Câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Chân trời sáng tạo bài 4: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 4: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử và địa lí 4 Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

BÀI 4: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

I. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Đỉnh Phan-xi-păng có độ cao bao nhiêu?

Trả lời:

Đỉnh Phan-xi-păng có độ cao là 3143m

Câu 2: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ nằm ở phía nào của nước ta?

Trả lời:

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ nằm ở phía Bắc nước ta

Câu 3: Địa hình chủ yếu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là gì?

Trả lời:

Địa hình chủ yếu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là đồi núi

Câu 4: Hãy kể tên 3 con sông lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

Trả lời:

3 con sông lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là: sông Hồng, sông Đà, sông Lô

II. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Các con sông trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm như thế nào?

Trả lời:

Các con sông trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều thác ghềnh, có khả năng phát triển thủy điện

Câu 2: Vùng trung du là vùng như thế nào?

Trả lời:

Vùng trung du là những vùng có các đồi đỉnh tròn, sườn thoải, nằm ở nơi chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng

Câu 3: Khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm như thế nào?

Trả lời:

Khoảng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thuộc vào vùng tài nguyên phong phú nhất nước ta. Các khoáng sản chính là than, sắt, a-pa-tít,…

Câu 4: Đặc điểm nổi bật của khí hậu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là gì?

Trả lời:

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh nhất cả nước.. Khí hậu của vùng cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi độ cao và đia hình. Ở các vùng núi cao, nhiệt độ hạ thấp vào các tháng mùa đông đôi khi có tuyết rơi

III. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu những biện pháp phòng chống thiên tai mà em biết

Trả lời:

Những biện pháp phòng chống thiên tai mà em biết là:

+ Trồng rừng và bảo vệ rừng

+ Xây dựng công trình thủy lợi

+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên

Câu 2: Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Trả lời:

Thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế: công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, trồng và chế biến cây công nghiệp,…

Khó khăn do địa hình bị chia cắt, thiên tai (lũ quét, sạt lở đất,…)

IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu những điều em biết về dãy Hoàng Liên Sơn

Trả lời:

Hoàng Liên Sơn là một dãy núi có độ dài khoảng 180km bắt đầu từ Tây Bắc đến Đông Nam, nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, và đến tận phía Tây của Yên Bái. Hoàng Liên Sơn sở hữu nhiều ngọn núi cao trên dưới 3.000m như: Tả Giàng Phình, Pu Ta Leng, Pù Luông, Hàm Rồng, nhưng cao nhất là đỉnh Fansipan. Với độ cao lý tưởng như thế, Hoàng Liên Sơn không chỉ thu hút du khách đến tham quan du lịch mà còn là nơi truyền cảm hứng cho những nhiếp ảnh gia đến đây săn ảnh mây núi bồng bềnh, ảo diệu. 

=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời bài 4: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay