Câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 cánh diều Bài 3: Khúc tráng ca nhà giàn
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Khúc tráng ca nhà giàn. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 12 cánh diều.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
BÀI 3: NHẬT KÍ, PHÓNG SỰ, HỒI KÍ
VĂN BẢN 2: KHÚC TRÁNG CA NHÀ GIÀN
(14 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Tìm hiểu đôi nét về tác giả Xuân Ba?
Trả lời:
- Tên khai sinh: Trịnh Huyên.
- Năm sinh: 1954.
- Quê quán: tại Làng Lon Biện Thượng, Thanh Hóa (nay là thôn Việt Yên, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
- Cuộc đời:
+ Xuân Ba sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống âm nhạc.
+ Ông theo học khoa văn Đại học tổng hợp Hà Nội 1976.
+ Năm 1988, ông trở thành Hội viên hội Hội nhà văn Việt Nam.
- Các sáng tác của Xuân Ba đều mang hơi hướng độc diễn, mỗi một thể loại đều hằn chứa màu sắc, phong cách độc đáo của ông.
Câu 2: Thể loại tác phẩm?
Trả lời:
- Tác phẩm Khúc tráng ca nhà giàn thuộc thể loại: phóng sự.
Câu 3: Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm?
Trả lời:
Câu 4: Phương thức biểu đạt?
Trả lời:
Câu 5: Bố cục của tác phẩm ?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm?
Trả lời:
- Cho thấy sự thay đổi của ba thế hệ nhà giàn theo thời gian.
- Ca ngợi sự hi sinh, cống hiến của những cán bộ chiến sĩ trước những khó khăn dữ dội của biển cả.
- Những đóng góp của con người, người lính thời bấy giờ với vai trò phát triển, nâng cao cuộc sống của con người trong thời điểm hiện tại.
Câu 2: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm?
Trả lời:
- Hư cấu hình ảnh gắn với hiện thực, sự thực.
- Kết cấu, nghệ thuật xây dựng cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu lôi cuốn, giàu tính nhân văn.
- Khắc họa hình ảnh chân thực, giàu tính gợi hình, gợi cảm.
Câu 3: Tóm tắt bài đọc Khúc tráng ca nhà giàn theo cách hiểu của em?
Trả lời:
Câu 4: Phân tích nhan đề của tác phẩm?
Trả lời:
Câu 5: Phân tích cảm xúc của tác giả khi trải nghiệm chuyến đi?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Vẻ đẹp và giá trị của đảo chìm vũng bãi đá ngầm Bà Kè?
Trả lời:
- Điểm đến cho chuyến đi lần này được tác giả giới thiệu ngay đầu đoạn trích "Con tàu xé sóng lách màn đêm vào khu vực Ba Kè".
- Biện pháp nhân hóa cùng với việc sử dụng liên tiếp hai động từ gợi cảm giác mạnh "xé sóng lách màn đêm" đã khiến con tàu hiện lên thật mạnh mẽ, dũng cảm.
=> Trong không gian trên tàu giữa biển khơi, thời gian bốn giờ sáng khi bầu trời còn là màn đêm, tác giả cùng các chiến sĩ hái quan tiến vào Ba Kè. Chỉ qua câu văn mở đầu, người đọc đã thấy độ chân thực, chính xác trong cách khắc họa về thời gian, địa điểm của thể loại phóng sự.
- Khu vực Ba Kè mặc dù không có đảo chìm nhưng có độ sâu vừa đủ để xây dựng các nhà giàn vây bọc lấy nhau tạo thành thế trận giữ chủ quyền đất nước: "Bao nhiêu nhà giàn, tôi có con số nhưng chả thể tiện tay biên ra đây mà chỉ biết rằng từ vị trí nọ đến vị trí kia trên khoảng biển bao la của thêm lục địa, các vị trí nhà giàn đủ sức xây lưng lại với nhau vây bọc nhau tạo thành thế trận để giữ cho chủ quyền đất nước những khoáng san hô quý giá mà tiêm ẩn quanh đó những mỏ dầu túi khí. Không xa nhà giàn phía trong kia là lênh khênh những giàn khoan của những Bạch Hổ những Đại Hùng.".
=> Dưới sự quan sát tỉ mỉ và cách miêu tả chân thực, tinh tế, tác giả Xuân Ba đã khắc họa vẻ đẹp cũng như giá trị to lớn của vùng biển đất nước nói chung và vùng biển khu vực Ba Kè nói riêng.
Câu 2: Vẻ đẹp của những chiến sĩ nhà giàn được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Câu 3: Ba thế hệ nhà giàn là gì?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Viết bài văn phân tích tác phẩm Khúc tráng ca nhà giàn theo cách hiểu của em?
Trả lời:
"Khúc tráng ca nhà giàn" của tác giả Xuân Ba là một tác phẩm mang đậm tính chất trữ tình, thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa con người và biển cả, đồng thời ca ngợi tinh thần yêu nước và lòng dũng cảm của những người lính canh giữ đảo chìm. Tác phẩm không chỉ là một bức tranh sống động về cảnh vật thiên nhiên mà còn là một bản anh hùng ca về những con người đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Tác phẩm mở đầu với hình ảnh con tàu vượt sóng ra khơi, đưa người đọc vào không gian bao la của biển cả. Tác giả sử dụng những hình ảnh sinh động để miêu tả sắc thái của đại dương, từ màu nước thẫm đen đến sắc lam của những rặng san hô. Những sắc độ này không chỉ đơn thuần là màu sắc mà còn là biểu tượng cho độ sâu thềm lục địa, thể hiện sự phong phú và đa dạng của hệ sinh thái biển.
Hình ảnh người lính trong tác phẩm được khắc họa với nhiều cảm xúc khác nhau. Họ không chỉ là những chiến sĩ canh giữ đảo mà còn là những con người mang trong mình nỗi lo lắng, trăn trở về sự an nguy của Tổ quốc. Những câu thơ của Trần Đăng Khoa được trích dẫn trong tác phẩm đã thể hiện rõ nét tâm tư của người lính: "Cái giọt máu thiêng dưới ngầu ngầu bọt sóng". Đây là hình ảnh ẩn dụ cho sự hy sinh cao cả của những người lính, thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm với quê hương.
Tác phẩm không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật và con người, mà còn khắc họa sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước. Những câu chuyện về sự hi sinh của 14 cán bộ chiến sĩ nhà giàn trong các trận bão lớn là một minh chứng cho lòng dũng cảm và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tác giả đã khéo léo lồng ghép những hình ảnh bi tráng này vào trong bối cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tạo nên một bức tranh vừa bị thương vừa anh hùng.
Tác giả Xuân Ba sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc, kết hợp với những biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, và nhân hóa để tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Những hình ảnh cụ thể, sống động về biển cả, nhà giàn, và con người đã tạo ra một không gian nghệ thuật đầy sức sống.
Cảm xúc trong tác phẩm được thể hiện một cách tinh tế qua từng câu chữ. Tác giả không chỉ miêu tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà còn khắc họa tâm trạng lo âu, trăn trở của người lính. Điều này làm cho tác phẩm trở nên gần gũi và chân thực hơn, giúp người đọc cảm nhận được nỗi vất vả và hy sinh của những người lính nơi đảo xa.
"Khúc tráng ca nhà giàn" của Xuân Ba là một tác phẩm đầy ý nghĩa, không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn tôn vinh những con người đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tác phẩm đã khắc sâu vào lòng người đọc những giá trị nhân văn cao đẹp, lòng yêu nước và sự hy sinh cao cả của những người lính. Qua đó, tác giả đã gửi gắm thông điệp về trách nhiệm của mỗi người đối với Tổ quốc, khơi dậy lòng tự hào về quê hương đất nước.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 3: Khúc tráng ca nhà giàn (Xuân Ba)