Câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời Bài 11: Vùng Đồng bằng sông Hồng

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 11: Vùng Đồng bằng sông Hồng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 9 CTST.

Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

BÀI 11: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Hồng. 

Trả lời:

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:

- Bao gồm 11 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.

- Diện tích 21,3 nghìn km2, chiếm khoảng 6,4% diện tích cả nước (2021).

- Có vùng biển rộng lớn thuộc vịnh Bắc Bộ với nhiều đảo, quần đảo như Cô Tô, Cái Bầu (Quảng Ninh); Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng),…

- Giáp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; nước làng giềng Trung Quốc. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông phát triển bậc nhất so với cả nước, từ vùng có thể kết nối thuận lợi với các vùng trong nước và các quốc gia trong khu vực.

Câu 2: Cho biết vị thế của thủ đô Hà Nội.

Trả lời:

Câu 3: Trình bày đặc điểm dân cư của vùng đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

Câu 4: Trình bày đặc điểm nguồn lao động của vùng đồng bằng sông Hồng. 

Trả lời:

Câu 5: Trình bày đặc điểm đô thị hoá ở vùng đồng bằng sông Hồng. 

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

- Tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp:

+ Là vùng trọng điểm sản xuất lương thực - thực phẩm thứ hai của cả nước, sau vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Những năm gần đây diện tích trồng lúa giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Hình thành các vùng lúa chất lượng cao (Nam Định, Thái Bình,…). Thế mạnh về sản xuất cây thực phẩm nhất là rau vụ đông, cây ăn quả tập trung ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,…

+ Ngành chăn nuôi chú trọng phát triển, vật nuôi chính là lợn, chiếm khoảng 20% cả nước và đàn gia cầm chiếm 25% cả nước (2021). Các tỉnh và thành phố nuôi nhiều lợn và gia cầm là Hà Nội, Thái Bình, Nam Định,…

+ Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững, hình thành các cụm liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản gắn với doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp:

+ Chú trọng phát triển qua việc thực hiện bảo vệ và trồng rừng ở vùng đồi núi, rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven biển.

- Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản:

+ Nuôi trồng và khai thác phát triển mạnh, đặc biệt là nuôi trồng do hiệu quả kinh tế cao.

+ Năm 2021, chiếm 12,6% diện tích và 17,4% sản lượng thủy sản nuôi trồng cả nước. Nuôi trồng thủy sản tập trung ở các bãi bồi, vịnh biển, bãi triều và diện tích mặt nước sông, hồ.

+ Thủy sản khai thác chiếm 9,1% sản lượng khai thác cả nước (2021). Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định,… là những địa phương khai thác và nuôi trồng nhiều thủy sản.

Câu 2: Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

Câu 3: Đồng bằng sông Hồng có những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản?

Trả lời:

Câu 4: Đô thị hoá ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng?

Trả lời:

Câu 5: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí của Đồng bằng sông Hồng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Sưu tầm thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet và trình bày về sông Hồng.

Trả lời:

Sông Hồng là con sông lớn thứ 26 trên thế giới, thứ 12 ở Châu Á. Sông Hồng bắt nguồn từ dãy Nguỵ Sơn (cao 1176m) thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, dài gần 1200km, chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Sông Hồng vào Việt Nam từ Hà Khẩu, dài khoảng 556km và bắt đầu vào Hà Nội từ xã Phong Vân, huyện Ba Vì, kết thúc ở xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, dài khoảng 120km.

Sông Hồng có hình nan quạt, địa hình lòng sông dốc nhiều ở thượng nguồn, dốc ít ở hạ nguồn nên mùa mưa lũ nước lên nhanh và rút chậm. Khối lượng nước hàng năm đổ ra biển của sông Hồng là rất lớn, ước tính khoảng 120-160km3/năm. Khối lượng trầm tích sông Hồng vận chuyển lên đến 50-130 triệu tấn/năm, đứng thứ 12 trong các sông mang nhiều phù sa trên thế giới. 

Chế độ thủy văn của sông Hồng được thể hiện thành 2 mùa rõ rệt: mùa cạn và mùa nước. Vào mùa cạn, thường từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh, khô và ít mưa, nguồn nước cung cấp cho cho sông chủ yếu là nước ngầm nên mực nước sông Hồng xuống thấp để lộ ra những bãi cát ven bờ và những cồn cát giữa sông. Mùa nước cạn, lượng dòng chảy của sông chỉ chiếm 20- 30% tổng lượng dòng chảy trong năm, dòng chảy ít biến động. Tuy nhiên sau khi có các hồ chứa nước trên toàn bộ hệ thống của sông Hồng thì lưu lượng nước ở hạ lưu đã giảm đáng kể, có lúc mực nước xuống quá thấp thậm chí nhiều đoạn dòng chảy bị thu nhỏ lại như rạch nước.  Mùa nước thường từ tháng 6- 10, cao nhất vào tháng 8. Lượng dòng chảy vào mùa nước chiếm khoảng 70- 80% tổng lượng dòng chảy trong năm. 

Câu 2: Phân tích tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

Câu 3: Dựa vào bảng số liệu dưới đây và kiến thức đã học:

MẬT ĐỘ DÂN SỐ PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA (NĂM 2021)

Khu vựcMật độ dân số trung bình (người/km2)
Cả nước297,0
Đồng bằng sông Hồng1.091,0
Trung du và miền núi Bắc Bộ136,0
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung215,0
Tây Nguyên111,0
Đông Nam Bộ778,0
Đồng bằng sông Cửu Long.426,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê

a) Nhận xét về mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng.

b) Mật độ dân số cao có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1:  Cho bảng số liệu: 

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp, dân số của cả nước và Đồng bằng sông Hồng, năm 2022

Tiêu chí

Vùng

Đất sản xuất nông nghiệp

(nghìn ha)

Dân số

(nghìn người)

Cả nước11.673,499.474,4
Đồng bằng sông Hồng770,523.454,2

Nguồn: Tổng cục Thống kê

a. Vẽ biểu đồ thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước (ha/người).

b. Nhận xét

Trả lời:

a. 

* Xử lí số liệu: 

BQ đất NN theo đầu người = Đất sản xuất nông nghiệp / Dân số = ? (ha/người)

- Ta có:

+ BQ đất NNĐN Cả nước = 11.673,4 nghìn ha / 99.474,4 nghìn người = 0,12 ha/người.

+ BQ đất NNĐN ĐB sông Hồng = 770,5 nghìn ha / 23.454,2 nghìn người = 0,03 ha/người.

* Vẽ biểu đồ:

BÀI 11: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG(15 CÂU)

Biểu đồ thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2022

b. Nhận xét:

Nhìn chung trong năm 2022, có sự chênh lệch đáng kể về Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người giữa Đồng bằng sông Hồng với cả nước, với diện tích đất bình quân đầu người của cả nước là 0,12 ha/người, gấp 4 lần so với đồng bằng sông Hồng (0,03 ha/người)

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Địa lí 9 Chân trời bài 11: Vùng Đồng bằng sông Hồng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay