Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 1: Thực hành tiếng Việt tr26
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 1: Thực hành tiếng Việt tr26. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
TL: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
NHẬN BIẾT
Câu 1: Nghĩa của từ là gì? Có mấy loại nghĩa của từ ?
Trả lời
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị.
- Có hai cách giải thích nghĩa của từ:
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
- Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu của từ.
- Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Câu 2: Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu ở dưới
– Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy.
(Sự tích Hồ Gươm)
– Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
– Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
(Con Rồng cháu Tiên)
- a) Hãy giải nghĩa từ in đậm trong các câu văn trên. Cho biết các từ đó dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
- b) Đặt ba câu với các từ in đậm trên dùng với nghĩa khác vói nghĩa vừa xác định.
Trả lời
- Lưỡi: nghĩ chuyển của từ, dùng để chỉ bề mặt của gươm
=> Lưỡi dao rất sắc nhọn vì thế trẻ em không được chạm vào
- Vẫy tay: mang nghĩ gốc, chỉ hành động vẫy tay
=> Tôi vẫy tay chào tạm biệt những người bạn sau giờ tam trường
- Mặt mũi: nghĩa gốc, chỉ khuôn mặt của người
=> Hồi bé tôi luôn được họ hàng khen mặt mũi sáng sủa và thông minh.
Câu 3: Biện pháp tu từ được hiểu như thế nào? Theo em đã tìm hiểu thì có bao nhiêu loại biện pháp tu từ?
Trả lời
Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật hay được sử dụng trong các tác phẩm văn học. Nhờ việc sử dụng các biện pháp tu từ, tác giả có thể dễ dàng hơn trong việc truyền đạt suy nghĩ, cảm xúc về mỗi sự vật, sự việc đến bạn đọc một cách dễ dàng và sinh động hơn.
Các biện pháp tu từ | |
Biện pháp tu từ từ vựng | Biện pháp tu từ cú pháp |
so sánh; ẩn dụ; hoán dụ; nhân hóa; điệp ngữ nói giảm - nói tránh; nói quá; liệt kê; chơi chữ. | Đảo ngữ; Điệp cấu trúc; Chêm xen; Câu hỏi tu từ; Phép đối. |
Câu 4: Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong câu sau đây:
- a) Anh ấy là người rất kiên cố.
- b) Hôm nay bà ngoại đã biếu em một quyển sách rất hay.
- c) Chúng ta cần giữ gìn những tinh tú của dân tộc.
Trả lời
a, Kiên cố => Anh ấy là người rất kiên trì
b, Biếu=> Hôm nay bà ngoại đã thưởng (tặng) cho em một quyển sách rất hay
c,tinh tú => Chúng ta cần giữa gìn những tinh hoa dân tộc
Câu 5: Biện pháp so sánh là gì? Cho ví dụ
Trả lời
So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng thêm sự lôi cuốn, gợi hình cho biểu đạt. Việc sử dụng biện pháp so sánh giúp cho hình ảnh được miêu tả sinh động hơn, giúp người đọc dễ dàng hiểu, tưởng tượng và hình dung rõ nét hơn về hình ảnh đang nói đến.
Ví dụ: Cánh đồng lúa chín như một bãi biển vàng lunh linh trong nắng và gió hát hương làng quê.
Câu 6 : Biện pháp lặp là gì cho ví dụ về biện pháp lặp
Trả lời
Là một biện pháp tu từ, được nhận biết bằng việc sử dụng việc lặp đi , lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cu thể nhằm nhấn mạnh, khẳng định hoặc liệt kê các sự vật, hiện tượng mà tác giả muốn nói đến.
Ví dụ: học, học nữa, học mãi
THÔNG HIỂU
Câu 7: Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thom như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cà bướm...(Duy Khánh)
Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của biện pháp đó.
Trả lời
Biện pháp so sánh: Hoa móng rồng với mùi mít chín góc vườn
=> Tăng sức biểu cảm, miêu tả
Liệt kê: ong vàng, ong vò vẽ, ong mật
=> Liệt kê chi tiết và tạo ấn tượng cho người đọc về phỏng cảnh mà tác giả đang muốn miêu tả
Câu 8: Hãy viết 2 câu có chứa từ ghép liên quan đến văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn?
Trả lời
- Cáo và hoàng tử bé đã chơi đùa với nhau rất lâu trên cánh đồng lúa mì
- Cáo đã dạy cho hoàng tử bé về bài học tình bạn và cách để cảm nhận những điều quý giá bằng trái tim
Câu 9: Hãy 2 câu có chưa từ láy liên quan đến văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn?
Trả lời
- Ở bên Hoàng tử bé quãng thời gian Cáo được vui vẻ nhất từ trước đến giờ
- Hoàng tử bé và cáo đều xao xuyến, bồi hồi khi nói lời chia tay với nhau
VẬN DỤNG
Câu 10: Cảm trong cảm hóa là yếu tố thường đi sau một yếu tố khác, có nghĩa là "thấu hiểu và cảm nhận". Điền một số yếu tố cảm được dùng theo cách như trên và nghĩa của từ đó
Trả lời
Từ có yếu tố cảm | Nghĩa |
Đồng cảm | khả năng hiểu, cảm nhận những gì người khác đang trải qua, khả năng đặt bản thân vào vị trí của người khác. |
Cảm hứng | có cảm xúc và hết sức hứng thú, từ đó tạo điều kiện để óc tưởng tượng được sáng tạo, linh hoạt |
Câu 11: Hãy đặt một câu với mỗi từ sau: đơn điệu, đau lòng, trách nhiệm,
Trả lời
- Công việc văn phòng hết sức đơn điệu và nhàm chán.
- Khi bạn thân của tôi chuyển đi học tập tại nước ngoài, tôi đã rất đau lòng.
- Bạn phải có trách nhiệm với bài tập cô đã giao về nhà cho mình.
Câu 12: So sánh hai cách diễn đạt sau, cho biết cách diễn đạt nào hay hơn? Vì sao?
- a) Phía đông mặt trời đã lên toả ánh sáng màu hồng xuống mặt sân. Bố em xách điếu chuẩn bị đi cày còn mẹ em tát nước. Con mèo lười hôm nay dậy sớm đang lấy hai tay cào lên mặt, cái đầu nghênh nghênh trông thật ngộ. Con gà mái cục ta… cục tác liên hồi, con gà trống nói luyên thuyên một lúc. Cây na sau vườn đã có quả, cây tre toả những tán lá xuống mặt ao.
Ông Trời nổi lửa đằng đông
Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay.
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau.
Cậu Mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.
Mụ Gà cục tác như điên
Làm thằng Gà Trống huyên thiên một hồi.
Cái Na đã tỉnh giấc rồi
Đàn Chuối đứng vỗ tay cười vui sao!
Chị Tre chải tóc bên ao…
(Trần Đăng Khoa)
Trả lời
- Cùng một nội dung muốn truyền tải, nhưng cách thể hiện thành bài thơi sẽ hay hơn và tăng được sức thuyết phục, thu hút người đọc hơn. Vì trong thơ có nhịp điệu, tính nhạc. Gây được ấn tượng sâu sắc tới người đọc .
Câu 13: Chỉ ra và nêu biện pháp tu từ so sánh trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn?
Trả lời
“Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ khiến mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc.”
=> Tác giả so sánh tiếng bước chân khác, của mọi loài khác, mọi con người khác với tiếng bước chân của hoàng tử bé. Đó là tiếng nhạc, sẽ đưa con cáo ra khỏi hang. Điều đó nói lên triết lý giản dị của tình bạn, tình bạn sẽ thấy thật rõ ràng bằng trái tim của mình, cái chủ yếu mà mắt không thể thấy, tai không thể nghe.
Câu 14: Nêu ra một số lời thoại của nhân vật được lặp lại trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn?
Trả lời
- Một số lời thoại được lặp lại trong văn bản:
+ Vĩnh biệt
+ Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần
+ Chính thời gian mà bạn bỏ ra cho bông hồng của bạn…
= > Nhấn mạnh sự kết nối yêu thương qua lại giữa hai nhân vật, không có hàm nghĩa là ông chủ và kẻ phục tùng. Tình cảm cần được trải nghiệm hơn là dạy dỗ. Và đặc biệt là tạo nhạc tính và chất thơ cho văn bản.
VẬN DỤNG CAO
Câu 15: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về một câu chuyện đã được học. Trong đoạn văn co sử dụng ít nhát 2 từ ghép và 2 từ láy.
Trả lời
Hoàng tử bé chính là một mảng tuổi trơ trong trẻo và mát lành. Hoàng tử yêu mến đóa hoa hồng lấp lánh, lung linh bởi những điều mà đôi mắt không nhìn thấy được nhưng chính cậu không biết mình bị vẻ đẹp bên ngoài đánh lừa nên quên đi bản chất của tình yêu. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim. Hoàng tử bé cũng nhận ra sự liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa. Cậu đã dành thời gian, công sức, sự kiên nhẫn, dịu dàng từng chút một để có thể đến gần nó hơn.