Câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời Bài 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 9 CTST.
Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ
BÀI 9: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
(15 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:
- Diện tích hơn 95 nghìn km2 (chiếm 28,7% cả nước). Gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình; được chia thành hai tiểu vùng là Đông Bắc và Tây Bắc.
- Tiếp giáp với Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và các nước Trung Quốc, Lào với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng như Hữu Nghị, Lào Cai, Tây Trang,… thuận lợi trong việc thúc đẩy giao thương quốc tế và kết nối với các cảng biển ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
=> Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng đối với đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.
Câu 2: Nêu đặc điểm địa hình khu vực Đông Bắc và Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
Câu 3: Nêu đặc điểm phân bố dân cư của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
Câu 4: Nêu đặc điểm chất lượng cuộc sống của người dân ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
Câu 5: Nêu đặc điểm thành phần dân tộc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp và lâm nghiệp ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
- Nông nghiệp:
+ Trồng trọt: là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn, cơ cấu cây đa dạng, trong đó có cây trồng cận nhiệt đới, ôn đới, cây dược liệu. Chè có diện tích lớn nhất cả nước, sản lượng đạt 853,4 nghìn tần, chiếm 78,2% sản lượng cả nước, trồng nhiều ở Mộc Châu, Tân Cương; cà phê trồng nhiều ở Sơn La, Điện Biên; cây dược liệu như hồi, quế, tam thất phân bố ở Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn; cây ăn quả phát triển theo hướng tập trung như xoài, nhãn (Sơn La), vải thiều (Bắc Giang),…; rau vụ đông được phát triển mạnh ở nhiều tỉnh.
+ Chăn nuôi: năm 2021, có số lượng đàn trâu nhiều nhất cả nước, khoảng 1,2 triệu con, chiếm 55% cả nước, tập trung ở Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình,…; tổng đàn bò đạt 1,2 triệu con (chiếm 19% cả nước), nuôi bò sữa được chú trọng phát triển ở Mộc Châu; tổng đàn lợn đạt 5,5 triệu con, nuôi nhiều ở Bắc Giang, Phú Thọ, Sơn La,…
- Lâm nghiệp: tổng diện tích rừng lớn (chiếm 36,5% diện tích cả nước - 2021)
+ Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: sản lượng gỗ khai thác từ rừng sản xuất là gần 5,4 triệu m3 (chiếm 28,4% sản lượng cả nước), chủ yếu là gỗ tròn, gỗ xẻ; ngoài ra còn khai thác tre, nứa,… Ngành khai thác và chế biến gỗ phát triển và phân bố ở nhiều tỉnh như Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái,…
+ Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: việc trồng rừng được quan tâm nên diện tích rừng trồng tăng 0,5 triệu ha từ 2010 - 2021; công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng cũng được tiế hành ở nhiều vườn quốc gia như Hoàng Liên, Xuân Sơn, Ba Bể, Du Già, Phia Oắc - Phia Đén.
Câu 2: Phân tích tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
Câu 3: Trình bày sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên \\\\\\giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Trả lời:
Câu 4: Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế – xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ?
Trả lời:
Câu 5: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Giải thích tại sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Trả lời:
Việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vì:
- Để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống tại vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, cần khai thác các tiềm năng kinh tế như: khai thác khoáng sản, thủy năng, chế biến lâm sản, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, và phát triển du lịch sinh thái.
- Với địa hình đồi núi và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nếu việc khai thác không gắn với bảo vệ tài nguyên sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế và đời sống người dân.
- Thực tế, khai thác tài nguyên không hợp lý (đất trồng, rừng, nước, khoáng sản) đã làm suy giảm tài nguyên, gia tăng thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và cuộc sống của người dân.
Câu 2: Vì sao vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chè lớn nhất cả nước?
Trả lời:
Câu 3: Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Sưu tầm thông tin, tài liệu, tư liệu trên sách, báo, internet và trình bày về một dân tộc sinh sống ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
Dân tộc Tày:
- Lịch sử và địa bàn cư trú:
+ Dân tộc Tày là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đông nhất Việt Nam, với hơn 1,8 triệu người.
+ Người Tày sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ như: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,...
- Ngôn ngữ và trang phục
+ Người Tày nói tiếng Tày, thuộc ngữ chi Thái.
+ Trang phục truyền thống của người Tày là áo cánh ngắn, quần dài, váy chàm. Phụ nữ Tày thường đội khăn vấn đầu.
- Ẩm thực: Phong phú và đa dạng, với các món ăn đặc trưng như: bánh cuốn trứng, bánh chưng gấc, phở chua,...
- Nhà ở: Người Tày thường sinh sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống.
- Văn hóa tín ngưỡng: Người Tày thờ cúng tổ tiên, các vị thần linh và có nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ hội xuống đồng, Lễ hội Gầu Tào,...
- Nghề thủ công: Người Tày có nhiều nghề thủ công truyền thống như: dệt thổ cẩm, đan lát, làm đồ gốm,...
- Nét đẹp văn hóa:
+ Người Tày có nhiều làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc như: sli, lượn, hát then,...
+ Người Tày cũng có nhiều phong tục tập quán độc đáo như: tục "kéo vợ", tục "trai gái ngủ chung",...
- Vai trò trong đời sống xã hội: Người Tày đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Một số địa danh nổi tiếng:
+ Làng văn hóa du lịch cộng đồng Bản Quyền (Thái Nguyên)
+ Làng nhà sàn dân tộc Tày Cẩm Giàng (Lạng Sơn)
+ Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa (Thái Nguyên)
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án điện tử Địa lí 9 chân trời Bài 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (P2)