Câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 cánh diều Bài 6: Nhật kí trong tù
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Nhật kí trong tù. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 12 cánh diều.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
BÀI 6: THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
VĂN BẢN 3: NHẬT KÍ TRONG TÙ
(17 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Tìm hiểu đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh?
Trả lời:
- Hồ Chí Minh (1890-1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, quê quán làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến:
+ Học ở trường Quốc học Huế rồi dạy học ở Dục Thanh (Phan Thiết).
+ Sớm có lòng yêu nước; Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước
+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…
+ Ngày 3-2-1930, thành lập đảng cộng sản Việt Nam.
+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước
+ Tháng 8-1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyềnTưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.
+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.
+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, giữ chức vụ Chủ tịch nước.
+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
→ Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế.
Câu 2: Thể loại tác phẩm Ngắm trang và Lai Tân?
Trả lời:
- Tác phẩm Ngắm trăng và Lai Tân thuộc thể loại: thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 3: Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm Ngắm trang và Lai Tân?
Trả lời:
Câu 4: Phương thức biểu đạt Ngắm trang và Lai Tân?
Trả lời:
Câu 5: Bố cục của tác phẩm Ngắm trang và Lai Tân?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Ngắm trang và Lai Tân?
Trả lời:
*Ngắm trăng:
- Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.
*Lai Tân:
- Bài thơ ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong những ngày Bác bị giam cầm trong nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch. Bức tranh hiện thực nhà tù và một phần xã hội Trung Quốc đã được thu nhỏ trong bốn câu thơ bảy chữ kèm theo thái độ.
Câu 2: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Ngắm trang và Lai Tân?
Trả lời:
*Ngắm trăng:
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị.
- Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ.
- Ngôn ngữ lãng mạn.
- Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành.
*Lai Tân:
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị.
- Chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay.
Câu 3: Phân tích hai câu thơ đầu bài thơ Ngắm trăng?
Trả lời:
Câu 4: Sự giao hòa giữa người nghệ sĩ và trăng được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ cuối bài thơ Ngắm trăng?
Trả lời:
Câu 5: Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ Lai Tân?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Câu thơ thứ 3 của bài thơ Lai Tân nói về việc gì?
Trả lời:
+ Câu 3: Nói về việc làm của huyện trưởng. Câu này có nhiều cách hiểu.
• Huyện trưởng chong đèn làm việc công; rất có thể là viên quan mẫn cán nhưng quan liêu, bằng chứng là dung túng cho bộ hạ (ban trưởng, cảnh trưởng) làm điều sằng bậy.
• Thực chất huyện trưởng chong đèn là để hút thuốc phiện.
Nếu hai câu trên tác giả vạch trần bộ mặt bọn quan lại một cách trực diện thì ở câu này, Người lại sử dụng nghệ thuật châm biếm sắc sảo, sâu cay.
=> Tóm lại chỉ qua ba câu thơ Hồ Chí Minh đã khái quát được sự thối nát của bộ máy chính quyền nơi đây. Các bộ máy chính quyền ấy chính là bộ mặt của xã hội Trung hoa dưới thời giặc Tưởng. Ở xã hội ấy, sự phi lý chồng chất, sự bất công chồng chất, sự thối nát chồng chất, nó diễn ra ở mọi chỗ, mọi việc, mọi lúc.
Câu 2: Phân tích câu thơ cuối của bài thơ Lai Tân?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1: Viết dàn ý cho bài văn thể hiện suy nghĩ của em về bài thơ Ngắm Trăng?
Trả lời:
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả tác phẩm: “Ngắm trăng” là bài thơ nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh, được viết khi Người đang bị giam giữ ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc.
- Khái quát nội dung tác phẩm: Bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh ngục tù tối tăm.
II. Thân bài:
* Luận điểm 1: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác
- Xưa nay, thi nhân khi gặp cảnh trăng đẹp sẽ mang rượu ra, ngồi dưới ánh trăng thư thái uống rượu, thưởng hoa, ngắm trăng, làm thơ. Đây được coi là thú vui tao nhã, đầy lãng mạn và thi vị.
- Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác:
+ Thời gian: nửa đêm
+ Không gian: trong tù, nơi chỉ có 4 bức tường tối tăm và xiềng xích.
+ Điều kiện: “vô tửu diệc vô hoa” (không rượu cũng không hoa)
=> Hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, gian khổ, ở cái nơi mà người ta chỉ có thể nghĩ đến cái chết, sự tra tấn, đau khổ nhưng dường như Bác đã quên đi hoàn cảnh và thân phận tù nhân của mình mà thoải mái đứng ngắm trăng, làm thơ.
- Tâm trạng của Bác trước cảnh trăng “khó hững hờ”:
+ Câu thơ thứ 2 là một câu hỏi tu từ, thể hiện tâm trạng bối rối, xao xuyến trước cảnh đẹp ngoài song sắt.
+ Trước cảnh trăng đẹp như vậy nhưng Bác lại không có rượu để đáp lại tình tứ của ánh trăng, điều này lại càng làm thi nhân bối rối hơn.
* Luận điểm 2: Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác
- Tình yêu thiên nhiên đến say mê của Bác:
+ Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, của ánh trăng. Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác chứ không thể ngăn được tâm hồn thi nhân bay đến với thiên nhiên rộng lớn.
+ Hai câu thơ 3, 4 đối nhau: Mỗi câu thơ chia làm 3, 1 bên là “nhân” (chỉ thi nhân), 1 bên là “nguyệt” (trăng), và ở giữa là song sắt nhà tù. Cấu trúc đối này đã vẽ ra hoàn cảnh thực tại (song sắt nhà tù chia rẽ người và trăng), nhưng chính từ đó, người đọc lại thấy nổi bật lên đó là sự giao thoa, sự hòa quyện giữa thi nhân với ánh trăng, với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh, Qua đó thể hiện tình bạn tri âm tri kỉ đầy xúc động giữa nhà thơ với trăng.
- Phong thái ung dung, ý chí, nghị lực kiên cường của người chiến sĩ cách mạng
+ Trong cảnh ngục tù tối tăm, Bác Hồ vẫn thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường. phong thái ung dung, tự tại, không vướng bận vật chất. bác vẫn ngắm trăng, vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích
+ Hình ảnh Bác hướng về ánh trăng qua song sắt nhà tù đã cho thấy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn đau đáu hướng về bầu trời tự do, về tương lai tươi sáng của đất nước. Ánh trăng ấy hay chính là ánh sáng hy vọng mãnh liệt của một người chiến sĩ cách mạng một lòng muốn giải phóng dân tộc.
* Luận điểm 3: Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, ngắn gọn mà hàm súc.
- Nghệ thuật đối, nhân hóa trăng như người bạn tri âm tri kỉ
III. Kết bài:
- Khái quát lại giá trị của bài thơ: Bài thơ là sự thành công về cả nội dung lẫn nghệ thuật, giúp người đọc hiểu thêm về Bác với những phẩm chất, lối sống cao đẹp.
- Liên hệ, đánh giá: Liên hệ đến các bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, “Đi đường” để thấy được dù trong hoàn cảnh nào, những phẩm chất của Bác vẫn luôn sáng ngời.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 6: Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh)