Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 2: Thực hành tiếng Việt tr47

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 2: Thực hành tiếng Việt tr47. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

TL: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

 NHẬN BIẾT

 

Câu 1: Biện pháp tu từ ẩn dụng là gì? Cho ví dụ ?

Trả lời

n dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, ...) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho diễn đạt.

Ví dụ: "Dưới trăng quyên đã gọi hè/ Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông"

Ở đây, "lửa lựu" được tác giả sử dụng là hình ảnh ẩn dụ, dùng để diễn đạt cho ý nghĩa rằng "hoa lựu đỏ như màu ngọn lửa".

Câu 2: Tiếng việt có những dấu câu nào?

Trả lời

Có 10 dấu câu thường dùng trong Tiếng Việt là: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu chấm phẩy và dấu ba chấm (chấm lửng).

Câu 3: Dấu 2 chấm là gì ? Cho ví dụ về dấu hai chấm trên?

Trả lời

Dấu hai chấm thường được sử dụng để chỉ ra sự liên kết, sự giải thích hoặc sự mô tả của câu trước đó.

Ví dụ: "Tôi thích học tiếng Việt vì nó rất thú vị: tôi có thể học được văn hóa, lịch sử và các truyền thống của Việt Nam." 

Câu 4: Có bao nhiêu đại từ nhân xưng? Hãy phân loại các đại từ nhân xưng đó?

Trả lời

Đại từ là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,..được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Đại từ trong tiếng Việt được chia làm 3 loại:

– Đại từ nhân xưng: dùng thay thế danh từ, chỉ mình hoặc người khác khi giao tiếp.

– Đại từ dùng để hỏi: Các từ để hỏi như Ai? Bao nhiêu? Nào?.

– Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng: Vậy, thế,nó, ..

(Lưu ý : sẽ có nhiều kiểu chia khác nhau, nên học sinh hãy tham khảo thêm )

Câu 5: Cho ví dụ từng đại đại từ nhân xưng?

Trả lời

- Ví dụ: Tôi có một cái váy rất đẹp. “Tôi” là đại từ nhân xưng.

- Ví dụ: cái váy nào bao nhiêu? => Bao nhiêu là đại từ nhân xưng dùng để hỏi

- Ví dụ: Con mèo hôm nay ngủ rất nhiều. Vì tối hôm qua nó đã thức để bắt chuột. => Nó là đại từ nhân xưng thay cho con mèo

THÔNG HIỂU

Câu 6:  Trong bài thơ Mây và sóng, mây khiến em liên tưởng tới những đối tượng nào?

Trả lời

“Mây” - liên tưởng đến hình ảnh thiên nhiên trên trời, tư do, phóng khoáng trên không trung bao la , rộng lớn

Câu 7: Trong bài thơ Mây và sóng, “sóng” khiến em liên tưởng tới những đối tượng nào?

Trả lời

“Sóng” - liên tưởng đến hình ảnh biển cả bao là, rộng lớn, không gian đại dương mênh mông, vô tận

Câu 8: Có những biện pháp tu từ nào được sử dụng ở phần 1 - cuộc trò chuyện vời người “trên mây” của em bé?

Trả lời

-Ẩn dụ: bình minh vàng, vầng trăng bạc

- Điệp cấu trúc: con là mâu và mẹ sẽ là trăng

- Trích dẫn cuộc trò chuyện của em bé và người “trên mây”

Câu 9 : Có những biện pháp tu từ nào được sử dụng ở phần 2 - cuộc trò chuyện vời người “trên mây” của em bé?

Trả lời

-Ẩn dụ: hình ảnh người “trong sóng”

- Điệp cấu trúc: con là sóng và mẹ sẽ là bến bời kì lạ, điệp từ “lăn”

- Trích dẫn cuộc trò chuyện của em bé và người “trong sóng”

VẬN DỤNG

Câu 10: Hình ảnh “bình minh vàng” “vầng trăng bạc “ sửa dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng?

Trả lời

Biện pháp tu từ ẩn dụ trong hình ảnh "bình minh vàng", "vầng trăng bạc" để nhấn mạnh những hình ảnh đặc săc, lung linh đầy màu sắc của thiên nhiên mà bất kỳ đứa bé nào cũng muốn tham gia vào. Đây là thế giới của niềm vui và cả sự tự do, là thế giới mà em bé được thỏa thích vui chơi, tự do ca hát, được ngao du khắp nơi này đến nơi khác.

Câu 11: Trong bài thơ có nhiều phần trích dẫn lời nhân vật trực tiếp. Theo em đâu là dấu hiệu nhận biết? Tác dụng là gì?

Trả lời

Lời trích dẫn tạo ra sự chân thực và sinh động cho bài thơ.  Bằng cách truyền đạt trực tiếp từng từ ngữ và cách diễn đạt dưới góc nhìn ngây thơ của em bé, mang đến âm thanh và giọng điệu riêng, giúp độc giả cảm nhận được sự sống động của câu chuyện.

Câu 12: Đại từ nào được sử dụng trong bài thơ Mây và sóng? Tác dụng của đại từ này là gì?

Trả lời

Đại từ “Bọn tớ”  dùng để tự xưng trong câu trích thoại của nhân vật

Câu 13: Đại từ dùng để chỉ những ai ?

Trả lời

Đại từ “Bọn tới” trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những người "trên mây" và "trong sóng".

Câu 14: Có thể dùng từ nào thay cho đại từ đó hay không? Vì sao?

Trả lời

Vì đồng nghĩa nên có thể thay thế bằng một số từ như: bọn mình, chúng mình. Chúng tớ => Dùng trong đoạn trích dẫn câu nói của người "trên mây" và "trong sóng"

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Sự kết hợp của các biện pháp tu từ ẩn có tác dụng gì trong văn bản Mây và Sóng. Viết một đoạn văn phân tích tác dụng các biện pháp đó?

Trả lời

Biện pháp tu từ ẩn dụ trong hình ảnh "bình minh vàng", "vầng trăng bạc" để nhấn mạnh những hình ảnh đặc săc, lung linh đầy màu sắc của thiên nhiên mà bất kỳ đứa bé nào cũng muốn tham gia vào. Ngoài ra còn có sự kết hợp của trích dẫn câu thoại và sử dụng đại từ nhân xưng. Từ đó giúp cho văn bản vẫn giữ trọn vẹn nội dung và ý nghĩa sau khi dịch. Thể hiện được đầy đủ tình yêu thương của em bé và mẹ được so với hiện tượng vũ trụ. Và đặc biệt là thể hiện tình yêu thương của tác giả gửi gắn đến cho các bạn nhỏ trên khắp thế gian.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay