Câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 cánh diều Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 12 cánh diều.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II
(14 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1:Liệt kê các thể loại văn học em đã được học cả kì 1 và kì 2?

Trả lời:

Thể loại

Tập 1

Tập 2

Truyện

Truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại

Kịch

Hài kịch

Nhật kí, phóng sự, hồi kí

Nhật kí bằng thơ

Thơ

Thơ lục bát, thơ bảy chữ, thơ thất ngôn bát cú đường luật

Thơ hiện đại, Thơ tự do

Tiểu thuyết

Tiểu thuyết hiện đại

Văn tế

Văn tế

Văn nghị luận

Nghị luận xã hội, nghị luận văn học

Văn bản thông tin

Câu 2: Liệt kê cách tác phẩm và thể loại em đã được học ở kì 2?

Trả lời:

Kiểu văn bản

Văn bản tự sự

Vi hành, hạnh phúc của một tang gia,…

Văn bản biểu cảm

Đàn ghi ta của Lor-ca; Bài thơ của một người yêu nước mình; Thời gian

Văn bản miêu tả

Vi hành, đêm trăng và cây sồi

Văn nghị luận

Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học – công nghệ; Tin học có phải là khoa học,…

Câu 3: Kể tên các sự kiện tiêu biểu trong cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc?

Trả lời:

Câu 4: Những thành tựu của Nguyễn Ái Quốc trong sự nghiệp chính trị và sự nghiệp văn học là gì?

Trả lời:

Câu 5: Đặc trưng của văn học thời kì trung đại của Việt Nam có những nét nổi bật nào?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Biện pháp tu từ nói mỉa là gì? Cho ví dụ?

Trả lời:

Nói mỉa là biện pháp tu từ sử dụng ngôn ngữ để chỉ trích, châm biếm một cách gián tiếp, không trực tiếp chỉ ra đối tượng bị chỉ trích. Ví dụ: "Hay ho nhỉ?"; "Đẹp mặt chưa kìa!"…;

Câu 2: Biện pháp tu từ nghịch ngữ là gì? Cho ví dụ cụ thể?

Trả lời:

Định nghĩa: Nghịch ngữ là biện pháp tu từ sử dụng các từ ngữ trái ngược nhau trong cùng một câu để tạo ra sự đối lập, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc cảm xúc.

Ví dụ: "Trong cái khó ló cái khôn." (Sự nghịch lý giữa khó khăn và khôn ngoan).

Câu 3: Liệt kê và nêu tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ mà em biết?

Trả lời:

Câu 4: Viết một đoạn văn bàn luận về quan niệm yêu nước của tuổi trẻ hiện nay?

Trả lời:

Câu 5: Viết dàn ý chung so sánh và đánh giá hai tác phẩm thơ?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Viết đoạn văn nêu quan điểm của em về vai trò của người trẻ hiện nay trong việc bảo vệ, gìn giữ và phát triển tiếng Việt?

Trả lời:

Người trẻ hiện nay đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ, gìn giữ và phát triển tiếng Việt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, tiếng Việt đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ các ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Anh. Người trẻ, với sự nhạy bén và khả năng tiếp cận thông tin nhanh chóng, có thể sử dụng các nền tảng mạng xã hội để quảng bá và lan tỏa vẻ đẹp của tiếng Việt. Họ cũng có thể sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật bằng tiếng Việt, từ đó khơi dậy niềm tự hào về ngôn ngữ dân tộc. Hơn nữa, việc sử dụng tiếng Việt một cách chính xác và phong phú trong giao tiếp hàng ngày sẽ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Do đó, việc nâng cao ý thức và trách nhiệm của người trẻ trong việc bảo vệ và phát triển tiếng Việt là vô cùng cần thiết, không chỉ cho thế hệ hiện tại mà còn cho các thế hệ tương lai.

Câu 2: Cách mạng công nghệ 4.0 đang có những tác động gì đến đời sống của con người?

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết bài văn về hai ý kiến trái chiều sau đây:  Có người đồng ý với tình yêu tuổi học trò, nhưng cũng có một bộ phận không tán thành việc yêu sớm và học sinh phải tập trung vào việc học? Em nghĩ sao về hai quan điểm trên

Trả lời:

Bàn luận về các vấn đề xã hội đã trở thành một nhu cầu phổ biến, tất yếu của con người hiện đại. Trong cuộc sống, bạn sẽ gặp rất nhiều những vấn đề mà xung quanh nó có vô vàn hướng suy nghĩ, vô vàn quan điểm. Hôm nay, tôi muốn cùng các bạn thảo luận về một vấn đề cũng gây nhiều phản ứng trái chiều ở phụ huynh và chính trong lứa tuổi học sinh như chúng ta: Tình yêu tuổi học trò, nên hay không nên?

Trước hết, tôi muốn giới thiệu một cách hiểu về tình yêu tuổi học trò. Hiểu đơn giản theo đúng mặt chữ, tình yêu tuổi học trò là những tình cảm gắn bó thân thiết, rung động giữa hai học sinh. Đối với tôi, tình yêu tuổi học trò là khi giữa hai người có một rung động vượt lên trên sự quan hệ bạn bè. Hai người bạn thân thiết hơn mức bạn bè bình thường, học cùng lớp thì thường xuyên nhìn về phía nhau, nói chuyện với nhau, có thể nắm tay nhau trong lớp, tan trường cùng về chung đường, lai nhau trên xe, học khác trường thì chỉ mong tan học để đến cổng trường gặp nhau… 

Tình yêu là một phần của cuộc sống. Tình yêu giúp cho sự sống được nối dài, giúp con người gắn kết với nhau và làm cho cuộc đời trở nên hạnh phúc hơn. Nhưng tình yêu giữa những đứa trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường lại phải đối diện với rất nhiều những ý kiến trái chiều: Nên hay không nên yêu sớm, yêu khi còn đang đi học?

Theo quan điểm của tôi, tất cả mọi sự việc trên đời đều có hai mặt, đồng thời có mặt tốt và mặt xấu, mặt lợi và mặt hại. Có chăng, trong từng trường hợp khác nhau, gắn với từng đối tượng khác nhau, kết quả đưa ra sẽ khác nhau. 

Tình yêu tuổi học trò xuất phát khi những người trong cuộc còn là những người rất trẻ, xét theo tâm sinh lý lứa tuổi thì tình cảm này biểu thị sự phát triển bình thường về mặt cảm xúc mà không ai có thể điều khiển được. Hơn nữa, những cô cậu học sinh vẫn được sống trong tháp ngà của trường học, tình cảm giữa họ vẫn trong sáng, hồn nhiên, chưa hề bị những yếu tố khác như vật chất, danh lợi, quyền lực, thậm chí điều kiện gia đình, “môn đăng hộ đối” chi phối. Vì thế, tình cảm đó còn đơn giản, không mang nặng những tính toán, không phức tạp và cần phải đắn đo nhiều như tình yêu của những người trưởng thành. Với nhiều người, mối tình khi còn ngồi trên ghế nhà trường thường là mối tình đầu, lưu giữ rất nhiều kỷ niệm trong trẻo và đáng nhớ. Đồng thời, với nhiều bạn, tình yêu trở thành một động lực to lớn để các bạn nỗ lực trong học tập, hoặc để được sóng vai cùng “người thường”, hoặc để cùng nhau thi vào một môi trường tốt hơn.

Tuy nhiên, không phải vô lý khi người lớn lo lắng cho các con nếu các con khoác trên vai áo trắng đồng phục, trở về nhà và khoe rằng “bố ơi, mẹ ơi, hôm nay con và bạn ấy tỏ tình rồi”. Với những học sinh đã bước vào ngôi trường trung học phổ thông, các phụ huynh có điều kiện để tin rằng các con đã có được nhận thức nhất định về cuộc đời, biết suy nghĩ trước khi hành động. Nhưng với nhiều bạn, tình yêu khi còn học trung học cơ sở, thậm chí học tiểu học dễ khiến người lớn lo lắng. Bởi nếu còn quá nhỏ, tình yêu - một trải nghiệm mới mẻ về mặt tình cảm, cảm xúc dễ khiến chúng ta quên đi nhiệm vụ học hành vốn nhiều gian khổ. Hơn thế nữa, khi xã hội ngày càng cởi mở, nhiều luồng văn hóa của người ngoài tự do du nhập vào Việt Nam, tình trạng các bạn trẻ yêu sớm, sinh hoạt tình dục không an toàn, gây ra hậu quả đáng tiếc đã không còn quá xa lạ trên các phương tiện truyền thông. 

Nói tóm lại, đối với tình yêu tuổi học trò, tôi quan niệm rằng đây không phải một hiện tượng quá xấu, đáng phải lên án, chỉ trích. Thiết nghĩ trong cuộc sống bất cứ một việc gì cũng có hai mặt của nó. Chúng ta chẳng nên vội phán xét rằng nên hay không nên, mà cần xem xét từng hoàn cảnh. Tình yêu tuổi học trò đem lại những điều tiêu cực hay tích cực, phụ thuộc rất nhiều vào những người trong cuộc. Bản thân chúng ta đang ở lứa tuổi học sinh, cũng cần tự vạch rõ giới hạn cho bản thân, suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động, để dù trải nghiệm một thứ quả ngọt như tình yêu cũng sẽ không phải nếm hạt đắng về sau.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay