Câu hỏi tự luận Địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học.

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 8 Chân trời sáng tạo.

BÀI 13: ĐẶC ĐIỂM CỦA SINH VẬT VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

(18 câu)

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Kể tên một số vườn quốc gia ở nước ta có hệ sinh thái rừng cận xích đạo.

Trả lời:

Vườn quốc gia có hệ sinh thái rừng cận xích đạo ở nước ta là: vườn quốc gia Bạch Mã, vườn quốc gia Nam Quốc Tiên.

Câu 2: Kể tên một số vườn quốc gia ở nước ta có hệ sinh thái rừng trên đảo và ven biển.

Trả lời:

Vườn quốc gia có hệ sinh thái rừng trên đảo và ven biển là: vườn quốc gia Yok Đôn, vườn quốc gia Côn Đảo.

Câu 3: Nơi phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn nước ta là ở đâu?

Trả lời:

Nơi phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta là ở: vùng đất triều bãi của sông, ven biển.

Câu 4: Nơi phát triển hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nước ta là ở đâu?

Trả lời:

Nơi phát triển hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở nước ta là ở: vùng đồi núi.

Câu 5: Nơi phát triển hệ sinh thái nông nghiệp nước ta là ở đâu?

Trả lời:

Nơi phát triển hệ sinh thái nông nghiệp ở nước ta là ở: đồng bằng, đồi núi thấp, sông ngòi,...

Câu 6: Liệt kê ít nhất 3 dự án Việt Nam đang triển khai để bảo tồn đa dạng sinh học.

Trả lời:

Dự án Việt Nam đang triển khai để bào tồn đa dạng sinh học là:

- Dự án Quản lý Rừng bền vững.

- Dự án Bảo tồn đa dạng sinh học.

- Dự án Bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp.

- Dự án Bảo tồn Biển đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 7: Hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng bởi các loài sinh vật nào?

Trả lời:

Hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng bởi các loài sinh vật: sú, vẹt, đước,...

 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.

Trả lời:­

Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam là:

- Sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng. Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.

- Trên đất liền, hình thành đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên Biển Đông hình thành một hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.

- Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng.

Câu 2: Trình bày những nét đặc trưng của sinh vật nước ta.

Trả lời:

* Đa dạng về thành phần loài:

- Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới.

- Ở nước ta đã phát hiện hơn 50.000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 20.000 loài thực vật, 10.500 loài động vật trên cạn. Ngoài ra, còn có rất nhiều loài động vật biển, vi sinh vật,…

* Đa dạng về nguồn gen di truyền: Trong mỗi loài lại có số lượng cá thể rất lớn, tạo nên sự đa dạng của nguồn gen di truyền.

* Đa dạng về hệ sinh thái:

- Trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn:

+ Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa chiếm phần lớn diện tích, bao gồm: rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, rừng trên núi đá vôi,...

+ Ở một số nơi còn có các hệ sinh thái rừng ôn đới trên núi, trảng cỏ, cây bụi,...

- Trong hệ sinh thái tự nhiên dưới nước:

+ Hệ sinh thái nước mặn điển hình ở các vùng ven biển, cửa sông là rừng ngập mặn; ở các độ sâu khác nhau lại chia thành các vùng nước với nhiều loài sinh vật biển.

+ Hệ sinh thái nước ngọt có ở sông, suối, ao, hồ, đầm,...

- Các hệ sinh thái nông nghiệp:

+ Được hình thành do hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của con người.

+ Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng, chiếm dần diện tích của các hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 3: Trình bày nguyên nhân và biện pháp để bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta.

Trả lời:

Nguyên nhân:

- Do tự nhiên:

+ Các yếu tố tự nhiên là thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng,.. gây ra bất lợi cho sinh vật.

- Do con người:

+ Nạn phá rừng, khai thác gỗ lấy đất canh tác nông nghiệp, du canh du cư,...

+ Mua bán động vật hoang dã.

+ Xây dựng đô thị hóa.

+ Sử dụng thuốc trừ sâu nhiều.

+ Đánh bắt thủy hải sản.

Biện pháp:

- Thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đa dạng sinh học ở nước ta.

-  Xây dựng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn, bảo vệ sự tối đa sự hoang dã của khu bảo tồn, vườn quốc gia.

- Giữ gìn vùng triền biển ở trạng thái tự nhiên, bảo vệ tốt rặng san hô và thảm cỏ biển.

- Bảo tồn các khu đất ngập nước, tạo sự thuận lợi phát triển sinh học đồng ruộng.

- Hạn chế khai thác bừa bãi các loài động - thực vật quý hiếm để đảm bảo số lượng cá thể mối loài.

- Bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu dân cư.

- Cấm buôn bán, xuất khẩu các loài động - thực vật quý hiếm đặc biệt.

- Nâng cao ý thức của người dân.

- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi của con người để cùng tham gia bảo vệ rừng.

- Tích cực trồng cây để bảo vệ môi trường.

Câu 4: Nêu các kiểu hệ sinh thái ở Việt Nam.

Trả lời:

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển.

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở vùng đồi núi với nhiều biến thể:

+ Rừng kín thường xanh ở Cúc Phương (Ba Bể).

+ Rừng thưa rụng lá (rừng khộp) Tây Nguyên.

+ Rừng tre nứa ở Việt Bắc.

+ Rừng ôn đới núi cao (Hoàng Liên Sơn).

- Hệ sinh thái rừng thứ sinh hoặc trảng cỏ, cây bụi phân bố ở các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.

- Hệ sinh thái nông - lâm nghiệp ở vùng nông thôn đồng bằng, trung du, miền núi: đồng ruộng, vườn làng, ao hồ, sông.

- Hệ sinh thái là các khu bảo tồn thiên nhiên và quốc gia.

 

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta.

Trả lời:

- Năm 1943, Việt Nam có 14.3 triệu ha rừng (chủ yếu là rừng nguyên sinh); đến năm 1983, diện tích rừng giảm xuống còn 7.2 triệu ha; đến năm 2021, tuy diện tích rừng đã tăng lên, đạt 14.8 triệu ha, nhưng phần lớn là rừng thứ sinh và rừng trồng mới.

- Số lượng các cá thể, các loài sinh vật ở Việt Nam bị suy giảm đáng kể. Nhiều loài thực vật có nguy cơ cạn kiệt, như: đinh, lim, sến, táu,… nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, như: tê giác, voi, hổ,…

Câu 2: Chứng minh rằng nước ta có sự giàu có về thành phần loài sinh vật và sự đa dạng về hệ sinh thái.

Trả lời:

- Sự giàu có về thành phần loài sinh vật:

+ Nước ta có tới 14600 loài thực vật, 11200 loài và phân loài động vật.

+ Có 365 loài động vật và 350 loài thực vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào “Sách đỏ Việt Nam”. 

- Sự đa dạng về hệ sinh thái:

+ Nước ta có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố khắp mọi miền.

+ Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.

+ Vùng đồi núi phát triển hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biến thể: rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao. 

+ Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.

+ Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 3: Trình bày ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển vốn rừng ở nước ta.

Trả lời:

Ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển vốn rừng ở nước ta là:

- Bảo vệ nguồn lợi rừng.

- Bảo vệ môi trường:

+ Bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ nơi sống của động vật hoang dã.

+ Chống xói mòn đất; điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn.

+ Đảm bảo cân bằng nước và cân bằng sinh thái lãnh thổ.

- Đối với sự phát triển kinh tế -  xã hội:

+ Tạo cơ sở để phát triển ngành khai thác rừng, tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; tạo nguồn sống cho đồng bào các dân tộc miền núi.

+ Bảo vệ các hồ thủy điện, hồ thủy lợi; bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở vùng núi, trung du và vùng hạ du.

Câu 4: Lý giải những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta.

Trả lời:

- Môi trường sống thuận lợi:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn, ánh sáng dồi dào, độ ẩm lớn (>80%), lượng mưa dồi dào (1500 - 2000mm).

+ Đất: đất feralit vụn bở, độ phì cao; đất phù sa màu mỡ,...

- Ngoài các loài sinh vật bản địa (chiếm khoảng hơn 50%), nước ta còn là nơi gặp gỡ giao thoa của nhiều luồng sinh vật di cư tới như Trung Hoa, Hi-ma-lay-a, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ, Mi-an-ma.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Các vườn quốc gia có giá trị khoa học và kinh tế - xã hội như thế nào?

Trả lời:

- Giá trị khoa học:

+ Vườn quốc gia là nơi bảo tồn gen sinh vật tự nhiên.

+ Vườn quốc gia là cơ sở để nhân giống và lai tạo giống mới.

+ Vườn quốc gia là phòng thí nghiệm tự nhiên không gì thay thế được.

- Giá trị kinh tế - xã hội:

+ Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống nhân dân địa phương (tạo việc làm, tang thu nhập, phục hồi nghề truyền thống, các lễ hội tốt đẹp ở địa phương).

+ Tạo môi trường sống tốt cho xã hội (chữa bệnh, phát triển thể chất, rèn luyện thân thể,…)

+ Xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên.

Câu 2: Kể tên một số vườn quốc gia của nước ta. Các vườn quốc gia có giá trị như thế nào và cho ví dụ cụ thể.

Trả lời:

- Tên một số vườn quốc gia: Cúc Phương, Ba Bể, Cát Bà, Tam Đảo, Bến Em, Bạch Mã, Côn Đảo, Tràm Chim…

- Các vườn quốc gia có giá trị:

+ Giá trị khoa học:

  • Bảo tồn nguồn gen sinh vật tự nhiên.
  • Cơ sở để nhân giống và lai tạo giống mới.
  • Là phòng thí nghiệm tự nhiên không có gì thay thế được.

+ Giá trị kinh tế - xã hội:

  • Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống nhân dân địa phương (tạo việc làm, tăng thu nhập, phục hồi nghề truyền thống, các lễ hội tốt đẹp ở địa phương).
  • Tạo môi trường sống tốt cho xã hội (chữa bệnh, phát triển thể chất, rèn luyện thân thể...).
  • Xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên.

Ví dụ: Vườn quốc gia Tràm Chim có vai trò bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, bảo vệ khu vực di trú cho các loài chim di cư, đặc biệt là loài chim sếu, bảo tồn các loài động - thực vật bản địa, các nguồn gen quý hiếm, và duy trì những điều kiện thích hợp cho việc nghiên cứu môi trường tự nhiên và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Câu 3: Ta nói sinh vật là thành phần chỉ thị của môi trường địa lý tự nhiên là tạo sao?

Trả lời:

Ta nói sinh vật là thành phần chỉ thị của môi trường địa lý tự nhiên vì:

- Sinh vật ở nơi nào thì chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu, đất trồng nơi ấy.

- Các yếu tố của môi trường đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Mỗi một loại môi trường khác nhau thì có một hệ sinh vật tương ứng khác nhau.

=> Giáo án Địa lí 8 chân trời bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay