng của đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
Trả lời:
- Đối với sản xuất nông nghiệp:
+ Đất feralit thích hợp để trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn,...
+ Ở những nơi có độ dốc nhỏ, có thể kết hợp trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực.
- Đối với sản xuất lâm nghiệp: đất feralit thích hợp để phát triển rừng sản xuất với các loại cây như thông, keo, bạch đàn và các loại cây lấy gỗ khác.
Câu 4: Trình bày giá trị sử dụng của đất phù sa trong nông nghiệp, thủy sản.
Trả lời:
- Đối với sản xuất nông nghiệp: đất phù sa ở nước ta có độ phì cao, thích hợp với trồng lúa và các cây lương thực khác, cây công nghiệp hàng năm, rau và hoa màu,...
- Đối với sản xuất thuỷ sản:
+ Các vùng cửa sông, ven biển có điều kiện thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Ở những khu vực ngập mặn ven biển, các bãi triều và vùng cửa sông là địa bàn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản khác nhau.
Câu 5: Khi không có biện pháp sử dụng đất hợp lý sẽ gây ra những tác hại nào?
Trả lời:
Chỉ xét riêng Việt Nam là một quốc gia phát triển chủ yếu dựa trên nông nghiệp. Hàng năm chúng ta xuất khẩu một lượng hàng nông sản vô cùng lớn ra nước ngoài. Nhờ vậy mà tạo nên công ăn việc làm và thu nhập cho mọi người. Tuy nhiên chính việc sử dụng đất không hợp lý đã và đang gây nên những hệ lụy. Theo như nghiên cứu thì độ phì nhiêu của đất ở nước ta đang có sự giảm sút nghiêm trọng về lượng mùn và chất hữu cơ trong đất. Đất ở những đồng bằng phù sa màu mỡ cũng chỉ còn dưới 1% hàm lượng hữu cơ.
Đất trồng đang bị vắt kiệt bởi việc canh tác liên tục và đất không hề được nghỉ ngơi. Bên cạnh đó là tình trạng lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Tình trạng này kéo dài đã khiến cho đất nông nghiệp trở nên khô cứng, bạc màu.
Thực trạng hiện nay đã có hơn 1,3 triệu ha đất bị suy thoái. Hơn 2,3 triệu ha đất có dấu hiệu và 6,6 triệu ha có nguy cơ bị suy thoái. Những con số này chính là hồi chuông cảnh tỉnh nếu như không có biện pháp sử dụng đất hợp lý.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Giải thích tại sao sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu?
Trả lời:
Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại, bởi vì:
Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá. Bất kỳ nước nào, đất đều là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân. Gần đây trong báo cáo về suy thoái đất toàn cầu, UNEP khẳng định “Mặc cho những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”. Đối với Việt Nam, một đất nước với “Tam sơn, tứ hải, nhất phân điền”, đất càng đặc biệt quý giá.
Hai là, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Toàn lục địa trừ diện tích đóng băng vĩnh cửu (1.360 triệu héc-ta) chỉ có 13.340 triệu héc-ta. Trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng, hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc do bom đạn chiến tranh. Diện tích đất có khả năng canh tác của lục địa chỉ có 3.030 triệu héc-ta. Hiện nhân loại mới khai thác được 1.500 triệu héc-ta đất canh tác.
Ba là, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuât. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác.
Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu héc-ta đất đã và đang bị thoái hóa, trong đó 1.260 triệu héc-ta tập trung ở châu Á, Thái Bình Dương. Ở Việt Nam hiện có 16,7 triệu héc-ta bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, 9 triệu héc-ta đất có tầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu héc-ta đất thường bị khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu héc-ta đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh. Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động. Hoạt động canh tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ quét, đất trượt, sạt lở đất, thoái hóa lý, hóa học đất...
Năm là, lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Vì vậy, mỗi khi sử dụng đất đang sản xuất nông nghiệp cho các mục đích khác cần cân nhắc kỹ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt.
Câu 2: Hãy nêu giá trị sử dụng của tài nguyên đất ở nước ta đối với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Trả lời:
- Trong nông nghiệp: tài nguyên đất được khai thác để trồng các cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu, cây lương thực, cây ăn quả,…; phát triển chăn nuôi gia súc.
- Trong lâm nghiệp: tài nguyên đất được khai thác để phát triển rừng sản xuất với các loại cây như: thông, keo, bạch đàn và các loại cây lấy gỗ khác.
- Trong thủy sản: đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước thuận lợi cho việc nuôi trồng nhiều loại thủy sản, nước lợ và nước mặn khác nhau.
Câu 3: Hãy giải thích vì sao trên vùng đất dốc, những nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang lại có thể góp phần chống xói mòn đất.
Trả lời:
Trên vùng đất dốc, những nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang lại có thể góp phần chống xói mòn đất vì: khi nước chảy va vào cây, thảm mục nên vận tốc chậm lại làm đất hạn chế xói mòn.
=> Giáo án Địa lí 8 chân trời bài 12: Sử dụng hợp lí tài nguyên đất