Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 1: Thực hành Tiếng Việt tr 20

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 1: Thực hành Tiếng Việt tr 20. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

TL: BÀI 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I.              NHẬN BIẾT

Câu 1: Từ đơn là gì ? Hãy cho ví dụ về từ đơn

Trả lời:

- Khái niệm: từ đơn là từ có 1 âm tiết hay từ do 1 tiếng tạo thành. Thành phần cấu tạo ra từ đơn sẽ có nghĩa cụ thể.

Ví dụ: xa, nhớ, yêu, xe, nhà, bàn...

Câu 2: Từ phức là gì ? Hãy cho ví dụ về từ phức

Trả lời

- Từ phức là từ có hai tiếng trở lên. Những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Ví dụ :  câu lạc bộ, vô tuyến truyền hình,…

- Những từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần) được gọi là từ láy. Ví dụ: xinh xắn, vui vẻ,...

Câu 3. Hãy tìm thêm những từ láy trong Bài học đường đời đầu

Trả lời

Những từ láy thuộc loại này trong văn bản: véo von, thỉnh thoảng, phanh phách, giòn giã, rung rinh, ngoàm ngoạp, hủn hoẳn, hừ hừ,...

Câu 4: Nghĩa của từ là gì?

– Từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa. Muốn xác định nghĩa của từ, ta phải đặt nó trong văn cảnh.

– Để giải nghĩa từ, có thể dựa vào từ điển, nghĩa của từ dựa vào câu văn, đoạn văn mà từ đó xuất hiện. Với từ Hán Việt, có thể giải nghĩa từng thành tố cấu tạo nên từ.

Câu 5 : Thành ngữ là gì ? Cho ví dụ thề thành ngữ

Trả lời

- Khái niệm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

- Ví dụ: Gừng càng già càng cay, Mất bò mới lo làm chuồng, tốt ngỗ hơn tốt nước sơn,...

2.THÔNG HIỂU

Câu 6: Cho ba từ sau: đỏ, đo đỏ, đỏ hỏn

  1. Nêu đặc điểm cấu tạo của từng từ trên?
  2. Phân biệt từ đơn, từ ghép và từ láy?

Trả lời

- Đỏ gồm một tiếng – từ đơn.

- Đo đỏ gồm hai tiếng được tạo ra nhờ phép láy âm – từ láy.

- Đỏ hỏn gồm hai tiếng được tạo ra không nhờ phép láy âm –từ ghép

 

Câu 7: Đặt câu với thành ngữ em đã tìm được ở câu trên

Trả lời

  • Gừng càng già càng cay: Ông ngoại tôi là một chiến sĩ thời trước, ông am hiểu rất nhiều về lịch sử và tiếng Pháp, đúng là gừng càng già càng cay.
  • Mất bò mới lo làm chuồng: Đừng để chuyện xảy ra rồi,mất bò mới lo làm chuồng như thế
  • Tốt ngỗ hơn tốt nước sơm: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn vì bề ngoài đẹp chỉ có thể khiến người ta ấn tượng ban đầu, còn tốt tính và đức độ sẽ giúp ta giữ được tình cảm và sự tôn trọng lâu dài

 

Câu 8: Nêu tác dụng của 3 từ láy tiêu biểu trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên

Trả lời:

Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi cô cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.

+ Tác dụng: cho thấy sự khỏe mạnh của Dế Mèn.

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

+ Tác dụng: gợi tả âm thanh tiếng nhai của Dế Mèn.

- Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.

+ Tác dụng: gợi tả hành động của Dế Mèn.

Câu 9: Đặt 2 câu có sử dụng từ ghép hoặc từ láy

Trả lời:

- Từ ghép: Quê hương tôi có cánh đồng, đình làng, triền đê,...

- Từ láy: Ánh nắng chói chang chiếu xuống cánh đồng, làm sáng bừng lên không gian vàng lồng lộng

Câu 10: Gạch dưới từ láy có trong các câu văn dưới đây và cho biết từ láy đó gợi ra cho em hình dung như thế nào về các sự vật được miêu tả

Trả lời:

a, Buổi chiều khi đàn bò lục đục kéo nhau về chuồng thì Ba Bớt vẫn một mình bươn bả ngoài rừng.

=>  Cực khổ, bươn chải và phải lao động mệt nhọc

b,Nuốt nhục, nó lặng lẽ bước đi, đói thì ăn lá rừng, khát thì uống nước suối, buồn ngủ đứng tựa vào gốc cây và gà gật.

=> Ngủ trong tư thế mệt mỏi

c, Vừa trông thấy Ba Bớt, cả đàn bò lao tới, xúm xít vây quanh.

=> Vậy quanh lại một vật thể, một người.

Câu 10: Tìm các từ ngữ có nghĩa trái ngược trong các đoạn thơ sau và chỉ ra tác dụng cuả việc đặt các từ đó bên cạnh nhau

Dáng cậu rõ cao gầy

Còn dáng tớ thì rõ thấp

Vậy mà thành một cặp bạn thân.

Ai nhìn cũng phải cười

Tính tớ hay lười biếng

Cậu lại luôn chăm chỉ

Vậy mà sao lạ nhỉ

Chúng mình lại thân nhau

Trả lời:

Nhấn mạnh sự đối lập nhau, tăng sức biểu cảm của đoạn bài thơ khi chứ biện pháp đối lập: cao - gầy, lường biếng - chăm chỉ => Hợp nhau.

VẬN DỤNG

Câu 11: Tìm từ đơn, từ láy, từ ghép trong các câu:

  1. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới... Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.
  2. Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.
  3. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.
  4. Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, Mơ-nông lại tưng bừng mở hội đua voi.
  5. Suối chảy róc rách.

Trả lời:

Câu

Từ đơn

Từ ghép

Từ láy

a

Mưa, những, rơi, mà, như

mùa xuân, hạt mưa, bé nhỏ

xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót

b

Chú, lên, bay, trên, và

tung cánh, vọt lên, cái bóng, nhỏ xíu, lướt nhanh, mặt hồ, trải rộng, lặng sóng

chuồn chuồn, mênh mông

c

tiếng, chạy

Ngoài đường, mưa rơi, chân người

lộp độp, lép nhép

d

vào, lại

mùa xuân, tiết trời, đồng bào, Ê đê, Mơ-nông, mở hội, đua voi

ấm áp, tưng bừng

e

Suối, chảy

róc rách

Câu 12: So sánh hai từ ghép sau đây:

Bánh trái (chỉ chung các loại bánh).

Bánh rán (chỉ loại bánh nặn bằng bột gạo nếp, thường có nhàn, rán chín giòn).

  1. a) Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp (bao quát chung) ?
  2. b) Từ ghép nào có nghĩa phân loại (chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất) ?

Trả lời

(a) Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp (nghĩa bao quát chung)

(b) Từ bánh rán có nghĩa phân loại (chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất).

Câu 13: Điền các từ cười nụ, cười góp, cười xòa, cười trừ, cười mát vào chỗ trống dưới đây cho phù hợp

(1)............: cười theo người khác.

(2).............: cười nhếch mép có vẻ khinh bỉ hoặc hờn giận.

(3).............: cười chúm môi một cách kín đáo.

(4).............: cười để khỏi trả lời trực tiếp.

(5).............: cười vui vẻ để xua tan sự căng thẳng.

Trả lời

(1): Cười góp

(2): Cười mát

(3): Cười nụ

(4): Cười trừ

(5): Cười xòa

 

Câu 14. Giải thích nghĩa của các từ: hoàn hảo, hồi ức, phú ông, phò mã, thịnh nộ, ghẻ lạnh, chứng giám. Cho biết cách dùng để giải thích nghĩa của các từ đó.

Trả lời

- Hoàn hảo: tốt đẹp về mọi mặt

- Hồi ức: nhớ lại điều bản thân đã trải qua

- Phú ông: người đàn ông giàu có trong làng (xã hội cũ)

- Phò mã: con rể của vua

- Thịnh nộ: nổi giận, giận dữ cao độ

- Ghẻ lạnh: thờ ơ, xa lánh

- Chứng giám: soi xét, làm chứng cho

Cách dùng để giải thích:

+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị: hoàn hảo, hồi ức, phú ông, phò mã

+ Đưa ra những từ đồng nghĩa với từ cần giải thích: thịnh nộ, ghẻ lạnh, chứng giám

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên có những hình ảnh so sánh thú vị, sinh động.  Tác dụng của những hình ảnh so sánh đấy là gì? Hãy viết một đoạn văn (5 - 7 câu) về ấn tượng của em về hình ảnh so sánh đó.

Trả lời

  • Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
  • Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như 2 lưỡi liềm máy làm việc.
  • Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
  • Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.
  • Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
  • Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.
  • Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

= > Tác giả sử dung biện pháp so sánh nhằm giúp hân vật hiện lên sinh động, cử chỉ sống động, gần gũi như con người.Những vẫn mang những đặc trưng rất tiêu biểu có nó như : Dế Mèn , Dế Choắt, Cốc,.. Từ đó làm cho câu chuyện trở nên sống động và phù hợp với lứa tuổi nhỏ. Đặc biệt khiến em ấn tượng hơn cả  là sự miêu tả thành công về ngoại hình và tính cách của Dế Mèn, hiện lên dù có những điểm tốt và xấu, nhưng qua cũng đã khắc sau trong em về hình ảnh tuổi thơ và bài học đầu của Dế Mèn cũng như của em.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay