Câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 9 CTST.

Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Nêu những chứng cứ lịch sử về chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Trả lời:

- Chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với biển đảo được thể hiện qua các chứng cứ khảo cổ học, các di tích, các văn bản lịch sử, bản đồ và quá trình Nhà nước liên tục thực thi chức năng quản lí, bảo vệ đối với vùng biển, dảo thuộc sở hữu của Việt Nam ở Biển Đông.

- Một khối lượng đồ sộ các văn bản lịch sử, bản đồ do người Việt và người nước ngoài biên soạn trong các thế kỉ XVI – XIX đã xác định quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam nằm ở ngoài khơi vùng biển miền Trung ngày nay.

- Những chứng cứ lịch sử đã chứng minh Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. 

Câu 2: Nêu những chứng cứ pháp lý về chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Trả lời:

Câu 3: Trình bày quá trình xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trả lời:

Câu 4: Theo Luật biển Việt Nam 2012, vùng biển Việt Nam gồm các vùng nào?

Trả lời:

Câu 5: Vùng biển, đảo Việt Nam có những thế mạnh nào để phát triển tổng hợp kinh tế biển?

Trả lời:

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Phân tích vai trò chiến lược của biển đảo Việt Nam trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Trả lời:

- Đối với Việt Nam, biển đảo có vai trò quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế đặc biệt là đối với việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển đông

- Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và hàng nghìn đảo lớn nhỏ không chỉ là những “cột mốc chủ quyền” của Việt Nam trên biển Đông mà còn thuận lợi cho việc xây dựng các trạm thông tin, kiểm soát không lưu, hàng hải, trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền…

- Tài nguyên ở vùng biển Việt Nam có tiềm năng rất lớn, với hằng nghìn loài hải sản, khoáng sản có giá tị và trữ lượng lớn; bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp và nhiều cảng biển nước sâu.

- Các hoat động kinh tế biển không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân mà còn giúp đất nước nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia. 

Câu 2: Phân tích vai trò của hệ thống các đảo trong việc bảo vệ an ninh quốc gia của Việt Nam.

Trả lời:

Câu 3: Việc thực thi chủ quyền trên các đảo và vùng biển của Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đến sự phát triển kinh tế của đất nước?

Trả lời:

Câu 4: Mô tả các bộ phận vùng biển Việt Nam theo Luật biển 2012.

Trả lời:

Câu 5: Tại sao các di chỉ khảo cổ học và tư liệu lịch sử có giá trị quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Tại sao việc bảo vệ chủ quyền biển đảo lại cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay?

Trả lời:

- Biển Đông không chỉ là tuyến giao thương quốc tế quan trọng mà còn là vùng biển có tiềm năng tài nguyên lớn. Bảo vệ chủ quyền giúp ngăn chặn các hành động xâm phạm từ nước ngoài, đảm bảo an toàn cho lãnh thổ và lợi ích quốc gia.

- Biển và đảo của Việt Nam chứa đựng nguồn tài nguyên phong phú như hải sản, dầu khí, khoáng sản. Việc bảo vệ chủ quyền giúp quản lý và khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên này, đảm bảo sự phát triển bền vững cho đất nước.

- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc bảo vệ chủ quyền biển đảo không chỉ là vấn đề nội bộ mà còn liên quan đến chính sách đối ngoại. Nó giúp khẳng định vị thế và quyền lợi của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực.

- Toàn cầu hóa đi kèm với nhiều thách thức mới như biến đổi khí hậu, cướp biển, và các hoạt động xâm lấn. Việc bảo vệ chủ quyền giúp Việt Nam có thể chủ động hơn trong việc đối phó với những thách thức này.

- Biển và đảo không chỉ là nguồn lợi kinh tế mà còn là cơ sở để phát triển các ngành kinh tế biển, từ đánh bắt hải sản đến du lịch. Bảo vệ chủ quyền giúp tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế và thu hút đầu tư.

Câu 2: Sưu tầm thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet và nêu ví dụ về sự xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Trả lời:

Câu 3: Việt Nam phải đối mặt với những thách thức nào trong việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông?

Trả lời:

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Sưu tầm tư liệu của Phương Tây về bằng chứng lịch sử về chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Trả lời:

Sau các cuộc phát kiến địa lý, từ cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, người phương Tây đã đến vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Những tư liệu của phương Tây liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa đã ghi nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Trong đó bao gồm ba loại:

- Một là ghi chép của các nhà hàng hải, thương gia, nhà quân sự, nhà truyền giáo đã từng đến vùng Biển Đông, tiêu biểu có: “Nhật ký Batavia” (xuất bản 1631, 1634, 1636) của Công ty Đông Ấn Hà Lan, tường thuật quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh hải Việt Nam do chúa Nguyễn hành xử để kiểm soát các tàu biển qua lại khu vực này;“Nhật ký về xứ Đàng Trong” (Mémoire sur La Cochinchine) (1744) của Pierre Poivre, ghi nhận việc quản lý của Việt Nam đối với Hoàng Sa dưới thời chúa Nguyễn; “Hồi ức về xứ Đàng Trong” (Le Mémoire sur Cochinchine) (1820) của Jean Baptiste Chaigneau và bài viết “Ghi chép về địa lý xứ Đàng Trong” (Note on the Geography of Cochinchina) (1837) của Jean-Louis Taberd đều khẳng định sự kiện vua Gia Long tuyên bố chủ quyền bằng việc sai người đến cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa năm 1816...

- Hai là các công trình địa lý, lịch sử được xuất bản ở các nước Âu-Mỹ miêu tả Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, tiêu biểu có “Địa lý vương quốc Đàng Trong” (Geography of Cochin-China Empire) (1849) của Gutzlaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels (Hoàng Sa); “Thế giới, lịch sử và mô tả các dân tộc Nhật, Đông Dương, Xây Lan” (1850) của M.A.Dubois de Jancigny chép việc triều Nguyễn đã chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa được 34 năm (tức từ năm 1816); “Địa lý tóm tắt” (Compendio di Geografia) (1850) do Adriano Balbi biên soạn, trong phần mô tả địa lý Vương quốc An Nam viết Paracels thuộc vương quốc này. Ngoài ra, còn có hàng trăm đầu sách địa lý của phương Tây có ghi rõ Paracel (Hoàng Sa) thuộc “Vương quốc An Nam” được viết bằng các thứ tiếng Ý, Pháp, Đức, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan...

- Ba là các bản đồ phương Tây thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam và điểm cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam mà thôi, tiêu biểu có bản đồ “Atlas Thế giới” (1827) của Philippe Vandermaelen, “An Nam đại quốc họa đồ” (1838) của Jean-Louis Taberd…

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Địa lí 9 Chân trời Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay