Câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Chân trời sáng tạo bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử và địa lí 4 Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM

BÀI 2: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở ĐỊA PHƯƠNG EM

I. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Nơi em sinh sống thuộc quận/huyện nào?

Trả lời:

Nơi em sinh sống thuộc quận Hoàn Kiếm

Câu 2: Địa phương nơi em sinh sống có địa danh nào nổi tiếng?

Trả lời:

Địa phương nơi em sinh sống có địa danh nổi tiếng là Hồ Gươm

Câu 3: Địa phương nơi em sinh sống có tiếp giáp biển hay núi không?

Trả lời:

Địa phương nơi em sinh sống không tiếp giáp biển hay núi

Câu 4: Hãy kể tên 3 con đường ở địa phương em

Trả lời:

3 con đường ở địa phương em là: phố Hàng Trống, phố Hàng Ngang, phố Hàng Lược

II. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Địa phương em ở có khí hậu như thế nào?\

Trả lời:

Địa phương em ở có khí hậu nóng và lạnh theo mùa

Câu 2: Hoạt động kinh tế của địa phương em có đặc điểm nào nổi bật?

Trả lời:

Hoạt động kinh tế của địa phương em có đặc điểm nổi bật là: Khai thác du lịch

Câu 3: Hiện trạng môi trường của địa phương em hiện tại như thế nào? Có tình trạng bị ô nhiễm không?

Trả lời:

Hiện trạng môi trường của địa phương em hiện tại có tình trạng bị ô nhiễm như ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm rác thải, nguồn nước,…

III. VẬN DỤNG (1 CÂU)

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu một đặc điểm nổi bật ở địa phương em

Trả lời:               

Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội. Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này đổi tên thành Văn Miếu Hà Nội. Trong lịch sử, di tích này là nơi thờ Thánh Nho (Khổng Tử), Chu Công, tứ phối, thất thập nhị hiền, Chu Văn An và là trường Quốc Học đào tạo trí thức Nho học của nước ta từ thời Lý đến thời Lê; đồng thời cũng là nơi dựng bia “đề danh” (hiện còn 82 bia) những tiến sĩ đã đỗ đạt trong các kỳ thi tiến sĩ từ thời Lý đến thời Lê, trong đó có nhiều danh nhân trong lịch sử nước ta.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu quá trình phát triển của địa phương nơi em sinh sống

Trả lời:

Quá trình phát triển của địa phương nơi em sinh sống:

Quận Ba Đình được thành lập ngày 31/5/1961, mang tên khu phố Ba Đình, năm 1981 đổi tên thành quận Ba Đình. Qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay quận có diện tích 9,29km2 gồm 14 phường, dân số trên 224 nghìn nhân khẩu.

Trong lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc, nơi đây luôn được coi là vùng đất địa linh nhân kiệt với nhiều di tích lịch sử, có truyền thống yêu nước, hiếu học, lao động sáng tạo, tài hoa và có nhiều nét văn hóa phong phú; Một địa danh gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, của Thăng Long - Hà Nội. Ngày nay, quận Ba Đình vẫn giữ vị trí quan trọng là một trong những quận của Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; Là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.

=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời bài 2: Thiên nhiên và con người ở địa phương em

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay