Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 3: Thực hành tiếng Việt tr74

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 3: Thực hành tiếng Việt tr74. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

TL: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NHẬN BIẾT

Câu 1: Cụm động từ là gì? Ví dụ cho cụm động từ?

Trả lời

Cụm động từ là những từ được tạo ra từ sự kết hợp giữa động từ và một số từ liên quan khác, trong nhiều trường hợp có một số động từ cần có các từ khác đi kèm. Như vậy thì nghĩa có câu mới được trọn vẹn. 

Ví dụ: đã đi nhiều nơi, đang đi chơi,..

Câu 2: Ở dạng đầy đủ cụm động từ gồm mấy phần ?

Trả lời

+ Trung tâm của cụm động từ là động từ

+ Đứng trước động từ bổ sung ý nghĩa về : thời gian, khẳng định, phủ định, tiếp diễn,...

+ Đứng sau động từ trung tâ, bổ sung ý nghĩa như: đối tương, địa điểm, thời gian,..

( Ngoài ra thì trong một vài trường hợp thì cụm động từ sẽ bị khuyết đi phần trước hoặc phần sau. )

Câu 3: Trung tâm của cụm động từ là gì? Cho ví dụ và phân tích?

Trả lời

Là các động từ chính của cụm động từ. Quyết định ý nghĩa của cụm từng đó

Ví dụ: Đang đi chơi

+ Phần trước: Đang

+ Phần trung tâm: đi

+ Phần sau: chơi

Câu 4: Cụm tính từ là gì? Ví dụ cho cụm tính từ?

Trả lời

Cụm tính từ là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Tương tự như cụm danh từ và cụm động từ, cụm tính từ cũng có ý nghĩa đầy đủ và có cấu tạo phức tạp hơn một tính từ, nhưng lại hoạt động trong câu với vị trí, chức năng giống như một tính từ.

Ví dụ: độ sức sống căng tràn, đang trẻ như một thanh niên

Câu 5: Ở dạng đầu đủ cụm tính từ gồm mấy phần ?

Trả lời

Dạng đầy đủ của một cụm tính từ cũng gồm ba phần là phần phụ trước, phần trung tâm là tính từ và phần phụ sau.

Trong đó:

- Các yếu tố ở phần trước biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất, ... cho phần trung tâm.

- Các yếu tố ở phần sau biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, ... cho tính từ trung tâm.

Câu 6: Trung tâm của cụm tính từ là gì? Cho ví dụ và phân tích?

Trả lời

Là các tính từ chính của tính động từ. Quyết định ý nghĩa của cụm từng đó

Ví dụ: Toàn bộ màu xanh rực rỡ của bầu trời

+ Phần trước: toàn bộ

+ Phần trung tâm: màu xanh

+ Phần sau: của bầu trời

THÔNG HIỂU

Câu 7: Tìm các cụm động từ trong đoạn văn sau:

“Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm. Rồi hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc.”

Trả lời

- mừng rỡ đùa giỡn với con

- nằm phục xuống

- mệt mỏi lắm

- quỳ xuống bên một gốc cây

- lấy tay đào lên một cục bạc

Câu 8: Cho đoạn văn sau:

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.”

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

a.Xác định cụm động từ trong đoạn văn trên?

b.Điền các cụm động từ đã tìm được vào mô hình cụm động từ?

Trả lời

  1. Xác định cụm động từ trong đoạn văn: ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực, chóng lớn lắm, đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, cứ cứng dần và nhọn hoắt, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, vừa lia qua, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã,...

b.Sau khi tìm được các cụm động từ,điền chúng vào mô hình như sau:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

Ăn uống

điều độ

Làm việc

có chừng mực

Chóng lớn

lắm

Đã

trở thành

một chàng dế thanh niên cường tráng

Cứ

cứng dần và nhọn hoắt

Đạp

phanh phanh vào các ngọn cỏ

Vừa

lia

qua

Đã

nghe

tiếng phành pạch giòn giã

Câu 9: Tìm các cụm tính từ trong các câu sau :
a) Bấy giờ ở vùng núi cao phía Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.
                                                                (Con Rồng cháu Tiên)
b) Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái học trăm trứng ; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.
                                                                 (Con Rồng cháu Tiên)
c) Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo.
                                                                    (Bánh chưng, bánh giầy)

Trả lời

a, xinh đẹp tuyệt trần

b,đẹp đẽ lạ thường

c,quý bằng hạt gạo

 

VẬN DỤNG

Câu 10: Tìm các cụm tính từ trong đoạn trích sau đây rổi điền vào mô hình cụm tính từ:
"Tre luỹ làng thay lá... Mùa lá mới oà nở, thứ màu xanh nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ !..."
                                                 (Trích Luỹ làng - trong sách Văn miêu tả
                                                   và kể chuyện, NXB Giáo dục, 1996)

Trả lời

Phần phụ trước

Phần trung tâm

Phần phụ sau

Thứ

màu xanh

nắng sớm

Sự

trưởng thành, lòng yêu quê

của con người

 

Câu 11: Tìm ba cụm động từ trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa và  tạo ra ba cụm động từ khác?

Trả lời

- Cụm động từ: thấy đất khô trắng. "Thấy" là động từ trung tâm => Động từ được bổ sung: nhấn mạnh sự nhận biết, nhận thấy, quan sát được của Sơn. Ví dụ : thấy long lanh trong đôi mắt, thấy cánh đồng lúa xanh, thấy vui như mở hội

  1. Cụm động từ: Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm. "Lật" là động từ trung tâm => Động từ được bổ sung: nhấn mạnh sự thay đổi, xoay chuyển cái vỉ buồm ntheo hướng khác.Ví dụ: lật những trang sách, lập tìm tấm ảnh cũ, lật chiếc chăn bông

c.Cụm động từ: hăm hở chạy về nhà lấy áo. "Hăm hở" là động từ trung tâm => Động từ được bổ sung: nhấn mạnh sự phấn khích, lòng nhiệt tình của chị Lan. Ví dụ: hăm hở giúp bố mẹ việc nhà, hăm hở tham gia hoạt động tình nguyện, hăm hở đi chợ cùng bà

Câu 12: Hãy tìm thêm trong văn bản Gió lạnh đầu mùa hai câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ và cho biết tác dụng của cách diễn đạt đó.

Trả lời

- Nhưng cái vui của Sơn không được bao lâu. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già => Tác dụng của cách diễn dạt này: Nhấn mạnh sự sốt sắng của Sơn.

- Chúng nó thấy chị em Sơn, đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập => Tác dụng của cách diễn dạt này: Nhấn mạnh hành động dè dặt, sợ sệt, dè chừng của đám trẻ con với hai chị em Sơn.

Câu 13: Tìm ba cụm tính từ trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa và hãy tạo ra cụm tính từ khác.

Trả lời

Một cụm tính từ trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa: Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?

Cụm tính từ khác:  Tuy tôi và nó đã nhiều năm không gặp, nhưng tôi vẫn quý nó rất nhiều

VẬN DỤNG CAO

Câu 14: Hãy viết một đoạn văn (5 - 7 câu) có sử dụng một cụm tính từ viết về chi tiết em yêu thích nhất trong tác phẩm Gió lạnh đầu mùa

Trả lời

Hình ảnh những đứa trẻ ngoài chợ và bé Hiên với những bộ quần áo rác tả tơi, da thịt tím bần lại vì lạnh đã để lại cho em một ấn tượng thật khó phai. Cái giá lạnh vào thời điểm cuối năm đã tô điểm thêm cho hình ảnh khó khăn của Việt Nam một thời bấy giờ. Để lại cho lòng em một niềm thương cảm sâu sắc cũng như biết ơn và quý trọng sự đủ đầy về vật chất, được đi học, mặc quần áo đẹp và thấy thương hơn bố mẹ mình.

Câu 15: Hãy viết một đoạn văn (5 - 7 câu) có sử dụng một cụm động từ viết về chủ đề : Giúp đỡ những người khó khăn hơn mình

Trả lời

Giúp đỡ những người khó khăn hơn mình là một hành động mang tính nhân văn và giàu lòng nhân ái. Có thể bằng nhiều cách khác nhau như: hỗ trợ tài chính, thức ăn, hoặc thậm chí chỉ là một lời động viên, chúng ta có thể làm thay đổi cuộc sống của những người thiếu may mắn trong xã hội. Sẵn lòng chia sẻ và giúp đỡ người khác không chỉ tạo nên niềm vui và hy vọng cho họ, mà còn mang lại sự hài lòng và trái tim ấm áp cho chính mình. Hãy lan tỏa tình yêu thương và sẵn lòng giúp đỡ để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng em luôn mong không chỉ mình học tập thật tốt mà còn học được cách giúp đỡ, sẻ chia và trao đi thật nhiều cho mọi người xung quanh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, Sơn thấy rõ như gần.

+ Cụm tính từ: chân trời trong hơn mọi hôm

+ Tính từ trung tâm: trong

+ Ý nghĩa mà tính từ được bổ sung: Nhấn mạnh sự trong veo, trong suốt, có thể nhìn thấy rõ được của bầu trời.

  1. Sơn bây giờ mới nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. 

+ Cụm tính từ: mẹ cái Hiên rất nghèo.

+ Tính từ trung tâm: Nghèo. 

+ Ý nghĩa mà tính từ được bổ sung: Nhấn mạnh sự khó khăn, thiếu thốn của mẹ em Hiên. 

Câu 6: Các câu sau có vị ngữ là một tính từ. Hãy mở rộng vị ngữ thành cụm tính từ:

Trả lời

  1. Gió rét => Ngoài cửa sổ, gió vẫn rét quá, không thể ra ngoài được vào lúc này.
  2. Tòa nhà cao => Trải qua bao nhiêu, tòa nhà vẫn cao lênh khênh như thế, vút tầm mắt người qua đường. 
  3. Cô ấy đẹp => Càng ngày cô ấy càng đẹp lên nhiều. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay