Câu hỏi tự luận Địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 8 Chân trời sáng tạo.

BÀI 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÂN HÓA TỰ NHIÊN VÀ KHAI THÁC KINH TẾ

(15 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Dọc theo Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau ta phải vượt qua những đèo lớn nào và cho biết chúng thuộc tỉnh, thành phố nào ở nước ta?

Trả lời:

Dọc theo Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo lớn: Sài Hồ (Lạng Sơn), Tam Điệp (Ninh Bình), Ngang (Hà Tĩnh - Quảng Bình), Hải Vân (Thừa Thiên - Huế - Đà Nẩng), Cù Mông (Bình Định - Phú Yên), Cả (Phú Yên - Khánh Hòa).

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết tên những đỉnh núi cao, núi trung bình và núi thấp nước ta có nhiều kiểu địa hình khác nhau về độ cao, độ dốc và hình dáng.

Trả lời:

- Núi cao: có độ cao tuyệt đôi trên 2000 m như: đỉnh Phan-xi-păng (trên dãy Hoàng Liên Sơn) cao 3143 m, Tây Côn Lĩnh (2419 m), Kiều Liêu Ti (2402 m), Ngọc Linh (2598 m),...

- Núi trung bình: có độ cao tuyệt đối trung bình từ 1000 đến 2000 m như: Chí Linh (129 m), Phu Pha Phong (1587 m), Pa Luông (1880 m), Tản Viên .(1287 m),...

- Núi thấp: có độ cao tuyệt đối dưới 1000 m (chiếm nhiều) như: Chư Pha (922 m), Bà Rá (736 m), Chứa Chan (839 m),...

Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết tên các cao nguyên, sơn nguyên, đồi, bán hình nguyên,... nước ta.

Trả lời:

- Sơn nguyên: Đồng Văn, Hà Giang,...

- Cao nguyên: đá vôi ở Tây Bắc (Mộc Châu, Sơn La, Tà Phình, Sín Chảy), badan ở Tây Nguyên (Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh).

- Đồi: có nhiều ở trung du (vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng) như vùng đồi ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ,...

- Bán bình nguyên (nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng): thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ.

- Địa hình cácxtơ: Thung - động cácxtơ (rìa núi Bắc Sơn), núi cácxtơ (Pu Tha Ca ở Hà Giang), sơn nguyên cácxtơ (Quản Bạ - Đồng Văn), hang động cácxtơ (động Phong Nha ở tỉnh Quảng Bình, động Tam Thanh ở thị xã Lạng Sơn,...).

- Thung lũng và lòng chảo miền núi: Điện Biên, Nghĩa Lộ, An Khê,...

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: So sánh hướng dòng chảy của sông ngòi khu vực Tây Bắc và Đông Bắc. Giải thích nguyên nhân.

Trả lời:

- So sánh:

+ Khu vực Tây Bắc: sông ngòi chảy theo hướng tây bắc - đông nam;

+ Khu vực Đông Bắc: sông ngòi chảy theo hướng vòng cung

- Nguyên nhân: giữa khu vực Tây Bắc và Đông Bắc có sự khác nhau về hướng nghiêng của địa hình.

Câu 2: Nêu những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu vùng này như thế nào?

Trả lời:

Đặc điểm chính của địa hình vùng Tây Bắc:

- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải chạy cùng hướng Tây Bắc - Đông Nam:

+ Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt - Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phan-xi-păng (3143 m).

+ Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào từ Khoan La San đến sông cả. Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

- Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu.

- Tây Bắc còn có những đồng bằng nhỏ trù phú, nằm giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ,...

Ánh hưởng của địa hình vùng Tây Bắc đến sự phân hóa khí hậu của vùng:

- Làm cho khí hậu phân hóa theo độ cao.

- Làm cho khí hậu phân hóa theo hướng địa hình.

Câu 3: Trình bày những ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đối với cảnh quan tự nhiên nước ta.

Trả lời:

 Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội

Thuận lợi:

- Đối với công nghiệp: là nơi tập trung nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp.

+ Dự trữ thủy năng để phát triển thủy điện.

+ Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

- Đối với nông, lâm nghiệp:

+ Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện phát triển lâm nghiệp.

+ Các cao nguyên thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.

- Đốì với du lịch: khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp thuận lợi để hình thành các điểm du lịch nổi tiếng.

Khó khăn: Địa hình bị chia cắt mạnh, là nơi xảy ra nhiều thiên tai gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế - xã hội (giao thông, khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế giữa các vùng,...).

 Ảnh hưởng đối với cảnh quan tự nhiên

- Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hóa theo chiều cao, trong đó cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là cảnh quan chiếm ưu thế.

- Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, theo chiều Đông - Tây,...

Câu 4: Trình bày ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình và sông ngòi nước ta.

Trả lời:

Ảnh hưởng đến địa hình:

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho quá trình phong hóa đất đá diễn ra mạnh, tạo nên lớp vỏ phong hóa dày, vụn bở.

- Lượng mưa lớn tập trung theo mùa làm cho đất đai dễ bị xói mòn, quá trình xâm thực địa hình diễn ra mạnh; nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình cácxtơ độc đáo với các hang động, suối cạn, thung khô.

Ảnh hưởng đến sông ngòi:

- Lượng mưa lớn làm cho quá trình cắt xẻ địa hình diễn ra mạnh nên nước ta có nhiều sông ngòi, sông nhiều nước.

- Chế độ mưa theo mùa làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến theo mùa, theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến thất thường.

Câu 5: Trình bày ảnh hưởng của khí hậu đối với sự phát triển kinh tế.

Trả lời:

+ Diện tích biển rông, đường bờ biển dài cùng hệ sinh thái biển và cùng phong phú và đa dạng thuận lợi cho nước ta khai thác và nuôi trồng thủy hải sản.

+ Độ mặn nước biển tương đối cao, thuận lợi cho nghề làm muối biển.

+ Thềm lục địa có trữ lượn dầu mỏ lớn, giúp nước ta khai thác khí tự nhiên và dầu mỏ.

+ Ngoài ra, ven biển còn có một số các loại khoáng sản quý hiếm như Titan, phục vụ cho các ngành công nghiệp luyện kim.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu không? Giải thích vì sao và lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu đặc biệt là lượng mưa.

- Dãy Himalaya ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào, vì vậy đã làm cho sườn nam có lượng mưa rất lớn, trung bình 2000 đến 3000 mm/năm. Nhưng ở sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa rất ít.

- Khi gió Tây Nam từ biển thổi vào gặp bức chắn của dãy Himalaya, chuyển hướng đông nam nên đồng bằng sông Hằng có lượng mưa rất lớn.

- Do ảnh hưởng của dãy núi Gát Tây nên gió Tây Nam thổi vào đã trút mưa xuống đồng bằng ven biển, khi vào đến cao nguyên Đêcan lượng mưa rất ít.

Câu 2: Địa hình Việt Nam ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi?

Trả lời:

- Đồi núi bị cắt xẻ, núi lan ra biển, lãnh thổ hẹp ngang nên sông nhỏ:

+ Sông nhỏ, ngắn.

+ Đồi núi nước ta bị cắt xẻ mạnh, lại có một số núi lan ra sát biển kết hợp với lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn các sông ở nước ta là những sông nhỏ, ngắn, có diện tích lưu vực dưới 500km2 và chiều dài dòng chảy chưa đến 100km. Các sông này đa số nằm ở vùng biển, có tới 2170 sông, chiếm 92,5% tổng số sông suối của cả nước.

- Đồi núi bị cắt xẻ, sườn dốc, quá trình xâm lược diễn ra mạnh:

+ Tổng lượng phù sa hàng năm của sông lớn.

+ Ở vùng đồi núi nước ta, quá trình xâm thực, bào mòn bề mặt địa hình diễn ra mạnh. Sông lại bắt nguồn từ vùng đồi núi nên đã mang theo một lượng đất đá lớn, làm cho sông ngòi nước ta giàu phù sa, bình quân đạt khoảng 200 triệu tấn/ năm, trong đó riêng sông Hồng là 120 triệu tấn/năm, chiếm 60%; sông Mê Công 70 triệu tấn/ năm, chiếm 35%. Điều này cũng góp phần tạo điều kiện cho đồng bằng mở rộng ra phía biển.

- Theo hướng cấu trúc địa hình (Tây Bắc – Đông Nam, Vòng cung)

+  Sông chảy theo hướng núi.

+ Theo hướng cấu trúc địa hình và địa thế thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phần lớn các sông ngòi ở nước ta chảy theo hướng tây bắc – đông nam, tiêu biểu như: sông Chảy, sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình,… Bên cạnh đó, nước ta còn có các khu vực đồi núi có hướng vòng cung nên tạo ra mạng lưới sông có dạng hình nan quạt, khả năng tập trung nước rất nhanh. Điển hình như: sông Thao, sông Đà, sông Lô gặp nhau ở Việt Trì.

- Địa hình có tính phân bậc, tương phản giữa đồng bằng và miền núi:

+ Sông có dự thay đổi: khúc êm đềm – khúc dữ dội.

+ Địa hình nước ta có sự tương phản giữa miền núi và đồng bằng, lại có tính phân bậc rõ rệt nên sông ngòi có sự thay đổi đột ngột khi đi từ thượng lưu về phía hạ lưu; trên một dòng sông có khúc chảy êm đềm, có khúc nhiều thác ghềnh, sông đào lòng dữ dội.

Câu 3: Chứng minh địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người

Trả lời:

- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:

+ Trong môi trường nóng, ẩm, gió mùa, lượng mưa lớn tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi, bồi tụ các đồng bằng tạo nên các dạng địa hình hiện đại…

+ Tạo nên các dạng địa hình độc đáo như Cacxtơ nhiệt đới…

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

+ Tác động trực tiếp, thường xuyên tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đê, đập, kênh, rạch, hồ chứa nước…

+ Tác động gián tiếp: chặt phá rừng lấy gỗ, lấy đất làm nương rẫy, xây dựng các công trình…cũng là nguyên nhân làm địa hình biến đổi mạnh mẽ.

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Chứng minh ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên?

Trả lời:

Ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên của khu vực Tây Bắc và Đông Bắc:

Đối với khí hậu

- Khu vực Đông Bắc:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. Nhiệt độ mùa đông xuống thấp có thể xuống 0oC; mùa hè khí hậu mát mẻ.

- Khu vực Tây Bắc:

+ Khí hậu phân hóa theo độ cao và được dãy Hoàng Liên Sơn ngăn không cho gió mùa Đông Bắc như khu vực Đông Bắc; nên nhiệt độ ấm hơn vùng Đông Bắc 2-3oC.

+ Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió phơn ở một số tỉnh ở Tây Bắc.

Đối với sông ngòi:

- Khu vực Đông Bắc: các sông thường chảy theo hướng vòng cung như sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương,…

- Khu vực Tây Bắc: các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Đối với đất:

- Khu vực Đông Bắc: chủ yếu là đất Feralit.

- Khu vực Tây Bắc: chủ yếu là đất Feralit và đất mùn núi cao. 

Đối với sinh vật:

- Khu vực Đông Bắc: chủ yếu là các sinh vật cận nhiệt đới gió mùa.

- Khu vực Tây Bắc: chủ yếu là các sinh vật cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới

Câu 2: Chứng minh ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với khai thác kinh tế?

Trả lời:

Ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với khai thác kinh tế

- Khu vực Đông Bắc:

+ Khí hậu mát mẻ, địa hình núi Cacxtơ nhiều hang động nổi tiếng, thuận lợi cho sự phát triển của du lịch.

+ Có nhiều khoáng sản, thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng.

+ Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,…

- Khu vực Tây Bắc:

+ Dọc biên giới Việt - Trung và Việt - Lào nhiều đỉnh núi, cao nguyên nổi tiếng, thuận lợi cho sự phát triển của du lịch.

+ Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,…

+ Có nhiều đồng cỏ tự nhiên rộng lớn, thuận lợi cho chăn nuôi gia súc.

+ Có nhiều khoáng sản, thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng.

+ Sông ngòi có tiềm năng lớn về thủy điện.

+ Tuy nhiên, địa hình bị chia cắt mạnh, gây khó khăn cho giao thông và cần chú ý đến công tác phòng chống thiên tai (lũ quét, sạt lở đất),…

Câu 3: Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kỉnh tế - xã hội ở nước ta.

Trả lời:

  1. a) Khu vực đồi núi

- Các thế mạnh:

+ Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như: đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram,... và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như: bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+ Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm - nông nghiệp nhiệt đới.

  • Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.
  • Miền núi có các cao nguyên và các thung lũng, lạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc. Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể nuôi trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+ Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+ Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng,... nhất là du lịch sinh thái.

- Các mặt hạn chế:

+ Địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

+ Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi dễ xảy ra các thiên tai như: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất.

+ Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất.

+ Các thiên tai khác như: lốc, mưa đá, sương muối, rét hại,... thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

  1. b) Khu vực đồng bằng

- Các thế mạnh:

+ Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, mà nông sản chính là gạo.

+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

+ Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

+ Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

- Hạn chế: Các thiên tai như: bão, lụt, hạn hán,... thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Câu 4: Lấy ví dụ chứng minh ảnh hưởng của địa hình đồi núi hoặc địa hình đồng bằng và bờ biển đối với khai thác kinh tế.

Trả lời:

Ảnh hưởng của địa hình đồi núi đến phát triển kinh tế: Quần thể du lịch nghỉ dưỡng Bà Nà (Đà Nẵng) nằm trên núi Chúa thuộc dãy Trường Sơn, ở độ cao 1500 m so với mực nước biển, nên khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.

Ảnh hưởng của địa hình bờ biển đến phát triển kinh tế: Vịnh Vân Phong nằm ở phía bắc tỉnh Khánh Hòa, thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là một trong những vịnh kín gió khi được bán đảo Hòn Gốm che chắn. Xét về địa hình, Vân Phong có điều kiện thuận lợi để phát triển cảng nước sâu khi có độ sâu tự nhiên lớn (khoảng 60 km bờ biển có độ sâu từ 15 - 22 m), không bị bồi lắng và luồng vào cảng ngắn với độ sâu trên 22 m. Với vị trí nằm gần đường hàng hải quốc tế, nơi đây có điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế và phát triển kinh tế biển.

=> Giáo án Địa lí 8 chân trời bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay