Câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Chân trời sáng tạo bài 11: Sông Hồng và văn minh sông Hồng

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 11: Sông Hồng và văn minh sông Hồng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử và địa lí 4 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

BÀI 11: SÔNG HỒNG VÀ VĂN MINH SÔNG HỒNG

I. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Sông Hồng được bắt nguồn từ đâu?

Trả lời:

Sông Hồng được bắt nguồn từ Trung Quốc

Câu 2: Sông Hồng còn có tên gọi khác là gì?

Trả lời:

Sông Hồng còn có tên gọi khác là: Sông Nhị Hà, Hồng Hà, Kẻ Chợ,…

Câu 3: Trống đồng Đông Sơn được phát hiện lần đầu tiên ở đâu?

Trả lời:

Trống Đồng Đông Sơn được phát hiện lần đầu tiên tại huyện Đông Sơn (tỉnh Thanh Hóa)

Câu 4: Nguồn lương thực chính của cư dân Việt Cổ alà gì?

Trả lời:

Nguồn lương thực chính của người dân Việt Cổ là gạo, chủ yếu là gạo nếp

Câu 5: Nền văn minh đầu tiên của người Việt Cổ hình thành cách đây khoảng bao nhiêu năm?

Trả lời:

Nền văn minh đầu tiên của người Việt Cổ hình thành cách đây 2700 năm

II. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh sông Hồng

Trả lời:

Một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh sông Hồng là:

+ Sự ra đời của nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc

+ Trống đồng Đông Sơn

+ Thành Cổ Loa

Câu 2: Em hãy khái quát một số đặc điểm nổi bật về đời sống vật chất của của người dân Việt Cổ

Trả lời:

Một số đặc điểm nổi bật của người dân Việt Cổ là:

+ Ở nhà sàn

+ Đi lại chủ yếu bằng thuyền

+ Nam thường đóng khố, cởi trần

+ Nữ mặc váy và áo yếm

+ Họ biết trồng rau, nuôi tằm, dệt vải,…

Câu 3: Tín ngưỡng của người dân Việt Cổ có gì đặc biệt?

Trả lời:

Cư dân Việt Cổ có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các vị thần như: thần Sông, thần Núi,…

Câu 4: Đời sống tinh thần của người Việt Cổ có những nét đặc trưng nào?

Trả lời:

Đời sống tinh thần của người Việt Cổ có những nét đặc trưng là:

+ Tục nhuộm răng đen, ăn trầu

+ Vào những ngày hội, họ thường hóa trang, vui chơi, nhảy múa,…

III. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Hiện nay, sông Hồng đang phải hứng chịu những tác động gì? Chúng ta cần đưa ra những giải pháp như thế nào để giải quyết những tác động đó?

Trả lời:

Hiện nay, sông Hồng đang phải chịu những tác động do tự nhiên và con người gây ra như: nguồn nước ô nhiễm, sạt lở bờ sông,…Vì vậy, chúng ta cần khai thác hợp lý, bảo vệ môi trường, tuyên truyền mọi người cùng chung tay bảo vệ nguồn nước sông Hồng

Câu 2: Em hãy tìm hiểu và kể tên một số phong tục, tập quán của người Việt cổ còn lưu giữ đến ngày nay

Trả lời:

Một số phong tục, tập quán còn lưu giữ đến ngày nay:

+ Ăn trầu

+ Tổ chức lễ hội, vui chơi, nhảy múa

IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Sông Hồng có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư?

Trả lời:

+ Cung cấp nguồn nước tưới cho phát triển sản xuất nông nghiệp

+ Điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt vào mùa mưa và cung cấp nước và mùa khô cho sản xuất, sinh hoạt

+ Ngoài ra còn phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, giao thông đường sông

=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời bài 11: Sông Hồng và văn minh sông Hồng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay