Câu hỏi tự luận Địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 9: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 9: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam .  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 8 Chân trời sáng tạo.

BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

(17 câu)

                                          

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Kể tên ít nhất 3 biểu hiện của biến đổi khí hậu.

Trả lời:

Biểu hiện của biến đổi khí hậu là:

+ Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng cao.

+ Hạn hán xuất hiện ở nhiều nơi.

+ Lượng mưa tăng giảm thất thường.

+ Mực nước biển dâng cao, axit hóa đại dương.

+ Hiện tượng thời tiết cực đoan: mưa bão, lốc xoáy, mưa đá, hiện tượng EL NINO,...

Câu 2: Kể tên ít nhất 3 hoạt động của con người có khả năng làm biến đổi khí hậu.

Trả lời:

Hành động của con người làm biến đổi khí hậu là:

+ Quá trình tạo điện và nhiệt từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch tạo ra lượng khí thải rất lớn trên toàn cầu.

+ Chặt phá rừng; đốt cháy rừng làm nương rẫy.

+ Khói bụi từ phương tiện giao thông.

+ Sử dụng phân bón, hóa chất độc hại.

Câu 3: Liệt kê ít nhất 3 biện pháp để giảm biến đổi khí hậu.

Trả lời:

Biện pháp để giảm biến đổi khí hậu là:

+ Sử dụng phương tiện công cộng và xe điện.

+ Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

+ Giảm tiêu thụ điện, nước.

+ Hạn chế rác thải nhựa.

+ Bảo vệ rừng.

+ Nâng cấp cơ sở hạ tâng.

Câu 4: Kể tên ít nhất 3 hoạt động để giảm nhẹ hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trả lời:

Những hoạt động để giảm nhẹ hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu là:

+ Tham gia ngày vì môi trường do trường học hoặc xã/phường/thị trấn tổ chức

+ Tiết kiệm điện, nước,… trong sinh hoạt hàng ngày.

+ Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, hạn chế dùng than, rơm rạ, đốt rác,…

+ Thu gom phế liệu (giấy, chai lọ,…) để tái chế.

+ Hạn chế sử dụng túi ni-lông; tăng cường sử dụng các loại túi làm từ nguyên liệu giấy, vải,…

+ Đi bộ hoặc sử dụng các phương tiện công cộng (xe bus,…) để tới trường.

Câu 5: Liệt kê một số hành động gây biến đổi khí hậu ở Hà Nội.

Trả lời:

Một số hành động gây nên biến đổi khí hậu ở Hà Nội:

+ Dân tập trung đông, sử dụng nhiều phương tiện giao thông công cộng đặc biệt là xe máy.

+ Nhiều làng nghề lân cận chưa có biện pháp bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm không khí.

+ Nhiều phương tiện giao thông đã quá cũ và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. + Tập trung nhiều nhà máy, khu công nghiệp.

+ Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước đặc biệt các sông ngòi như: Sông Tô Lịch và La Khê (Hà Đông),…

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu với khí hậu nước ta (nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan).

Trả lời:

- Thay đổi về nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước, với mức tăng trung bình toàn Việt Nam là 0,890C trong thời kì từ 1958 - 2018.

+ Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 3-5 ngày/ thập kỉ trên phạm vi cả nước. Nhiều kỉ lục cao của nhiệt độ được ghi nhận trong những năm gần đây.

- Thay đổi về lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm của cả nước có nhiều biến động.

+ Thời gian mùa mưa và mùa khô cũng có sự thay đổi so với trung bình nhiều năm, các đợt mưa lớn xảy ra bất thường hơn về tần suất và cường độ.

- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất:

+ Số cơn bão có xu hướng tăng, diễn biến bất thường về thời gian, tần suất và phạm vi hoạt động.

+ Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn.

+ Rét đậm, rét hại xuất hiện thường xuyên hơn.

Câu 2: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn nước ta.

Trả lời:

- Tác động đến sông ngòi: Biến đổi khí hậu đã tác động đến thuỷ chế của sông ngòi, làm chế độ nước sông thay đổi thất thường.

+ Vào mùa lũ, lượng nước tăng nhanh ở các dòng sông, gây sạt lở lớn hai bên bờ sông và ngập úng trên diện rộng.

+ Vào mùa cạn, lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông nước ta giảm từ 3-10%, mực nước sông giảm mạnh, gây xâm nhập mặn sâu và thời gian kéo dài.

- Tác động tới hồ, đầm và nước ngầm: sự gia tăng của số ngày hạn hán đã làm cho mực nước của các hồ đầm xuống thấp, mực nước ngầm cũng hạ thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm.

Câu 3: Liệt kê những tác động của biến đổi khí hậu với khí hậu Việt Nam.

Trả lời:

- Thay đổi về nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm có tăng 0,89oC (giai đoạn 1958 - 2018).

+ Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 3-5 ngày/thập kỉ.

- Thay đổi về lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm của cả nước có nhiều biến động.

+ Thời gian mùa mưa và mùa khô cũng có sự thay đổi.

+ Các đợt mưa lớn xảy ra bất thường hơn về tần suất và cường độ.

- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan (hạn hán, lũ lụt, rét đậm, rét hại,…) gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.

Câu 4: Liệt kê những tác động của biến đổi khí hậu với thủy văn Việt Nam.

Trả lời:

- Tác động đến sông ngòi: tác động đến thủy chế của sông ngòi và làm cho chế độ nước sông thay đổi thất thường.

- Tác động tới hồ đầm và nước ngầm: mực nước ở các hồ đầm xuống thấp, mực nước ngầm thấp hơn so với trung bình mọi năm.

Câu 5: Nguyên nhân biến đổi khí hậu là gì?

Trả lời:

- Nguyên nhân tự nhiên:

+ Sự thay đổi rất nhỏ của quỹ đạo trái đất, dẫn đến thay đổi về phân bố bức xạ mặt trời lên bề mặt trái đất.

+ Núi lửa phun trào: khi núi lửa phun trào sẽ giải phóng một lượng khí nhà kính khổng lồ, có thể ảnh hướng lớn trong một khu vực nhất định và góp phần gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu.

+ Băng tan: băng ở Nam Cực và Bắc Cực tan làm lộ ra lớp băng CO2 vĩnh cửu, giải phóng một lượng lớn khí này, góp phần gây hiệu ứng nhà kính.

- Nguyên nhân nhân tạo:

+ Các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như dầu, khí đốt, than đá cùng các loại khí thải khác phát sinh trong quá trình sản xuất của con người.

+ Phá rừng khí một diện tích lớn cây xanh mất đi, giảm khả năng để điều hòa lượng khí CO2.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Chứng minh giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu ở nước ta có hiệu quả.

Trả lời:

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Hợp tác xã Lang Minh (ở Xuân Lộc, Đồng Nai) để thích ứng với tình trạng hạn hán:

+ Trước đây, diện tích đất nông nghiệp tại Hợp tác xã Lang Minh chủ yếu chỉ trồng lúa. Tuy nhiên, những năm gần đây, do phải đối mặt với tình trạng hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất, nên Hợp tác xã Lang Minh đã đẩy mạnh trồng ngô sinh khối (tức là: trồng ngô lấy thân, lá và bắp non làm thức ăn thô cho gia súc) bằng các giống ngô mới, như: NK67, NK7328,…

+ Việc tiến hành trồng ngô trên đất lúa, không chỉ giúp người dân tăng năng suất, tăng thu nhập, mà với cách trồng mới, sản xuất ngô còn góp phần cải tạo đất nông nghiệp.

Câu 2: Chứng minh giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở nước ta có hiệu quả.

Trả lời:

Để giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu, hiện nay, ở Việt Nam đã tăng cường sản xuất và sử dụng một số nguồn năng lượng tái tạo, như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…

Câu 3: Biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu, có ảnh hưởng trực tiếp tới các thành phần tự nhiên, đặc biệt là khí hậu và thuỷ văn. Nước ta được xếp vào nhóm nước chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Vậy biến đổi khí hậu có tác động như thế nào tới khí hậu và thuỷ văn? Chúng ta cần phải có những giải pháp gì để ứng phó với biến đổi khí hậu?

Trả lời:

- Khí hậu tác động đến khí hậu và thủy văn:

+ Đối với biến đổi khí hậu: Gia tăng nhiệt độ, biến động lượng mưa và gia tăng các hiện tượng cực đoan.

+ Đối với thủy văn: thay đổi dòng chảy; gia tăng lũ lụt, sạt lở, hạn hán và nước biển dâng.

- Giải pháp:

+ Thích ứng biến đổi khí hậu.

+ Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Câu 4: Trình bày giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trả lời:

- Một số giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu:

+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ, lựa chọn các cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi với các tác động của biến đổi khí hậu; xây dựng các công trình thuỷ lợi.

+ Bảo vệ rừng, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển.

+ Xây dựng các cơ sở sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.

+ Phát triển giao thông công cộng và khuyến khích người dân sử dụng.

+ Sử dụng năng lượng (điện, xăng, dầu,...) tiết kiệm và hiệu quả.

Câu 5: Trình bày giải pháp để giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

Trả lời:

- Một số giải pháp để giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu:

+ Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ để hạn chế sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật,...

+ Xử lí và tái sử dụng các phụ phẩm phế thải.

+ Cải tiến công nghệ, kĩ thuật để tiết kiệm nguồn năng lượng.

+ Phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời,...

+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.

 

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Chứng minh biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới đời sống của con người.

Trả lời:

- Làm nhiệt độ trái đất tăng lên: Nhiệt độ trái đất tăng là mối đe dọa sức khỏe, gây tác động mạnh mẽ tới con người, nhất tới trẻ em, người lớn tuổi, các cộng đồng nghèo đói, dân tộc thiểu số. Biến đổi khí hậu gây ra sóng nhiệt, khiến nhiệt độ tại một khu vực rất cao trong thời gian dài, làm con người kiệt quệ, căng thẳng, sức khỏe suy yếu, dễ mắc các bệnh khác.

- Làm tăng tần suất thiên tai: Biến đổi khí hậu khiến những cơn bão, lụt, hạn hán, động đất, sóng thần, cháy rừng diễn ra thường xuyên hơn, gây thiệt hại lớn về người và của cải. Trong những năm vừa rồi, Việt Nam chúng ta cũng đã phải hứng chịu hậu quả nặng nề từu rất nhiều cơn bão, lũ với tần suất ngày một nhiều hơn. Đặc biệt xuất hiện một số hình thái thiên tai mới như băng giá, sương muối.

- Giảm quỹ đất có thể sinh sống của con người: Băng tân gây nước biển dâng cao, làm mất đi lượng lớn diện tích đất ven biển. Bão, lũ gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ sông, bờ biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất. Hiện tượng hạn hán thì gây sẽ dẫn tới hoang mạc hóa. Các nhân tố trên đều làm giảm quỹ đất.

- Làm giảm tăng trưởng kinh tế: Nước biển dây làm giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp, ảnh hưởng đến kinh tế ven biển. Thiên tai làm sản xuất đình đốn, gây thiệt hại về cơ sở vật chất, hủy hoại mùa màng. Thời tiết khắc nghiệt làm giảm năng suất lao động của con người. Áp lực về giảm phát thải khí nhà kính khiến nhiều ngành công nghiệp nặng phải cắt gỉam sản lượng. Các lí do trên tổng hợp lại, đã và đang gây áp lực vô cùng lớn lên nền kinh tế toàn cầu.

- Gia tăng dịch bệnh: Việc khí hậu trở lên khắc nghiệt vô hình chung làm phát sinh nhiều loại dịch bệnh, virus, nguy hại đối với cả con người và động vật. Cộng hưởng với các yếu tố như suy giảm miễn dịch, thiên tai, nghèo đói, dịch bệnh thực sự trở thành cơn ác mộng đối với loài người, đặc biệt là các quốc gia kém phát triển.

Câu 2: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với thuỷ văn ở nước ta. Lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

Tác động biến đổi khí hậu đối với thủy văn: biến đổi khí hậu đã làm thay đổi chế độ dòng chảy, gia tăng thiên tai và nước biển dâng, cụ thể:

- Thay đổi chế độ dòng chảy: Biến động của lượng mưa kéo theo sự thay đổi mạnh và thất thường của chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta: mùa lũ, mực nước sông dâng cao, lũ thường lên nhanh và bất thường nên rất khó dự báo để phòng tránh; mùa cạn, dòng chảy sông ngòi giảm mạnh, mực nước sông hạ thấp.

- Gia tăng lũ lụt, sạt lở, hạn hán và xâm nhập mặn: Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng lũ lụt, sạt lở bờ sông trong mùa lũ; hạn hán kéo dài ở nhiều vùng trên cả nước và nhiễm mặn ở các đồng bằng ven biển trong mùa cạn.

- Nước biển dâng: Biến đổi khí hậu làm mực nước biển, đại dương tăng lên. Tính trung bình, mực nước tại các trạm hải văn ven biển có xu thế tăng 2,74 mm/năm.

Ví dụ: Vùng đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây hiện tượng nhiễm mặn đang gia tăng.

 

=> Giáo án Địa lí 8 chân trời bài 9: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay