Câu hỏi tự luận Địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 8 Chân trời sáng tạo.

BÀI 10: VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

(16 câu)

                                          

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Tài nguyên nước là gì?

Trả lời:

Tài nguyên nước là toàn bộ lượng nước có trong các khu vực có nước trên Trái Đất mà con người có thể sử dụng được trong cuộc sống hằng ngày, để tồn tại, phát triển, phát triển nền kinh tế xã hội,…

Câu 2: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 và cho biết những sông nào thuộc lưu vực sông Mê Công?

Trả lời:

Sông thuộc lưu vực sông Mê Công là: sông Krông Pơkô, sông Tiền, sông Srêpôk, sông Sê San.

Câu 3: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 và cho biết lưu vực sông nào hầu hết không chảy trực tiếp ra biển?

Trả lời:

Lưu vực sông hầu hết không chảy trực tiếp ra biển là: sông Mê Công (phần trên lãnh thổ Tây Nguyên).

Câu 4: Kể tên những bãi biển ở khu vực miền Bắc nước ta.

Trả lời:

Những bãi biển ở khu vực miền Bắc nước ta là: Vịnh Hạ Long, đảo Cô Tô, đảo Cát Bà, biển Bãi Cháy, biển Trà Cổ, biển Quan Lạn, biển Đồ Sơn,...

 

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Trình bày ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp nước ta.

Trả lời:

Thuận lợi:

- Khí hậu nước ta cho phép phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, gồm các cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế và năng suất cao.

- Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, do đó, hoạt động trồng trọt diễn ra quanh năm (từ 2 - 3 vụ/năm) với nhiều hình thức canh tác như: xen canh, luân canh, gối vụ,...

- Khí hậu có sự phân hoá đã:

+ Tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp, gồm sản phẩm vùng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới;

+ Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp lớn trên khắp cả nước như: vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; vùng chuyên canh cây lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long,...

Khó khăn:

- Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (ví dụ: bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, sương muối, mưa đá...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

- Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi.

Câu 2: Trình bày vai trò của khí hậu đối với phát triển du lịch của nước ta.

Trả lời:

Thuận lợi:

- Có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch có thể kể đến như nhiwtwj độ, độ ẩm, ánh sáng, độ trong lành của không khí...

- Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp phát triển du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch trải nghiệm...

Khó khăn:

- Các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, mưa đá, lũ... là trở ngại lớn để phát triển du lịch.

Câu 3: Trình bày vai trò của khí hậu đối với sản xuất và phục vụ đời sống.

Trả lời:

Trong nông nghiệp:

- Tất cả các loại cây trồng và vật nuôi đều phải cần đến nước để có thể phát triển và tồn tại.

- Theo nghiên cứu của FAO, tưới nước và phân bón được xem là hai yếu tố quyết định hàng đầu đến nhu cầu thiết yếu, có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí,… làm tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới.

- Việt Nam cũng nhờ nguồn nước mà đã làm nên một hệ sinh thái nông nghiệp có tính bền vững và năng suất cao hàng đầu thế giới với vai trò là nước xuất khẩu gạo cao nhất nhì trên thế giới hiện nay.

Trong công nghiệp:

- Trong sản xuất công nghiệp, tài nguyên nước đóng một vai trò rất quan trọng. Nước dùng để làm nguội các động cơ, quay các tua bin, dung môi làm tan hóa chất, các phản ứng hóa học,…

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Chứng minh tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông.

Trả lời:

Việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Hồn:

 - Ở lưu vực sông Hồng có xây dựng hồ chứa nước với nhiều mục đích khác nhau, như: phát triển thuỷ điện, du lịch, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và hoạt động sinh hoạt của người dân…

 - Các hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài nguyên nước cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước.

Câu 2: Chứng minh vai trò của khí hậu đối với phát triển du lịch ở một địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta.

Trả lời:

Vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch Đà Lạt:

- Đà Lạt nằm ở độ cao 1500 m so với mực nước biển, thuộc cao nguyên Lâm Viên của tỉnh Lâm Đồng. Khí hậu Đà Lạt ôn hòa, quanh năm dịu mát với ngưỡng nhiệt trung bình khoảng 180C đến 19oC; không khí trong lành, mát mẻ. Do địa hình cao và được bao phủ bởi núi rừng nên Đà Lạt thường xuyên có sương mù.

 => Với những đặc điểm khí hậu thú vị như vậy, nên các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng rất phát triển ở Đà Lạt, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Câu 3: Các hoạt động sản xuất và hoạt động con người ảnh hưởng đến tài nguyên đất như thế nào?

Trả lời:

- Hoạt động sản xuất kinh doanh có đặc thù là sử dụng nguồn nước tập trung với lưu lượng lớn. Việc sử dụng lượng nước lớn dễ gây tình trạng khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiện nguồn nước ở những khu vực nhất định. Hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra lượng lớn nước thải công nghiệp, lượng nước thải và chất thải này thường chưa qua xử lí hoặc xử lí chưa đạt tiêu chuẩn, được thải trực tiếp vào các nguồn nước mặt, hoặc ngấm qua đất tới các mạch nước ngầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên nước.

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản hiện cũng gây ảnh hưởng xấu tới tài nguyên nước do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân hóa học quá giới hạn cho phép… Hoạt động du lịch, giải trí, giao thông đường thủy cũng gây ô nhiễm môi trường nước ở mức độ nhất định do việc xả chất thải từ các phương tiện giao thông khách du lịch xả rác trực tiếp vào nguồn nước.

- Sinh hoạt của con người cũng ảnh hưởng tới chất lượng, trữ lượng nước ở rất nhiều khía cạnh. Việc khai thác nước ngầm quá mức, dẫn tới cạn kiệt nguồn nước, gây sụt, lún đất. Việc xả thải chất thải sinh hoạt không vừa xử lí vào các nguồn nước mặt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước

Câu 4: Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.

Trả lời:

Hoạt động của gió mùa ở nước ta

- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió mùa đã lấn át Tín phong, vì thế Tín phong hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió.

- Gió mùa mùa đông:

+ Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng Đông Bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Khi di chuyển xuống phía Nam, gió Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chắn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng Đông Bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

- Gió mùa mùa hạ:

+ Vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10) có hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào Việt Nam.

+ Vào đầu mùa hạ: khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần phía nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).

+ Vào giữa và cuối mùa hạ: gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.

Hệ quả

- Tạo ra sự phân mùa của khí hậu. Trong chế độ khí hậu, ở miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Ở miền Nam, có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

Câu 5: Cho ví dụ để chứng minh mối quan hệ của sông ngòi nước ta với các nhân tố tự nhiên.

Trả lời:

- Địa chất, địa hình quyết định độ dốc lòng sông, hướng chảy và tốc độ dòng chảy cũng như hình dạng mạng lưới sông (dạng lông chim, dạng nan quạt, dạng cành cây), dòng chảy mặt, dòng chảy ngầm.

- Khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ) quyết định lưu lượng nước, mùa nước, tính liên tục của dòng chảy (thường xuyên hay tạm thời).

 

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Ảnh hưởng của cơn bão số 7 vào ngày 11/10/2022 đã gây thiệt hại như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp tại Hải Dương?

Trả lời:

Ảnh hưởng của mưa lớn đến sản xuất nông nghiệp tại một số huyện thuộc tỉnh Hải Dương.

- Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ cơn bão số 7, ngày 11/10/2022, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, gây ngập úng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp:

+ Tại huyện Bình Giang, có hơn 500ha lúa bị đổ, chủ yếu là lúa nếp ở các xã Thúc Kháng, Long Xuyên và Thái Hòa và hơn 80ha cây vụ đông mới trồng bị ảnh hưởng do mưa úng.

+ Tại huyện Gia Lộc, ghi nhận hơn 450ha lúa mùa đã bị đổ và khoảng 1.100ha rau màu bị ảnh hưởng do mưa úng.

+ Tại huyện Nam Sách cũng có khoảng 96ha rau màu bị ngập úng, trong đó có khoảng 38ha có nguy cơ bị thiệt hại nặng, tập trung ở các xã Thái Tân và Minh Tân.

Câu 2: Khí hậu Sa Pa ảnh hưởng như thế nào đối với du lịch Sa Pa?

Trả lời:

Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa điển hình. Mùa hè mát mẻ, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa đông lạnh giá, ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau .

Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt nên khí hậu Sa Pa có các đặc trưng cơ bản sau:

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,4oC; nhiệt độ trung bình từ 18 - 20oC vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 120C.

+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 33oC vào tháng 4, ở các vùng thấp. + Nhiệt độ xuống thấp nhất vào tháng 1 là  oC (có những năm xuống tới âm 3, oC C).

+ Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm. - Nắng:

+ Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm biến động trong khoảng 1.400 - 1.460 giờ.

+ Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng năm từ 180 - 200 giờ, tháng 10 số giờ nắng ít nhất, khoảng 30 - 40 giờ. - Độ ẩm:

+ Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85 - 90%.

+ Do sương mù nhiều, càng lên cao càng dày đặc, đặc biệt trong những thung lũng kín và khuất gió khí hậu ẩm ướt hơn các khu vực khác.

- Lượng mưa:

+ Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.762 mm, cao nhất 3.484 mm và phân bố không đều qua các tháng; mưa cũng phụ thuộc vào địa hình từng khu vực, càng lên cao mưa càng lớn.

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80 % lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa có lượng mưa trung bình từ 50 - 100 mm/tháng.

+ Mưa đá hay xảy ra vào các tháng 2, 3, 4 và không thường xuyên trong các năm.

- Gió:

+ Sa Pa có hai hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa: mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc.

+ Ngoài ra Sa Pa còn chịu ảnh hưởng của gió Ô Quý Hồ (gió địa phương) khô nóng, thường xuất hiện vào các tháng 2, 3, 4.

- Giông: hay gặp vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thường có mưa to kéo theo lũ nguồn, lũ quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc.

- Sương:

+ Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày.

+ Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và thung lũng kín gió còn có cả sương muối, băng giá, tuyết. mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Nhận xét chung:

+ Do địa hình cao, chia cắt phức tạp, phía Tây và Tây Nam được dãy Hoàng Liên Sơn bao bọc, khí hậu Sa Pa có những nét điển hình riêng và phân chia thành hai vùng khí hậu là vùng cao và vùng thấp, tạo nên sự đa dạng về sản xuất nông lâm nghiệp.

+ Khí hậu Sa Pa mát mẻ và trong lành là nơi nghỉ mát lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước.

+ Tuy nhiên các hiện tượng tuyết rơi, băng giá, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Câu 3: Trình bày những bất cập về hiện trạng sử dụng tài nguyên nước ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

- Lượng nước sử dụng hằng năm cho nông nghiệp khoảng 93 tỷ m3, cho công nghiệp khoảng 17,3 tỷ m3, cho dịch vụ là 2 tỷ m3, cho sinh hoạt là 3,09 tỷ m3. Hiện nay, nước ta với tồng chiều dài các sông và kênh khoảng 40000km, đã đưa và khai thác vận tải 1500km, trong đó quản lý trên 800km, có những sông suối tự nhiên, thác nước,… được sử dụng làm các điểm tham quan du lịch.

- Về nước mặt, nước lợ thì hiện nay mới sử dụng khoảng 12,5% diện tích mặt nước lợ, nước mặn và 31% diện tích mặt nước ngọt. Việt Nam có trên 240 nhà máy cấp nước đô thị với tổng công suất thiết kế là 3,42 triệu mét khối/ ngày. Trong đó 92 nhà máy sử dụng nguồn nước mặt với tổng công suất khoảng 1,95 triệu mét khối/ngày và 148 nhà máy sử dụng nguồn nước dưới đất với tổng công suất khoảng 1,47 triệu mét khối/ngày. Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do tốc độ tăng dân số nhanh và đô thị hóa. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư đang gây ô nhiễm trầm trọng ở các đô thị.

- Tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước vẫn tiếp tục gia tăng trong khi cơ chế kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm hoạt động chưa hiệu quả, các hoạt động chặt phá rừng, tác động của biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực đến tài nguyên nước đang ngày càng rõ rệt hơn. Thiên tai bão, lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng, nước biển dâng… đang ngày càng gia tăng cả về mức độ nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng. Chất lượng nước ở vùng hạ lưu của các con sống chính bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là các con sông ở trong thành phố. Lụt lội xảy ra, cuốn theo các chất độc hại, hóa chất dù đã được bảo quản trước đo, cuốn theo các loại rác thải,… từ đó làm mất sự trong sạch của nguồn nước. Việc nuôi trồng thủy sản ồ ạt, sử dụng hóa chất quá nhiều, thiếu quy hoạch, không tuân theo các tiêu chuẩn, yêu cầu về kỹ thuật đã gây tác động tiêu cực, tác động trực tiếp tới môi trường nước. Trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng quá nhiều, quá mức cho phép các loại thuốc bảo vệ thực vật làm cho nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm… Môi trường nước ở khu công nghiệp ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải trong hoạt động sản xuất. Hàm lượng nước thải của các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần và các chất khác vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề.

- Mâu thuẫn, tranh chấp trong sử dụng nước tiếp tục gia tăng; nguồn lực đầu tư cho quản lý, bảo vệ tài nguyên nước không đáp ứng yêu cầu; hệ thống pháp luật về tài nguyên nước còn thiếu đồng bộ và việc triển khai thực hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Câu 4: Những nguyên nhân nào làm cho nguồn nước sông của nước ta bị ô nhiễm? Để dòng sông không bị ô nhiễm, chúng ta cần phải làm gì?

Trả lời:

- Những nguyên nhân làm cho nguồn nước sông bị ô nhiễm

+ Sông ngòi thường bắt nguồn từ miền núi chảy về đồng bằng, sau đó đổ nước ra biển.

+ Miền núi là đầu nguồn nước, do rừng cây ở đây bị chặt phá nhiều khiến cho nước mưa và bùn cát dồn nhanh xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội, tàn phá mùa màng, cuốn trôi nhà cửa, gia súc,...

+ Ở các vùng đồng bằng, dân cư đông đúc, kinh tế phát triển, có rất nhiều dòng sông, khúc sông đã bị ô nhiễm nặng 11C bởi rác thải và các chất độc hại từ các khu dân cư, các đô thị, các khu công nghiệp chưa qua xử lí đã thải ngay vào dòng sông.

- Một số biện pháp để dòng sông không bị ô nhiễm

+ Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn các sông và thảm thực vật trong lưu vực sông.

+ Xử lí tốt nguồn chất thải, nước thải công nghiệp và sinh hoạt trước khi đưa vào sông, hồ,...

+ Khai thác hợp lí, bền vững các giá trị kinh tế của sông ngòi.

=> Giáo án Địa lí 8 chân trời bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay