Câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Chân trời sáng tạo bài 3: Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 3: Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử và địa lí 4 Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM

BÀI 3: LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG EM

I. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Địa phương nơi em sinh sống có món ăn nào nổi tiếng?

Trả lời:

Nơi em sinh sống là thành phố Hà Nội có món phở vô cùng nổi tiếng

Câu 2: Hãy kể tên danh nhân tiêu biểu ở địa phương em

Trả lời:

Danh nhân tiêu biểu ở địa phương em là: Cao Bá Quát

Câu 3: Địa phương em có lễ hội nào nổi tiếng?

Trả lời:

Địa phương em có lễ hội Lim nổi tiếng

 

II. THÔNG HIỂU (2 CÂU)

Câu 1: Những phong tục đặc trưng ở địa phương em là gì?

Trả lời:

Những phong tục đặc trưng ở địa phương em là: bày mâm mũ quả, xông đất, lì xì, cúng ông Táo về trời,…

Câu 2: Nếu được giới thiệu với bạn bè về địa phương em, em sẽ giới thiệu điều gì?

Trả lời:

Nếu được giới thiệu với bạn bè về địa phương em, em sẽ giới thiệu những món ăn đặc trưng và nét văn hóa ở địa phương em

III. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Hãy viết đoạn văn ngắn giới thiệu một món ăn đặc trưng của địa phương em

Trả lời:

Phở nổi tiếng nhất vẫn là phở Hà Nội. Không biết tự bao giờ, phở đã trở thành món ăn vô cùng hấp dẫn mỗi khi đến Hà Nội. Với hương vị độc đáo không có một nơi nào có được, phở Hà Nội đã in sâu vào tiềm thức con người, mặc định nó là món ăn ngon nhất. Muốn ăn phở phải đến Hà Nội. Vào những năm 1940. phở đã rất nổi tiếng ở Hà Nội. Phở là một món ăn có thể ăn vào bất cứ khoảng thời gian nào mà bạn muốn: sáng, trưa, chiều, tối đều được cả. Điểm đặc biệt, món phở không ăn kèm, uống kèm bất cứ thứ gì khác. Một bát phở bao gồm: nước dùng, bánh phở, gia vị ăn kèm như tiêu, hành lá, lát chanh, ớt… Nước dùng của phở có thể được chế biến từ xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Bánh phở phải dai, mềm. Hành lá, ớt, tiêu tăng thêm mùi vị của bát phở. Tùy thuộc vào bí quyết nấu mà mỗi nơi lại có mùi vị của phở khác nhau.

Câu 2: Hãy nêu khái quát những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống địa phương em

Trả lời:

Đã từ bao đời, thủ đô Hà Nội luôn được đánh giá là nơi có nền văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú, đồng thời cũng mang đậm bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng là vùng đất có những công trình kiến trúc và di tích mang đậm dấu ấn lịch sử của những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Hà Nội cũng là nơi có nền ẩm thực hết sức đặc sắc và tạo được sức hút với nhiều du khách trên thế giới. Là vùng đất có bề dày lịch sử với hơn 1000 năm văn hiến, từ thuở kinh thành Thăng Long cho đến nay Hà Nội vẫn luôn là trung tâm lớn nhất cả nước với những di tích văn hóa và phi vật thể được UNESCO công nhận trên toàn thế giới.

IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Theo em, văn hóa truyền thống có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của địa phương?

Trả lời:

Văn hóa truyền thống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của địa phương. Văn hóa truyền thống trở thành một cột trụ để xác lập nền tảng phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc và đề kháng những tác động tiêu cực đối với nền văn hóa đó.

=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời bài 3: Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương em

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay