Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 3: Gió lạnh đầu mùa

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 3: Gió lạnh đầu mùa. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

TL: GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA

NHẬN BIẾT

Câu 1:  Tìm hiểu về tác giả Thạch Lam

Trả lời

Thạch Lam (1910 - 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sinh ra ở Hà Nội. Ông sáng tác nhiều thể loại như: tiểu thuyết, tùy bút,..nhưng thành công nhất vẫn là truyện ngắm. Truyện của ôngg giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơi.

Tác phẩm của Thạch Lam ẩn chứ niềm yêu thương, trân trọng đối với thiên nhiên, con người, cuộc sống. Tiêu biểu như: Giá lạnh đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc,...

Câu 2: Nhan đề gợi cho em những cảm xúc gì ?

Trả lời

“Gió lạnh đầu mùa” khiến em liên tưởng đến mùa đông lạnh giá ở khu vực miền Bắc Việt Nam những ngày cuối năm. Cái lạnh giá, tê buốt và có chút ẩm ướt khiên cho cái lạnh lại càng trở nên dai dẳng.

Câu 3: Bố cục của văn bản

Trả lời

+ Phần 1: Từ đầu đến “rơm rớm nước mắt”: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “ấm áp vui vui”: Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên.

+ Phần 3: Đoạn còn lại: Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo.

Câu 4: Tóm tắt nội dung văn bản

Trả lời

Sơn và Lan là hai chị em sinh ra trong một gia đình khá giả. Không giống như những đứa trẻ có điều kiện khác, hai chị em Sơn, Lan luôn hòa đồng, gần gũi với những đứa trẻ nghèo cùng phố huyện. Vào một ngày trời chuyển lạnh, hai chị em mặc áo ấm ra chợ chơi thấy Hiên – cô bé hàng xóm đang co ro bên cột quán với manh áo mong manh, rách tả tơi. Thấy vậy, hai chị em bèn đem tặng Hiên chiếc áo bông cũ. Chính chiếc áo bông ấy đã thắp sáng tình yêu thương, sưởi ấm cho Hiên cũng như những đứa trẻ nghèo nơi đây qua mùa đông giá rét. Câu chuyện đã để lại dư âm trong lòng độc giả, khiến độc giả vừa thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng; từ đó thêm trân trọng cuộc sống này hơn.

THÔNG HIỂU

Câu 5: Thời tiết được miêu tả ở đầu câu chuyện như thế nào?

Trả lời

Mùa đông đột ngột đến, không thông báo trước. Vừa mới hôm qua giời còn nắng ấm và hanh. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bổng nổi gío bấc, cái lạnh làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

Câu 6:  Hình ảnh gia đình Việt được tái hiện trong câu chuyện ra sao?

Trả lời

Hình ảnh gia đình Việt tái hiện qua hình ảnh ngôi nhà của Sơn . Chị và mẹ Sơn dậy sớm ngồi lò sưởi để pha nước chè uống. Quây quần bên nhau để làm những hoạt động nhỉ như: uống nước chè, khâu áo,...trước khi bắt đầu làm việc vào ngày mới.

Câu 7: Tầm quan trọng của chiếc áo bông cũ mà mẹ Sơn luôn nâng niu và giữ gìn?

Trả lời

Chiếc áo bông cũ là chiếc áo của em gái Sơn. Em đã mất từ năm 4 tuổi. Nên mẹ Sơn rất gìn giữ và chân trọng chiếc áo.

Câu 8: Sơn và chị gái có điểm gì khác so với anh/chị em họ cùng nhà?

Trả lời

Sơn và chị gái được xem là ở gia đình khá giả lúc bấy giờ, có áo ấm để mặc. Nhưng không vì thế mà sơn khinh những đứa trẻ ngoài chợ. Trái lại Sơn và chị gái còn chơi rất vui vẻ và được những đứa trẻ ấy yêu quý. Khác hẳn so với những người anh/em họ của Sơn và Sơn cũng không thích họ

Câu 9: Các bạn nhỏ ngoài chợ chơi với Sơn có ngoài hình như thế nào?

Trả lời

Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tý, con Túc sán gần với đôi mắt ngắm nghía bộ quần áo của Sơn. Ngày rét nhưng chúng vẫn ăn mặc không khác gì ngày thường, những bộ quần áo màu nâu bạc đá vá nhiều chỗ. Nhưng chỉ hôm nay, môi chúng nó tím lại, những chỗ áo rác da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.

Câu 10: Tại sao Sơn lại lấy chiếc áo bông ở nhà đưa cho bé Hiên?

Trả lời

Sơn và chị gái gọn Hiên lại chơi nhưng con bé không giám đến gần chỉ đướng co ro bên cột quán, mặc một chiếc áo rác tả tơi, hở cả lưng và tay. Nhà Hiên rất nghèo nên, không có tiền may áo mới. Sơn động lòng nên đã lấy chiếc áo bông cho Hiên mặc

Câu 11: Sau khi cho bé Hiền chiếc áo, Sơn đã phải lo sợ điều gì?

Trả lời

Sơn lo lắng mẹ biết chuyện sẽ đánh đòn nên đã phải vội càng ra chợ tìm Hiên.

Câu 12: Phản ứng sau đó của mẹ bé Hiên và mẹ Sơn khi biết chuyện là gì?

Trả lời

Mẹ của Hiên đã mang trả lại chiếc áo cho mẹ của Sơn, và mẹ Sơn đã cho mượn tiền để mẹ Hiên đi sắm áo mới. Đồng thời cũng nhẹ nhàng dạy bảo hai chị em Sơn.

VẬN DỤNG

Câu 13: Em có nhận xét gì về tính cách của các đứa trẻ xuất hiện trong câu chuyện?

Trả lời

- Chị em Sơn: thân thiện và tốt bụng, không vì gia cảnh có điều kiện mà coi khinh các đứa trẻ ở chợ, đồng thời còn yêu quý chúng

- Đám trẻ ở ngoài chợ (Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tý, con Túc, bé Hiên): rất hiền hậu, thơ ngây, rất mừng khi chị em Sơn đến chơi, nhưng vì có một phần tự ti về sự nghèo khó nên hơi dè dặt.

- Anh/em họ của Sơn: Không thích đám trẻ ngoài chợ vì nghĩ rằng chúng có gia cảnh nghèo khó.

Câu 14: Hình ảnh bé Hiên gợi nhớ cho em đến nhân vật nào đã học? Giải thích lý do tại sao ?

Trả lời

Hình ảnh bé Hiên gợi lên hình tượng của nhiều nhân vật là trẻ em, gặp bất hạnh trong tuổi thơ như: cô bé bán diêm, nàng lo lem, cô tấm,...Nhưng bé Hiên là hình tượng trong câu chuyện hiện thực phác họa hình ảnh thôn quê ngày xưa ở Việt Nam. Khách với những câu chuyện cổ tích ngày xưa

 

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết một bài văn kể về câu chuyện em đã từng giúp đỡ người khác. Và cảm nhận lúc đó của em thế nào?

Trả lời

Cho đến bây giờ, mỗi khi đi qua con đường làng quen thuộc, những kỉ niệm năm nào lại trào dâng trong em như mới ngày hôm qua. Vào năm học lớp bốn, em đã giúp đỡ một em nhỏ bị ngã xe đạp tại chính con đường này.

Hôm đó là một ngày trời nắng đẹp. Em đạp xe trên con đường làng thân thuộc để đi đến trường. Tình cờ, em thấy một em nhỏ bị ngã xe ở ven đường. Em bé đang khóc; đầu gối, bàn chân và bàn tay em nhỏ bị trầy xước. Quần áo cũng bị lấm bụi đất. Chiếc xe đạp bên cạnh đã bị cong vành bánh trước. Mặc dù biết sắp đến giờ vào học nhưng em vẫn vội vàng dừng xe lại đỡ em bé dậy. Em dắt chiếc xe đạp của em nhỏ vào gửi ở một trạm bơm nước gần đó, sau đó đưa em ấy đến trạm y tế bằng xe đạp của mình. Cô y tá sau khi xử lý vết thương và tìm cách liên lạc với người nhà em nhỏ để họ đến đón. Khi bố mẹ em ấy đến nơi, các bác đã cảm ơn em rối rít. Em chào tạm biệt mọi người và lấy xe đi đến lớp học.

Khi đến lớp, em đã bị muộn giờ. Bác bảo vệ đã đóng cửa cổng trường được một lúc lâu. Tuy nhiên, bác vẫn mở cửa cho em vào trường và dẫn em tới gặp giáo viên chủ nhiệm. Sau khi trình bày với cô giáo nguyên nhân em đi học muộn, cô không trách mà khen em ngoan, biết giúp đỡ mọi người. Khi em về lớp đã là giờ ra chơi, các bạn vây quanh hỏi han em. Em chia sẻ câu chuyện mình giúp đỡ em nhỏ bị ngã. Bạn bè nghe xong đã tấm tắc ngợi khen em. Tối hôm đó, bố mẹ và em nhỏ bị ngã đến nhà cảm ơn và hỏi thăm em. Các bác mua cho em nhiều hoa quả và đồ ăn ngon. Em nhỏ cũng mang đến cho em những quyển truyện tranh và đồ chơi. Bố mẹ rất vui mừng và hạnh phúc về hành động giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn của em. Nhận được lời khen của mọi người, em vui lắm.

Câu chuyện luôn khắc sâu trong tâm trí em, em cũng rất tự hào về việc làm tốt của bản thân. Việc làm tốt tuy rất nhỏ bé nhưng giàu ý nghĩa. Qua câu chuyện, em muốn gửi tới các bạn thông điệp: Hãy giúp đỡ chia sẻ với mọi người xung quanh ta để dựng xây cuộc sống tốt đẹp hơn. Mong rằng trong tương lai, em có thể giúp đỡ nhiều người hơn nữa.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay