Câu hỏi tự luận Hóa học 10 kết nối tri thức Ôn tập chương 1 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Hóa học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 1. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hóa học 10 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án hóa học 10 kết nối tri thức (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

(PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Trong một obitan chứa tối đa bao nhiêu electron?

Trả lời:

Chứa tối đa 2 electron có chiều ngược nhau.

Câu 2: Nguyên tử gồm mấy hạt? Đó là những hạt nào?

Trả lời:

Nguyên tử gồm 3 hạt: proton, neutron, electron.

Câu 3: Nguyên tử X có số proton là 17, số neutron là 18. Tính số khối của nguyên tử X.

Trả lời:

Số khối của nguyên tử X là: 17+18 = 35.

Câu 4: Đặc điểm chung của lớp electron ngoài cùng của kim loại?

Trả lời:

Thường có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng.

Câu 5: Số khối của nguyên tử được tính như thế nào?

Trả lời:

Được tính bằng tổng số proton và neutron.

Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố có số khối là bao nhiêu.

Trả lời:

Ta có  :

               

 Số khối của nguyên tố A= p + n = 27

Câu 7: Nguyên tố Carbon có hai đồng vị bền:  chiếm 98,89% và   chiếm 1,11%. Tính nguyên tử khối trung bình của Carbon.

Trả lời:

Gọi a,b lần lượt là phần trăm của ba đồng vị , .

A, B lần lượt là số khối của ba đồng vị.

Câu 8: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p64s1

Trả lời:

Z = E = 2 + 2 + 6 + 2 + 6 + 1 = 19

Câu 9: Hydrogen có hai đồng vị với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử  (99,984%),   (0,016%) và chlorine có hai đồng vị với tỉ lệ phần trăm nguyên tử  (75,53%), và  (24,47%). Có bao nhiêu phân tử HCl khác nhau được tạo nên từ đồng vị đã cho?

Trả lời:

Có 4 phân tử HCl khác nhau được tạo nên từ các đồng vị trên là: , .

Câu 10: Nguyên tử khối của của sodium, zinc, oxygen lần lượt là 22,990 amu, 65 amu, 18 amu. Hãy tính khối lượng nguyên tử của của các nguyên tử trên.

Trả lời:

1 amu = 1,66.10-27 -27 kg

- Khối lượng nguyên tử sodium: 1,66.10-27  -27 × 22,990 = 3,81.10-26 -26kg

- Khối lượng nguyên tử zinc: 1,66.10-27 -27  × 65 = 1,079.10-27  -27 kg

- Khối lượng nguyên tử oxygen: 1,66.10-27 -27  × 18 = 2,988.10-27  -27 kg

Câu 11: Cation X3+ có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là 2s22p6. Viết cấu hình electron của nguyên tử X.

Trả lời:

X - 3e -> X3+

Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p1

Câu 12: Viết cấu hình của electron của nguyên tử aluminium (Z = 13). Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn nguyên tử aluminium thường hay nhận bao nhiêu electron. Aluminium thể hiện tính chất kim loại hay phi kim.

Trả lời:

Cấu hình electron của chlorine: 1s22s22p63s23p1.

Vì có 3 electron lớp ngoài cùng nên aluminium thể hiện tính kim loại.

Cấu hình electron của khí hiếm có 8 electron lớp ngoài cùng nên aluminium cần nhường thêm 3 electron.

Câu 13: Biết rằng nguyên tố Argon có 3 đồng vị khác nhau, với số khối lần lượt là 36, 38 và A. Phần trăm số nguyên tử của các đồng vị tương ứng là 0,34%, 0,06% và 9,6%. Tính số khối A của đồng vị thứ ba, biết rằng nguyên tử khối trung bình của argon = 39,98.

Trả lời:

Nguyên tử khối trung bình của argon là:

Vậy số khối của đồng vị thứ ba của Argon là 40.

Câu 14: Ở 20°C  DFe = 7,87 g/cm³  với giả thiết trong các tinh thể các nguyên tử Iron là những hình hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe trống giữa các quả cầu. Khối lượng nguyên tử của Iron = 55,85 amu. Tình bán kính gần đúng của nguyên tử Iron ở 20°C.

Trả lời:

Trong 1 mol Iron thì thể tích của tinh thể Iron là:

 cm3.

Vì nguyên tử Ion là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể nên thể tích thực của nguyên tử Iron là: 

cm3.

Vậy 1 mol Iron có thể tích là 5,325cm3

1 mol có 6,023×1023 nguyên tử, nên thể tích của một nguyên tử ion là:

 cm3.

Bán kính của nguyên tử Iron là      suy ra:

 cm.

Bài 15: Cho nguyên tử M khi mất đi 1 electron ta được cation M+ +có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng 3p6.

a) Trình bày sự phân bố electron theo orbital.

b) Cho biết số electron độc thân của nguyên tử M?

Trả lời:

a) Cấu hình electron M +: 1s22s22p63s23p6.

M – 1e M +

Nên cấu hình electron của M là: 1s22s22p63s23p64s1.

Sự phân bố electron theo orbital:

b) Số electron độc thân của nguyên tử M: 1.

Câu 16: Antimoni (Sb) chứa hai đồng vị chính  và , khối lượng nguyên tử trung bình của antimoni là 121,75.Phần trăm khối lượng của đồng vị  trong Sb2O3 .

Trả lời:

Nguyên tử khối trung bình của antimoni là:

 a = 62,5.

Phần trăm khối lượng của đồng vị là 62,5%.

Phần trăm khối lượng của đồng vị trong Sb2O3 là:

.

Câu 17:  Cho biết một nguyên tử Magnesium (Mg) có 12 electron, 12 proton, 12 neutron.

a) Tính khối lượng của một nguyên tử magnesium

b)Một mol nguyên tử magnesium nặng 24,305 gam. Tính số nguyên tử magnesium có trong 1 mol magnesium.

Trả lời:

a)             m = me + mp + mn = 12×9,109.10 -31 + 12×1,675.10 -27 = 4,019.10 -26 kg

b)             Khối lượng của nguyên tử magnesium: 4,019.10 -26 kg = 4,019.10 -23g

Một mol nguyên tử magnesium nặng 24,305 nên số nguyên tử magnesium có trong một mol magnesium là:

Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3s. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3s và có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3.

a) Hãy viết cấu hình electron của X và Y.

b) X và Y là kim loại hay phi kim.

Trả lời:

a) Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3s và có 5 electron ở lớp ngoài cùng nên Y có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p3. Số electron của Y là 13.

Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3 , mà X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3s nên X có cấu hình electron là: 1s22s22p63s2

b) Vì X có 2 electron ở lớp ngoài cùng nên X là kim loại. Vì Y có 5 lớp electron lớp ngoài cùng nên Y là phi kim

Câu 19: Trong tự nhiên, magnesium có ba đồng vị bền   với thành phần phần trăm lần lượt là 78,6%; 10,1%; 11,3%.

Giả sử trong một lượng magnesium có 50 nguyên tử , thì số nguyên tử tương ứng của hai đồng vị còn lại là bao nhiêu

Trả lời:

Gọi a, b lần lượt là số nguyên tử của đồng vị

Vậy số nguyên tử của đồng vị  lần lượt là 389 và 56.

Câu 20: Một hợp chất B được tạo bởi kim loại hóa trị II và một phi kim hóa trị I. Tổng số hạt trong phân tử B là 290. Tổng số hạt không mang điện là 110, hiệu số hạt không mang điện giữa phi kim và kim loại là 70. Tỉ lệ số hạt mang điện của kim loại so với phi kim b là 2/7 tìm số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân Z của kim loại và phi kim trên?

Trả lời:

Gọi kim loại và phi kim lần lượt là X và Y

Công thức tạo thành B là XY2,

Tổng số hạt trong B (gồm 1 nguyên tử X và 2 nguyên tử Y) :

2Zx + Nx + 2.(2Z + 2.(2Zy + N + Ny) = 290 (1)

Tổng số hạt không mang điện trong B (gồm 1 nguyên tử X và 2 nguyên tử Y):

Nx + 2Ny = 110 (2)

Hiệu số hạt không mang điện giữa phi kim và kim loại : 2Ny − Nx =70 (3)

Tỉ lệ số hạt mang điện của kim loại so với phi kim trong B: (4)

Ta có:

(2)        (3) ⇒

Từ (1) (2) (3) (4)

=>

Vậy X có Z = 20, A = 40 ; Y có Z = 35, A = 80

=> Giáo án hóa học 10 kết nối bài 4: Ôn tập chương 1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Hóa học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay