Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 7 (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 7. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 7

ANH HÙNG VỀ NGHỆ SĨ

Câu 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục bài Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ

Trả lời:

  • A. Tác giả
  • B. Tác phẩm

Câu 2: Luận về tư tưởng dùng binh Nguyễn Trãi đã đưa ra quan điểm và lập luận, bằng chứng, lí lẽ ra sao?

Trả lời:

- Mở đầu bức thư bằng tư tưởng dùng binh. Một trong những tư tưởng quan trọng của binh pháp đó chính là hiểu biết “thời” và “thế”. Cụ thể tác giả viết “Được thời và thế thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn; mất thời không thế thì hoá mạnh ra yếu, yên lại thành nguy”. - Mở đầu bức thư bằng tư tưởng dùng binh. Một trong những tư tưởng quan trọng của binh pháp đó chính là hiểu biết “thời” và “thế”. Cụ thể tác giả viết “Được thời và thế thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn; mất thời không thế thì hoá mạnh ra yếu, yên lại thành nguy”.

- Luận điểm chính được nhắc đến ở phần này là “ Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi” -> răn giặc biết rõ thời thế tiến lùi mới được xem là người dùng binh giỏi. - Luận điểm chính được nhắc đến ở phần này là “ Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi” -> răn giặc biết rõ thời thế tiến lùi mới được xem là người dùng binh giỏi.

- Hệ thống lí lẽ chặt chẽ: : “Được thời có thế thì mất biến thành con, nhỏ hóa ra lớn, mất thời thất thế, thì mạnh hóa yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi” - Hệ thống lí lẽ chặt chẽ: : “Được thời có thế thì mất biến thành con, nhỏ hóa ra lớn, mất thời thất thế, thì mạnh hóa yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi”

-> Khi có thời thế hay hành động hợp thời thế thì dù gian khó cũng sẽ đi đến thành công. Khi không ó thời thế lại thành động không hợp thời thế thì dù đang hùng mạnh cũng sẽ đi đến thất bại. Sự thay đổi này sẽ diễn ra rất -> Khi có thời thế hay hành động hợp thời thế thì dù gian khó cũng sẽ đi đến thành công. Khi không ó thời thế lại thành động không hợp thời thế thì dù đang hùng mạnh cũng sẽ đi đến thất bại. Sự thay đổi này sẽ diễn ra rất  nhanh người dùng binh nên biết điều này.

- Bằng chứng xác thực “Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?”  - Bằng chứng xác thực “Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?”

-> Tướng giặc không hiểu biết thời thế lại dùng lời lẽ ngụy biện để tự dối mình, dối người, đầy là bằng chứng của sự kém cỏi, không đáng mặt cầm quân và khó để thành công. -> Tướng giặc không hiểu biết thời thế lại dùng lời lẽ ngụy biện để tự dối mình, dối người, đầy là bằng chứng của sự kém cỏi, không đáng mặt cầm quân và khó để thành công.

Câu 3: Em hãy phân tích ngôn ngữ và giọng điệu của tác giả trong văn bản "Thư lại dụ Vương Thông"?

Trả lời:

Ngôn ngữ đanh thép, cô đúc.

Giọng văn mạnh mẽ, dứt khoát; dẫn ra các lí lẽ, bằng chứng xác đáng đã tạo nên tính chất đanh thép, quyết đoán trong phần này.

Câu 4: Dục Thúy Sơn thuộc thể loại thơ nào? Em biết những bài thơ nào thuộc thể loại đó

Trả lời:

Dục Thúy Sơn được viết theo thể ngũ ngôn

Một vài bài thơ thuộc thể loại này: Phò giá về Kinh, Bắt nạt – Nguyễn Thế Hoàng Linh.

Câu 5: Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ.

Trả lời:

Một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ:

- Bản dịch nghĩa dịch hoàn toàn chính xác lại nghĩa của câu thơ chữ Hán, nhưng không có vần, không được coi là thơ. - Bản dịch nghĩa dịch hoàn toàn chính xác lại nghĩa của câu thơ chữ Hán, nhưng không có vần, không được coi là thơ.

- Bản dịch thơ được coi là thơ, ngắn gọn nhưng không làm rõ hết được ý tứ của nguyên bản chữ Hán. - Bản dịch thơ được coi là thơ, ngắn gọn nhưng không làm rõ hết được ý tứ của nguyên bản chữ Hán.

Câu 6: Vì sao có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại?

Trả lời:

Những năm thế kỉ XIV, nước ta bị xâm lược, nhà Hồ lật đổ nhà Trần, quân Minh xâm lược nước ta. Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, Nguyễn Trãi đã tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa. Ông trở thành vị quân sư số 1, giúp Lê Lợi vạch chiến lược tiêu diệt kẻ thù xâm lược, giữ trọng trách chính trị, ngoại giao. Năm 1427 cuộc khởi nghĩa Lam sơn toàn thắng, ông thừa lệnh viết Bình Ngô đại cáo, hăm hở vào công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc một mực trung hiếu cho đến khi phải chịu oan án. Tư tưởng chính trị mà ông suốt đời phấn đấu và phụng sự hết mình là tư tưởng nhân nghĩa mà cái nền tảng chính là tình yêu nước và lòng thương dân. Chính vì thế có thể nói  Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại đã góp phần làm nên lịch sử dân tộc nước nhà.

Câu 7: Hình ảnh nào trong bài thơ “Dục thuý sơn” để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất?

Trả lời:

Hình ảnh trong bài thơ để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh hoa sen nổi trên mặt nước. Tôi ấn tượng sâu sắc nhất hình ảnh này vì một cảnh tượng tưởng chừng nhưng chẳng có gì đặc biệt lại được miêu tả, cho thấy sự rung động trước cái đẹp trong tâm hồn tác giả

Câu 8: Dựa vào gợi ý trong phần cước chú (SGK,tr.24), hãy sưu tầm một bài thơ của tác giả khác cùng viết về núi Dục Thúy. Nêu cảm nhận của em về bài thơ đó.

Trả lời:

- Phần cước chú trong SGK đã gợi ý cho biết: Núi Dục Thuý (núi Non Nước ở Ninh Bình) từng được mệnh danh là “núi thơ” vì đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều thi nhân. Nổi tiếng trong số đó có thể kể đến là: Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Thiệu Trị, Tự Đức, Cao Bá Quát, Tản Đà,... Thông qua các nguồn tài liệu như các tổng tập, hợp tuyển thơ văn hoặc thi tập riêng của các tác giả hoặc dựa vào gợi ý của các công cụ tìm kiếm tài liệu trên internet, bạn có thể đọc mở rộng và tìm được một tác phẩm thơ ca theo yêu cầu (thơ ca trung đại viết bằng chữ Hán, chữ Nôm hoặc thơ ca hiện đại viết bằng chữ quốc ngữ). Từ đó lựa chọn một tác phẩm mà mình yêu thích, chép lại để giới thiệu với thầy cô và các bạn. Lưu ý: ghi rõ tên tác phẩm, tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác (nếu biết); nếu là thơ chữ Hán thì có cả phần phiên âm và bản dịch; hệ thống cước chứ,;... - Phần cước chú trong SGK đã gợi ý cho biết: Núi Dục Thuý (núi Non Nước ở Ninh Bình) từng được mệnh danh là “núi thơ” vì đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều thi nhân. Nổi tiếng trong số đó có thể kể đến là: Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Thiệu Trị, Tự Đức, Cao Bá Quát, Tản Đà,... Thông qua các nguồn tài liệu như các tổng tập, hợp tuyển thơ văn hoặc thi tập riêng của các tác giả hoặc dựa vào gợi ý của các công cụ tìm kiếm tài liệu trên internet, bạn có thể đọc mở rộng và tìm được một tác phẩm thơ ca theo yêu cầu (thơ ca trung đại viết bằng chữ Hán, chữ Nôm hoặc thơ ca hiện đại viết bằng chữ quốc ngữ). Từ đó lựa chọn một tác phẩm mà mình yêu thích, chép lại để giới thiệu với thầy cô và các bạn. Lưu ý: ghi rõ tên tác phẩm, tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác (nếu biết); nếu là thơ chữ Hán thì có cả phần phiên âm và bản dịch; hệ thống cước chứ,;...

- Nêu cảm nhận về bài thơ: Đây là một câu hỏi mở, có thể phát biểu tự do về cảm xúc của mình khi đọc tác phẩm. Tuy vậy, trả lời dạng câu hỏi này đòi hỏi phải chân thật, xuất phát từ việc trân trọng tác phẩm và từ chính những cảm thụ của mình. Câu trả lời một cách chung chung, không xuất phát từ việc cảm thụ tác phẩm sẽ không đạt yêu cầu. - Nêu cảm nhận về bài thơ: Đây là một câu hỏi mở, có thể phát biểu tự do về cảm xúc của mình khi đọc tác phẩm. Tuy vậy, trả lời dạng câu hỏi này đòi hỏi phải chân thật, xuất phát từ việc trân trọng tác phẩm và từ chính những cảm thụ của mình. Câu trả lời một cách chung chung, không xuất phát từ việc cảm thụ tác phẩm sẽ không đạt yêu cầu.

Câu 9: Theo em, câu thơ nào trong bài thể hiện rõ nhất sự liên tưởng - tưởng tượng của tác giả? Biện pháp tu từ nổi bật nhất được tác giả sử dụng trong câu thơ để biểu đạt sự liên tưởng - tưởng tượng là gì?

Trả lời:

- Bài thơ có nhiều câu thơ thể hiện năng lực liên tưởng bất ngờ, sự tưởng tượng nhạy cảm và phong phú của tác giả. Trong đó, câu thơ thứ 3 (Liên hoa phù thuỷ thượng) và câu thơ thứ 5 (Tháp ảnh trâm thanh ngọc) có thể coi là nổi bật nhất. - Bài thơ có nhiều câu thơ thể hiện năng lực liên tưởng bất ngờ, sự tưởng tượng nhạy cảm và phong phú của tác giả. Trong đó, câu thơ thứ 3 (Liên hoa phù thuỷ thượng) và câu thơ thứ 5 (Tháp ảnh trâm thanh ngọc) có thể coi là nổi bật nhất.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cả hai câu thơ thứ 3 và thứ 5 đều là so sánh, ẩn dụ. - Biện pháp tu từ được sử dụng trong cả hai câu thơ thứ 3 và thứ 5 đều là so sánh, ẩn dụ.

Câu 10: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua một số câu thơ mà anh chị cảm nhận sâu sắc nhất

Trả lời:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương"

Hai câu thơ cuối của bài " Cảnh ngày hè" cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi muốn có cây đàn của vua Thuấn để gảy lên khúc ca sự no ấm, thái bình của người dân. Ông là người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho đất nước. Nhìn thấy dân làng chài trong cảnh yên vui cũng đủ khiến ông yên lòng.  m điệu những câu thơ lục ngôn ( sáu chữ) kết thúc bài thơ khác âm điệu những câu thơ thất ngôn ( bảy chữ) ở chỗ nó như dồn nén trong câu chữ những tính cảm của ông dành cho nhân dân. Ông ước mơ người dân đất nước ta có cuộc sống no đủ sum vầy hạnh phúc, ấm êm.

Câu 11: Sự hoài niệm của tác giả trước cảnh đẹp núi Dục Thúy gợi cho em suy nghĩ gì về đời sống tâm hồn của nhà thơ?

Trả lời:

- Về “đối tượng” hoài niệm, trong trường hợp cụ thể này là nhân vật lịch sử Trương Hán Siêu ở đời Trần và danh thắng di tích lịch sử núi Dục Thuý. Việc tìm hiểu thêm một số thông tin về Trương Hán Siêu và núi Dục Thuý là cần thiết: - Về “đối tượng” hoài niệm, trong trường hợp cụ thể này là nhân vật lịch sử Trương Hán Siêu ở đời Trần và danh thắng di tích lịch sử núi Dục Thuý. Việc tìm hiểu thêm một số thông tin về Trương Hán Siêu và núi Dục Thuý là cần thiết:

+ Trương Hán Siêu là người có tài thao lược, có công phát triển tư tưởng quân sự Đại Việt, giúp bàn định mưu kế trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần 2 và 3, được nhiều vua đời Trần và Trần Hưng Đạo mến phục. Cùng với các danh thần nổi tiếng thời Trần như Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Nguyễn Trung Ngạn, Mạc Đĩnh Chi,... ông được lịch sử đánh giá là một tài năng lỗi lạc. Trương Hán Siêu có học vấn uyên bác, là Hàn lâm học sĩ, làm đến chức Thượng thư, được truy tặng hàm Thái bảo, Thái phó, được thờ ở Văn Miếu, danh tiếng sánh ngang các bậc tiên hiền. Bên cạnh tư cách một nhà chính trị, một nhà tư tưởng, một nhà sử học, một nhà giáo,... Trương Hán Siêu còn là một nhà văn hoá, một nhà thơ, nhà văn có nhiều cống hiến. Tác phẩm văn học của ông nổi tiếng nhất là bài Bạch Đằng giang phú, được hậu thế liệt vào những áng thiên cổ hùng văn của nước Việt văn hiến. + Trương Hán Siêu là người có tài thao lược, có công phát triển tư tưởng quân sự Đại Việt, giúp bàn định mưu kế trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần 2 và 3, được nhiều vua đời Trần và Trần Hưng Đạo mến phục. Cùng với các danh thần nổi tiếng thời Trần như Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Nguyễn Trung Ngạn, Mạc Đĩnh Chi,... ông được lịch sử đánh giá là một tài năng lỗi lạc. Trương Hán Siêu có học vấn uyên bác, là Hàn lâm học sĩ, làm đến chức Thượng thư, được truy tặng hàm Thái bảo, Thái phó, được thờ ở Văn Miếu, danh tiếng sánh ngang các bậc tiên hiền. Bên cạnh tư cách một nhà chính trị, một nhà tư tưởng, một nhà sử học, một nhà giáo,... Trương Hán Siêu còn là một nhà văn hoá, một nhà thơ, nhà văn có nhiều cống hiến. Tác phẩm văn học của ông nổi tiếng nhất là bài Bạch Đằng giang phú, được hậu thế liệt vào những áng thiên cổ hùng văn của nước Việt văn hiến.

+ Núi Non Nước là một danh thắng ở đất Cố đô Hoa Lư, nằm án ngữ ngã ba sông Vân - sông Đáy, hồi thế kỉ XV, vùng này còn gần cửa biển. Thời Lý Nhân Tông, quốc sư Minh Không đã xây dựng chùa tháp ở núi này. Trương Hán Siêu là người đã đặt tên cho núi là Dục Thuý. Đời Trần Hiển Tông, sư Trí Nhu cho trùng tu và mời Trương Hán Siêu soạn bài kí ghi sự việc, chính là bài Dục Thuý sơn Linh Tế tháp kí (Bài kí tháp Linh Tế núi Dục Thuý) nổi tiếng. Cả đời theo đuổi công danh sự nghiệp, về già ở ẩn non xanh, Thăng Phủ viết Dục Thuý sơn ký thác tâm tư. Bài thơ đã gợi hứng cho hàng loạt sáng tác về sau. Non Nước thành nơi lưu dấu chân và bút đề của hàng chục tao nhân mặc khách trải các đời (như Phạm Sư Mạnh, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Thiệu Trị, Tự Đức, Cao Bá Quát, Tản Đà,...), khiến núi Dục Thuý được mệnh danh là “núi thơ. + Núi Non Nước là một danh thắng ở đất Cố đô Hoa Lư, nằm án ngữ ngã ba sông Vân - sông Đáy, hồi thế kỉ XV, vùng này còn gần cửa biển. Thời Lý Nhân Tông, quốc sư Minh Không đã xây dựng chùa tháp ở núi này. Trương Hán Siêu là người đã đặt tên cho núi là Dục Thuý. Đời Trần Hiển Tông, sư Trí Nhu cho trùng tu và mời Trương Hán Siêu soạn bài kí ghi sự việc, chính là bài Dục Thuý sơn Linh Tế tháp kí (Bài kí tháp Linh Tế núi Dục Thuý) nổi tiếng. Cả đời theo đuổi công danh sự nghiệp, về già ở ẩn non xanh, Thăng Phủ viết Dục Thuý sơn ký thác tâm tư. Bài thơ đã gợi hứng cho hàng loạt sáng tác về sau. Non Nước thành nơi lưu dấu chân và bút đề của hàng chục tao nhân mặc khách trải các đời (như Phạm Sư Mạnh, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Thiệu Trị, Tự Đức, Cao Bá Quát, Tản Đà,...), khiến núi Dục Thuý được mệnh danh là “núi thơ.

- Hai câu kết bài thơ này, cũng giống như các bài thơ vịnh cảnh khác cùng chủ đề của Nguyễn Trãi, vượt thoát khỏi âm hưởng tán tụng, ngợi ca của thơ vịnh cảnh đời Lê, lại thường là sự bộc lộ những suy tư về con người, về lịch sử, về dân tộc. Ý thơ thể hiện rõ sự hoài niệm, nhớ tiếc những gì đã qua: con người có tài năng và nhân cách, gắn liền với trang sử hào hùng của dân tộc; cảnh thắng thiên nhiên gắn liền với trầm tích văn hoá và dấu ấn văn hiến của đất nước tự chủ;... Điều này cho thấy tâm hồn hướng nội, sâu sắc của Nguyễn Trãi: luôn hướng về những giá trị cộng đồng, giá trị nhân văn, giá trị cội nguồn. Tài năng, tâm hồn và nhân cách của Nguyễn Trãi vì thế cũng đồng nhất thành một phần máu thịt của lịch sử non sông. - Hai câu kết bài thơ này, cũng giống như các bài thơ vịnh cảnh khác cùng chủ đề của Nguyễn Trãi, vượt thoát khỏi âm hưởng tán tụng, ngợi ca của thơ vịnh cảnh đời Lê, lại thường là sự bộc lộ những suy tư về con người, về lịch sử, về dân tộc. Ý thơ thể hiện rõ sự hoài niệm, nhớ tiếc những gì đã qua: con người có tài năng và nhân cách, gắn liền với trang sử hào hùng của dân tộc; cảnh thắng thiên nhiên gắn liền với trầm tích văn hoá và dấu ấn văn hiến của đất nước tự chủ;... Điều này cho thấy tâm hồn hướng nội, sâu sắc của Nguyễn Trãi: luôn hướng về những giá trị cộng đồng, giá trị nhân văn, giá trị cội nguồn. Tài năng, tâm hồn và nhân cách của Nguyễn Trãi vì thế cũng đồng nhất thành một phần máu thịt của lịch sử non sông.

Câu 12: Điền các từ Hán Việt thích hợp vào chỗ trống

a, Gặp gỡ, yết kiến

Trần Quốc Toản mong muốn được…vua ngay lúc đó.

Chúng tôi đã có cuộc…vào sáng hôm sau

b, hy sinh, mất

Bà ngoại tôi … đã rất lâu rồi.

Những người chiến sĩ … cho tổ quốc tươi đẹp

c, phu nhân, vợ

Anh ấy có một người … rất đảm đang và hiền dịu

…của chủ tịch nước đã xuất hiện cùng chồng trong chuyến tiếp đón đoàn ngoại giao.

Trả lời:

a, Gặp gỡ, yết kiến

Trần Quốc Toản mong muốn được yết kiến vua ngay lúc đó.

Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ vào sáng hôm sau

b, hy sinh, mất

Bà ngoại tôi mất đã rất lâu rồi.

Những người chiến sĩ hy sinh cho tổ quốc tươi đẹp

c, phu nhân, vợ

Anh ấy có một người vợ rất đảm đang và hiền dịu

Phu nhân của chủ tịch nước đã xuất hiện cùng chồng trong chuyến tiếp đón đoàn ngoại giao.

Câu 13: Tìm những từ Hán Việt có trong đoạn thơ sau và giải thích ý nghĩa:

“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng”

Trả lời

Từ Hán Việt: Xã tắc

Nghĩa: Từ “xã”, “Hán Việt tự điển” của Thiều Chửu giải thích là “đền thờ thổ địa”, còn “tắc” là lúa, hay quan coi ruộng lúa. “Hán Việt từ điển” của Đào Duy Anh chú giải rõ hơn: “Thuở xưa dựng nước tất quý trọng nhân dân. Dân cần có đất ở nên lập nền xã để tế thần Hậu thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập nền tắc để tế Thần Nông. Mất nước thì mất xã tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là quốc gia”.

Câu 14: Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt gồm những gì? Có mấy loại từ ghép Hán Việt

Trả lời:

Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ là yếu tố để tạo nên từ ghép Hán Việt. Một số yếu tố Hán Việt vừa có thể dùng độc lập như 1 từ vừa để tạo từ ghép (ví dụ: hoa, học, quả, bút,...). Một số yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập mà chỉ là một yếu tố để cấu tạo từ ghép Hán Việt (ví dụ: thuỷ (nước), ải (yêu), hắc (đen), thiên (trời),...

Có hai loại từ ghép Hán Việt: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập:

+ Từ ghép chính phụ: là loại từ ghép bao gồm tiếng chính và tiếng phụ + Từ ghép chính phụ: là loại từ ghép bao gồm tiếng chính và tiếng phụ

+ Từ ghép đẳng lập: Đó là loại từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, không có tiếng nào chính, không có tiếng nào phụ + Từ ghép đẳng lập: Đó là loại từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, không có tiếng nào chính, không có tiếng nào phụ

Câu 15: Phân tích nghệ thuật lập luận được Nguyễn Trãi thể hiện trong bức thư (từ quan niệm thời thế, chỉ rõ âm mưu và tình thế của đối phương, vạch ra các nguyên nhân dẫn đến thất bại của chúng đến việc đưa ra giải pháp kết thúc chiến tranh) để làm rõ chiến lược “mưu phạt, tâm công” của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược

Trả lời:

Nghệ thuật lập luận trong bức thư của Nguyễn Trãi được thể hiện qua trình tự sau:

+ Nêu quan niệm về thời thế (tiền đề để triển khai lập luận). + Nêu quan niệm về thời thế (tiền đề để triển khai lập luận).

+ Chỉ rõ âm mưu và tình thế của quân Minh. + Chỉ rõ âm mưu và tình thế của quân Minh.

+ Vạch ra các nguyên nhân dẫn đến thất bại tất yếu của chúng. + Vạch ra các nguyên nhân dẫn đến thất bại tất yếu của chúng.

+ Đưa ra giải pháp tốt nhất để kết thúc chiến tranh,... + Đưa ra giải pháp tốt nhất để kết thúc chiến tranh,...

- Đây là bức thư kêu gọi giặc Minh đầu hàng nên Nguyễn Trãi đã hết sức chú trọng đến nghệ thuật hùng biện nhằm thuyết phục kẻ thù, đánh vào tâm lý đang hoảng loạn, lo sợ của chúng trong tình thế lương thực ngày một cạn kiệt, quân tiếp viện không biết đến bao giờ mới đến. - Đây là bức thư kêu gọi giặc Minh đầu hàng nên Nguyễn Trãi đã hết sức chú trọng đến nghệ thuật hùng biện nhằm thuyết phục kẻ thù, đánh vào tâm lý đang hoảng loạn, lo sợ của chúng trong tình thế lương thực ngày một cạn kiệt, quân tiếp viện không biết đến bao giờ mới đến.

- “Mưu phạt, tâm công” là dùng mưu lược để đập tan mọi âm mưu, quỷ kế của địch và đánh vào tâm lý, dùng lí lẽ nhân nghĩa để làm tan rã tư tưởng, tinh thần đối phương. Đây là tư tưởng xuyên suốt cuộc kháng chiến, ít nhiều đã được nói đến trong bài Đại cáo bình Ngô ở trên. Ở đây, bức thư nổi bật với lập luận logic và lí lẽ có sức lay chuyển lòng người. - “Mưu phạt, tâm công” là dùng mưu lược để đập tan mọi âm mưu, quỷ kế của địch và đánh vào tâm lý, dùng lí lẽ nhân nghĩa để làm tan rã tư tưởng, tinh thần đối phương. Đây là tư tưởng xuyên suốt cuộc kháng chiến, ít nhiều đã được nói đến trong bài Đại cáo bình Ngô ở trên. Ở đây, bức thư nổi bật với lập luận logic và lí lẽ có sức lay chuyển lòng người.

Câu 16: Hai dòng thơ cuối thể hiện điều gì trong tư tưởng, tâm hồn của Nguyễn Trãi?

Trả lời:

Nguyễn Trãi gửi vào hai dòng thơ cuối khát vọng về một cuộc sống bình yên, no ấm cho nhân dân khắp mọi phương trời. Để tìm câu trả lời, cần đối chiếu giấc mơ lớn lao ấy với tư tưởng nhân nghĩa, vẻ đẹp tâm hồn được thể hiện trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi.

Câu 17: Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

Trả lời:

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ: - Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ:

Câu 1: Tâm trạng thư thái, thanh thản trước thiên nhiên

Câu 2 đến câu 6: Tâm trạng phấn chấn trước cảnh ngày hè rộn ràng

Hai câu cuối: Niềm tha thiết lớn với đời.

- Có thể thấy Nguyễn Trãi có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và cả ưu dân ái quốc. - Có thể thấy Nguyễn Trãi có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và cả ưu dân ái quốc.

Câu 18: Luận điểm chính nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện thế nào trong tác phẩm? Cách thể hiện luận điểm đó có gì đặc biệt?

Trả lời:

  • a. Tư tưởng nhân nghĩa

Câu 19: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của bạn về một bài thơ của Nguyễn Trãi.

Trả lời:

Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã viết nhiều bài thơ đặc sắc, trong số đó có bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới. Bài thơ là bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác giả.

Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm thanh thoát đến thế:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”.

Nguyễn Trãi kia! Ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi, ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là “Rỗi, hóng mát thuở ngày trường”. Nhưng “rỗi” hay “rồi” cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc đều xong xuôi, đã qua rồi. “Ngày trường” lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả “Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải đành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.

Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông, thiên nhiên bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán nó càng lớn dần lên có thể như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cành, hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi: sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời...

Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

“Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no; chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương".

“Dân giàu đủ", cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” gảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ. Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói: dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.

Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.

Câu 20: Qua văn bản Bình Ngô đại cáo, Quá trình đầy khó khăn và chiến thắng của cuộc kháng chiến được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Buổi đầu cuộc khởi nghĩa với những khó khăn và thuận lợi: - Buổi đầu cuộc khởi nghĩa với những khó khăn và thuận lợi:

+ Thuận lợi:  + Thuận lợi:

Có thái độ chân thành khi cầu hiền

Có ý chí khắc phục khó khăn

Có chiến lược, có chiến thuật phù hợp

Có đường lối lãnh đạo tài tình sáng suốt

Cuộc kháng chiến chính nghĩa nên được nhân dân, quân sĩ tin tưởng đoàn kết một lòng đánh giặc.

+ Khó khăn: + Khó khăn:

Binh lực yếu hơn kẻ thù

Thiếu nhân tài

Quân thiếu, lương thực cạn

Quá trình phản công:

+ Tư tưởng chủ đạo của cuộc kháng chiến là nhân nghĩa. + Tư tưởng chủ đạo của cuộc kháng chiến là nhân nghĩa.

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cường bạo”

- Bức tranh toàn cảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với những chiến thắng lẫy lừng. - Bức tranh toàn cảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với những chiến thắng lẫy lừng.

Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động…

Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi lăng, Mã Yên, Xương Giang….

- Tác giả sử dụng nhiều động từ mạnh, hình ảnh phóng đại, lối so sánh hình tượng thiên nhiên lớn lao. - Tác giả sử dụng nhiều động từ mạnh, hình ảnh phóng đại, lối so sánh hình tượng thiên nhiên lớn lao.

- Hình ảnh quân thù: Kết cục bi thảm của tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát.  - Hình ảnh quân thù: Kết cục bi thảm của tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát.

Hình ảnh đối lập nêu bật khí thế hào hùng thắng lợi vẻ vang bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay