Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 1: Văn bản bài học đường đời đầu tiên

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 1: Văn bản bài học đường đời đầu tiên. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

VĂN BẢN BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

(15 câu)

1.    NHẬN BIẾT

Câu 1: Nêu ra những hiểu biết của em về tác giả Tô Hoài?

Trả lời:

- Tác giả Tô Hoài (1920 - 2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê ở Hà Nội  và sinh ra  trong một gia đình thợ thủ công.

- Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

- Với phong cách viết văn của Tô Hoài hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có, nhiều khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn,.. Các phẩm tiêu biểu Dê và Lợn, Võ sĩ bọ ngựa, Dế Mèn phiêu lưu ký (Truyền đồng thoại nôỉ tiếng nhất của Tô Hoài)

Câu 2: Tác phẩm thuộc thể loại văn học nào? Nêu ra đặc điểm của thể loại đó?

Trả lời:

Văn bản Bài học đầu tiên là một đoạn trích của Dế Mèn phiêu lưu ý. Truyện thuộc thể loại văn học tự sự - truyện đồng thoại và có những đặc điểm sau:

+ Truyện viết dành cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa và mang đặc điểm giống con người

Câu 3: Văn bản được chia thành mấy phần? Nội dung của từng phần?

Trả lời:

 

Bố cục

Nội dung chi tiết

Phần 1. Từ đầu đến “cũng không thể làm lại được”:

Dế Mèn giới thiệu về bản thân.

Phần 2. Tiếp theo đến “Tôi về, không chút bận tâm”. 

Câu chuyện về người bạn hàng xóm là Dế Choắt.

Phần 3. Tiếp theo đến “cảnh đau khổ vừa gây ra”.

Dế Mèn trêu chị Cốc khiến Dế Choắt phải chịu oan.

Phần 4. Còn lại. 

Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

 

Câu 4: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất vì người kể chuyện (Dế Mèn ) xưng “tôi)

Câu 5: Tóm tắt toàn bộ văn bản Bài học đường đời đầu tiên ?

Trả lời:

Dế Mèn là một chú dế cường tráng bởi biết ăn uống điều độ. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt - người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.

 

  1. THÔNG HIỂU

Câu 6: Đâu là tình tiết quan trọng nhất trong văn bài Bài học đường đời đầu tiên? Và tại sao?

Trả lời:

Đó chính là sự ra đi của Dế Choắt bởi vì Dế Mèn trêu chị Cốc nên đã kiến Dế Choắt phải chịu oan => Đây là chi tiết đánh dấu cho tình tiết quan trọng nhất để trả lời cho đề bài về “Bài học đường đời đầu tiên” của Dế Mèn

Cậu 7: Có những nhân vật nào trong câu chuyện? Đặc điểm tính cách và ngoại hình  của họ ra sao?

Trả lời:

*Dế Mèn:

- Ngoại hình: là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng : Đôi càng mẫm bóng; Những cái vuốt ở chân, ở ; khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt; Người rung rinh một màu nâu bóng mỡ, soi gương được và rất ưa nhìn.Đầu tôi to ra, nổi từng tảng rất bướng; Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp.

- Tính cách: tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình và cũng  tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi.

*Dế Choắt:

- Ngoại hình: Dế Choắt có dáng người gầy gò, dài lêu nghêu “như một gã nghiện thuốc phiện”, mặc dù đã tới tuổi thanh niên những cánh vẫn chưa dài, “ngắn củn đến giữa lưng”, hở cả mạng sườn “như người cởi trần mặc áo gi-lê”. mặt lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ
- Tính cách: Dù cho Dế Mèn có chê trách, chê bai hay rủa cho vui miệng thì Dế Choắt cũng đành chịu, chỉ đành than thở sức mình hèn kém, quả thật ta thấy chú Dế Choắt này đáng thương và tội nghiệp

*Chị Cốc:

Ngoại hình: to lớn

Tính cách: khó chịu và thường chối tức giận

Câu 8: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì?

Trả lời:

Bản tính kiêu căng, hống hách đã khiến cho Dế Mèn có bài học nhớ đời, bài học đắt giá ấy phải trả bằng mạng sống của người bạn hàng xóm – Dế Choắt. Chỉ đến khi nhìn thấy Dế Choắt tắt thở, lúc bấy giờ Dế Mèn mới ân hận, nhưng sự ân hận đã quá muộn màng. Trước khi chết Dế Choắt có nói: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy". Câu nói vào giờ phút cuối cùng của cuộc đời Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn thức tỉnh, rút ra bài học sâu sắc cho bản thân về thái độ sống, về lòng tốt với những người xung quanh, và về tình bạn chân thành

Câu 9: Theo em, nhân vật Dế Mèn có những tích cách nào đẹp và chưa đẹp?

Trả lời:

*Tính cách đẹp: ăn uống điều độ khoa học, từ bé mẹ đã cho ra ở riêng nên sống rất độc lập, ý thức được cuộc sống khắc nghiệt nên Dế Mèn đã rèn luyện cho mình sự mạnh mẽ và tự tin . Đây là những phẩm chất rất tốt mà các bạn ngay từ khi còn trên ghế nhà trường có thể học hỏi theo

* Chưa tốt: Tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi và không nghĩ đến hậu quả.

Câu 10: Nêu ra giá trị bài học của tác phẩm?

Trả lời:

- Tác phẩm là câu chuyện tuổi thơ của rất nhiều thế hệ. Hành trình phiêu lưu của Dế Mèn cũng tượng trưng cho hành trình trưởng thành của mỗi bạn học sinh. Tuy sẻ những lần lần nỗi, sai lầm nhưng qua đó chúng ra trưởng thành hơn và chững chắc hơn. Tuy nhiên trước khi làm bất cứ điều gì cũng phải xem xét về hậu quả của việc đó, tránh gây ảnh hưởng đến người khác và phải biết chịu trách nhiệm khắc phục với lỗi lầm bản thân gây ra

3.VẬN DỤNG

Câu 11: Hãy nhận định về nhân vật Dế Choắt? Nếu em gặp được người bạn có tính cách như Dế Choắt em sẽ đối xử với bạn ra sao?

Trả lời:

- Dế Choắt: yếu ớt, hơi tự ti và rất hiền lành, dù bị Dế Mèn mắng những vẫn không giận mà thay vào đó lại nhận lỗi lầm về mình.

- Em cũng đã từng gặp những bạn rất hiền lành và hơi nhút nhát. Em sẽ đối xử với bạn thật tốt để bạn từ từ mở lòng với em, từ đó có thể trò chuyện chia sẻ thoải mái và giúp đỡ nhau trong học tập.

Câu 12: Phân tích sự phát triển và thay đổi tính cách của nhân vật Dế Mèn trong suốt câu chuyện?

Trả lời:

- Trước đây: Dế Mèn là thanh niên tự tin, yêu đời, luôn tự hào về bản thân, "hãnh diện" với bà con, hàng xóm về cặp râu dài uốn cong của mình, tự hào về vẻ đẹp khỏe khoắn với thân hình mang màu nâu bóng mỡ, răng như hai lưỡi liềm máy. Nhưng khốn nỗi, Mèn còn là một kẻ kiêu căng, xốc nổi, dám đi chòng ghẹo những người hàng xóm mà không biết rằng kì thực họ chỉ nhường nhịn và không muốn chấp với mình. Bản thân luôn tự cho rằng mình là một tay ghê gớm, "có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi" .

- Sau khi Dế Choắt chết: Bản tính kiêu ngạo đã khiến Dế Mèn dám cả gan trêu chị Cốc và rủ Dế Choắt tham gia cùng. Sau những lời chọc ghẹo ngu dại của mình, Mèn ta chui vào hang sâu nằm khểnh mà không lường được trước rằng Dế Choắt lại là người phải gánh chịu hậu quả của trò đùa dại dột ấy.  Chỉ đến khi nhìn thấy Dế Choắt tắt thở, lúc bấy giờ Dế Mèn mới ân hận, nhưng sự ân hận đã quá muộn màng. Trước khi chết Dế Choắt có nói: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy". Câu nói vào giờ phút cuối cùng của cuộc đời Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn thức tỉnh, rút ra bài học sâu sắc cho bản thân về thái độ sống, về lòng tốt với những người xung quanh, và về tình bạn chân thành.

Câu 13: Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tác giả Tô Hoài sử dụng trong tác phẩm?

Trả lời:

- Nghệ thuật nhân hóa tài tình, với óc tưởng tượng phong phú, những hình ảnh so sánh độc đáo, giàu chất tạo hình. Ngoài ra, vốn ngôn từ đa dạng với hệ thống động từ, tính từ phong phú, sinh động cùng với lời kể dung dị, tự nhiên, như lời ăn tiếng nói hàng ngày "con nhà võ" "mưa dầm sùi sụt"… tác giả đã làm nổi bật chân dung cũng như tính cách của Dế Mèn.

- Nghệ thuật miêu tả tài tình, bút pháp nhân hóa, so sánh điêu luyện, qua nhân vật Dế Mèn, Tô Hoài không chỉ cho ta thấy chân dung của một cậu chàng thanh niên khỏe mạnh cường tráng, tự tin. Mà còn để lại cho người đọc những bài học sâu sắc trong cuộc sống: sống ở đời phải biết khiêm nhường, luôn quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, khi mắc lỗi sai phải biết hối cải và sửa chữa những lỗi lầm đó.

VẬN DỤNG CAO

  1. So sánh và tương phản giữa hai nhân vật trong Dế Mèn và Dế Choắt

Trả lời:

Tong văn bản Bài học đường đời đầu tiên,  cả hai nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt đã cho ta thấy sự tương phản chất định trong cả đặc điểm ngoại hình và tính cách. Dế Mèn được miêu tả là một con dế thông minh, mưu trí tự tin và có phần hống hách. Trong khi đó, Dế Choắt lại rất nhỏ bé, ốm yếu, có phần nhút nhát, nhưng lại rất tốt bụng. Từ hai chiều đối lập này đã tạo ra một cốt truyện độc đáo, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Và đặc biệt là những bài học giá trị cuộc sống: không nên kiêu căng, hống hách để gây ra hậu quả xấu cho người khác. Cuối cùng là dẫn đến sự ân hận muộn màng .

  1. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về cảm nhận của em được gợi ra từ văn bản Bài học đường đời đầu tiên?

Trả lời:

Tô Hoài đã khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ kết để khắc họa Dế Mèn hiện lên như một chàng trai trẻ đầy sức sống, vừa tự tin vừa tự hào về bản thân mình và có phần kiêu căng hống hách. Nhưng tất cả chỉ lên đến đỉnh điểm là khi Dế Mèn trêu đùa chị Cốc, khiến chị ta nổi giận. Và Chú Dế Choắt tội nghiệp phải chịu nỗi oan ức, bị chị Cốc mổ cho đến kiệt sức và chết.Trước khi chết, Dế Choắt đã đưa ra những lời khuyên chân thành cho Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân” khiến Dế Mèn “đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình”. Bài học đã phải trả giá bằng mạng sống của bạn mình. Dế Mèn ân hận về cách đối xử của mình  và gián tiếp gây ra cái chết của Dế Choắt. Qua đây tác giả Tô Hoài đã truyền tải một cách rất tự nhiên về bài học thói kiêu căng, hống hách đến cho các bạn trẻ.

 

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay