Tự luận Địa lí 9 chân trời Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Bộ câu hỏi và bài tập tự luận Địa lí 9 chân trời sáng tạo cho Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Tài liệu có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn Địa lí 9. Tài liệu có file word tải về.
Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM
BÀI 4: NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN
(16 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất nông nghiệp.
Trả lời:
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, với nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị. Khí hậu phân hóa theo chiều Bắc - Nam và theo độ cao tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, như lúa, cây công nghiệp và các loại rau quả.
Câu 2: Theo mục đích sử dụng, rừng chia thành những loại nào? Nêu đặc điểm của từng loại.
Trả lời:
Câu 3: Kể tên các ngư trường trọng điểm của nước ta.
Trả lời:
Câu 4: Trình bày tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta.
Trả lời:
Câu 5: Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản nước ta.
Trả lời:
Câu 6: Nông nghiệp xanh là gì?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp.
Trả lời:
Những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta
- Tài nguyên đất: đa dạng gồn 2 nhóm chủ yếu là đất feralit thích hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm và đất phù sa thích hợp trồng cây lương thực, rau đậu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới gio mùa với nguồn nhiệt cao, độ ẩm lớn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi. Khí hậu thay đổi từ bắc vào nam làm cho cơ cấu mùa vụ của các vùng có sự khác nhau, ở miền bắc có thể trồng các cây vụ đông.
- Tài nguyên nước phong phú, cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp.
- Tài nguyên sinh vật phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các cây trồng, vật nuôi; nguồn lợi thủy hải sản phong phú,...
Câu 2: Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp?
Trả lời:
Câu 3: Phân tích vai trò của việc phát triển nông nghiệp xanh.
Trả lời:
Câu 4: Phân tích những thuận lời về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển ngành thuỷ, hải sản ở nước ta.
Trả lời:
Câu 5: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Cho bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng và sản lượng lương thực có hạt của nước ta giai đoạn 2010 – 2021.
Năm | 2010 | 2015 | 2021 |
Diện tích gieo trồng (triệu ha) Trong đó: Lúa | 8,6 7,5 | 9,0 7,8 | 8,1 7,2 |
Sản lượng (triệu tấn) Trong đó: Lúa | 44,6 40,0 | 50,3 45,1 | 48,3 43,9 |
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, 2016, 2022
a) Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt và lúa của nước ta giai đoạn 2010 - 2021.
b) Nêu nhận xét.
Trả lời:
a) Vẽ biểu đồ:
b) Nhận xét:
Nhìn chung diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt và lúa của nước ta giai đoạn 2010 - 2021 có sự biến động, xu hướng giảm song lúa vẫn là cây chủ đạo, cụ thể:
+ Giai đoạn 2010 - 2015, cả diện tích tích gieo trồng cây lương thực có hạt và lúa đều tăng lên, đạt 9 triệu ha cây lương thực có hạt trong đó 7,8 triệu ha lúa (2015).
+ Giai đoạn 2015 - 2021, cả diện tích tích gieo trồng cây lương thực có hạt và lúa đều giảm, diện tích cây lương thực có hạt giảm xuống chỉ còn 8,1 triệu ha, trong đó diện tích cây lúa giảm còn 7,2 triệu ha (2021).
Câu 2: Tìm những ví dụ cụ thể để thấy rõ vai trò của thị trường đối với tình hình sản xuất.
Trả lời:
Câu 3: Sưu tầm tài liệu, thông tin trên sách, báo, internet và trình bày về một khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta.
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Sưu tầm tài liệu, thông tin trên sách, báo, internet và trình bày về tình hình sản xuất và phân bố một cây trồng hoặc vật nuôi quan trọng ở địa phương em.
Trả lời:
Năm 2022, tổng diện tích trồng vải an toàn toàn của tỉnh Bắc Giang tiếp tục duy trì 28.300 ha, trong đó: Vải chín sớm là 6.050 ha, vải chín muộn là 22.250 ha; vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.400 ha, sản lượng khoảng 112.900 tấn; vải sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP với diện tích 82 ha, sản lượng 1.000 tấn;
Duy trì sản xuất 18 mã số vùng trồng diện tích 218 ha; sản lượng 1.600 tấn để xuất khẩu sang thị trường EU, Mỹ; tiếp tục chỉ đạo 34 mã số vùng trồng, diện tích 267 ha, sản lượng 2.100 tấn để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản; duy trì 149 mã số vùng trồng và 300 cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc với sản lượng khoảng 95.000 tấn.
Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt 6.785 tỷ, doanh thu từ vải thiều đạt khoảng 4.411 tỷ đồng (cao hơn so với năm 2021 là 137 tỷ đồng), doanh thu từ các hoạt động, dịch vụ phụ trợ đạt khoảng 2.374 tỷ đồng.
Lục Ngạn và Tân Yên là hai huyện trọng điểm trồng vải thiều của "thủ phủ vải" gần 30.000 ha Bắc Giang.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án Địa lí 9 Chân trời bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản