Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 1: Bắt nạt
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 1: Bắt nạt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
TL: BẮT NẠT
NHẬN BIẾT
Câu 1: Tìm hiểu về tác giả Hoàng Thế Linh
Trả lời
Nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh sinh năm 1982 sống tại Hà Nội. Thơ của ông chủ yếu viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong rẻo và kèm theo những bài học đạo đức sâu sắc.
Câu 2: Đây là thể thơ gì?
Trả lời
Bắt nạt là thể loại thơ 5 chữ
Câu 3: Bố cục bài thơ gồm bao nhiêu phần?
Trả lời
Bố cục | Nội dung chính |
Khổ 1 | Nêu ra vấn đề bắt nạt là xấu |
Khổ 2,3,4 | Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt |
Khổ 5,6 | Phân loại đối tượng bắt nạt |
Khổ 7,8 | Lời khuyên, liên hệ bản thân |
Câu 4: Tại sao tác giả lại bảo bắt nạt là xấu lắm?
Trả lời
Vì bắt nạt là ăn hiếp những bạn yếu hơn mình, là một hành động xấu mà học sinh không nên làm, bắt nạt còn dễ lây và rất hôi.
Câu 5: Thay vì bắt mặt các bạn thì bài thơ ví von chúng ta nên làm gì khác?
Trả lời
Sao không nhảy hiphop, sao không ăn mù tạt
THÔNG HIỂU
Câu 6: Những câu hỏi trong bài thơ muốn truyền tải điều gì?
Trả lời
Những câu hỏi: “Tại sao không học hát/Nhảy hiphop cho hay?” ; “Sao không ăn mù tạt/ Đối diện thử thách đi?”; “Sao không trêu mù tạt?”; “Sao không yêu, lại còn.....”
=> Thay vì bắt nạt hãy tìm kiến những trò chơi thú vị ngủ học hát , nhảy,...Và trêu mù tạt chính là muốn các bạn bắt nạt hiểu được cảm giác khó chịu khi ăn mù tạt giống như cách mà các bạn bị bắt nạt.
Câu 7: Từ bài thơ hãy nêu ra thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt?
Trả lời
- Đối với các bạn bắt nạt: phê bình thẳng thắn, phủ định một cách dứt khoát chuyện bắt nạt nhưng vẫn cởi mở, thân thiện.
Câu 8: Chúng ta nên có thái độ như thế nào với các bạn bị bắt nạt ?
Trả lời
- Đối với các bạn bị bắt nạt: gần gũi, tôn trọng và phải dũng cảm bảo vệ bạn khi bị bắt nạt
Câu 9: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong bài thơ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Trả lời
- Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện 7 lần trong bài thơ => có tác dụng nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói xấu bắt nạt.
- So sánh “Những bạn nào nhút nhát/ Thì là giống thỏ non” => tác dụng tăng sức biểu cảm, hình dung được những bạn nào yếu ớt thì cần được yêu thương thay vì bắt bạt bạn
- Liệt kê: người lớn, trẻ con, mèo, chó, cái cây,...=> Nhấn mạnh việc bắt nạt là rất xấu và ngoài việc không nên bắt nạt bạn học thì cũng không được bắt nạt bất cứ ai cả
VẬN DỤNG
Câu 10: Đặt mình vào tình huống bị bắt nạt em sẽ xử lí như thế nào?
Trả lời
- Em sẽ báo cáo với người lớn là cô giáo và gia đình để có biện pháp xử lý những bạn bắt nạt
- Ngoài ra, em cũng sẽ giải thích với các bạn khác rằng bắt nạt là rất xấu và khi không có người lớn ở đấy, em sẽ đi cùng các bạn của mình.
Câu 11: Nếu nhìn thấy các bạn khác bị bắt nạt em sẽ hành động ra sao?
Trả lời
- Tình huống từng chứng kiến cảnh bắt nạt: Em không còn thờ ơ, không còn những suy nghĩ đó không phải là chuyện của mình, thay vào em sẽ hỏi han, giúp đỡ bạn bị bắt nạt,…
Câu 12: Tại sao tác giả lại bảo bắt nạt dễ lây và rất hôi?
Trả lời
- Vì hành vi bắt nạt người khác là rất xấu và dễ bị ảnh hưởng nếu em không có bản lĩnh của riêng mình. Học sinh sẽ hùa theo đám đông để bắt nạt vì vâỵ dễ lây và rất hôi. Học sinh phải có bản lĩnh và đạo đức tốt , nếu tự mình không thể ngăn chặn tình trạng bắt nạt thì sẽ có nhiều biện phát khác để cho bản thân cũng như bạn mình tránh khỏi bắt nạt
Câu 13: Sau khi đọc xong bài thơ, em có nhìn nhận điều gì về vấn đề bắt nạt bạn bè?
Trả lời
Việc hành hùng và bắt nạt người khác là hành vi rất xấu, cao hơn chính là vi phạm pháp luật. Vì mỗi bạn khi đến trường học tập đều có những quyền như nhau : được học tập, được bảo vệ, được tôn trọng,...Vậy nên việc bắt nạt là rất xấu vừa gây ảnh hưởng đến tâm lí người bị bắt nạt, vừa kiến người bắt nạt mang tiếng xấu và ảnh hưởng về đạo đức
Câu 14: Bài thơ đã đề cập đến việc không được bắt nạt đối tượng nào?
Trả lời
Không được bắt nạt bạn bè . Ngoài ra còn không được bắt nạt: chó, mèo, cây cối (phá hỏng cây), trẻ con,...Tóm lại không được bắt nạt bất kì đối tượng nào và các hành vi liên quan đến bắt nạt là rất xấu, sẽ bị trừng trị thích đáng
VẬN DỤNG CAO
Câu 15: Viết một đoạn văn (5- 7 câu) nêu ra suy nghĩ của em về vấn nạn bạo lực học đường nói chung và tình trạng bắt nạn hiện nay?
Trả lời
Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và nguy hiểm đối với học sinh. Tình trạng bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến và lan rộng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tâm lý và sức khỏe của học sinh. Em cảm thấy lo lắng và bức xúc khi thấy những hành vi bạo lực diễn ra trong các trường học. Đây không chỉ là vấn đề của một số học sinh cá biệt mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Chúng ta cần phải cùng nhau đưa ra những giải pháp để ngăn chặn và giảm bớt tình trạng bạo lực học đường, tạo môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho tất cả học sinh. Vì một môi trường học tập lành mạnh và văn minh.