Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 2: Thực hành tiếng Việt tr43

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 2: Thực hành tiếng Việt tr43. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

TL: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NHẬN BIẾT

Câu 1: Nêu ra định nghĩa và dấu hiệu nhận biết của biện pháp tu từ so sánh?

Trả lời

So sánh là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng... với nhau. Trong đó các sự vật, hiện tượng này mặc dù khác nhau về tính chất nhưng lại có nét tương đồng ở cùng một khía cạnh nào đó.

Dấy hiệu nhận biết: như, giống như, ít hơn,nhiều hơn,...

Câu 2: Nêu ra định nghĩa và dấu hiệu nhận biết của biện pháp tu từ điệp ngữ?

Trả lời

Điệp ngữ hay còn gọi là điệp từ là một biện pháp nghệ thuật trong đó tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, bài thơ. Sự lặp lại của các từ, các cụm từ hoặc câu gọi là điệp ngữ.

 

Câu 3: Nêu ra định nghĩa và dấu hiệu nhận biết của biện pháp tu từ nhân hóa?

Trả lời

Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…

 – Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…

Câu 4: Nêu ví dụ cụ thể cho biện pháp so sánh,điệp ngữ, nhân hóa ?

Trả lời

- So sánh: Mắt bé mèo nhà em long lanh như hòn vi ve

- Điệp ngữ: học, học nữa, học mãi

- Nhân hóa: Chị ong nâu chăm chỉ thụ phấn cho hoa, làm đẹp cho đời

THÔNG HIỂU

 

Câu 5: Giải thích từ nhô, trần trụi, bế bồng, thơ ngây, chăm sóc, khao khát, hiểu biết trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người?

Trả lời

- Nhô: động từ, đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc phía trước, so với những cái xung quanh.

- Trần trụi: chưa có gì cả, vẫn còn nguyên sơ thủa ban đầu

- Bế bồng: hoạt động chăm sóc, bế em bé lên tay

- Thơ ngây : trong sáng, đơn giản mang lại cho người khác cảm nhận được sự bình yên, hạnh phúc

- Chăm sóc: là hoạt động giúp đỡ, bảo vệ nuôi nấng có người được tốt lên

Câu 6: Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người có thể thay thế từ nhô thành từ khác hay không?

Trả lời

Không thể dùng từ lên để thay thế cho từ nhô. Sử dụng từ nhô gợi lên vẻ tinh nghịch, đáng yêu, phù hợp với cách cảm của trẻ thơ.

Câu 7: Chỉ ta sự tinh tế cuả việc sử dụng từ nhô ?

Trả lời

Trong bài thơ nhô là chỉ hành động của mặt trời , mức độ miêu tả của từ nhô rất chân thực gợi được hình ảnh của mặt trời trong trí tưởng tượng của mỗi bạn đọc dù có nhỏ tuổi nhưng vẫn có thể hiểu được. Và đồng thời cũng không đơn giản quá như các từ đi lên, đến,...như thế sẽ tăng sức biểu đạt cho bài thơ.

Câu 8: Tìm từ đồng nghĩa của các từ trên?

Trả lời

- Nhô: đứng đầu, nổi bật, vươn lên.

- Trần trụi: giản dị, đơn giản, chất phác.

- Bế bồng: ôm ấp, vuốt ve, nuông chiều.

- Thơ ngây: ngây thơ, trong sáng, tinh khôi.

- Chăm sóc: chăm sóc, chăm sóc, chăm sóc.

- Khao khát: khát khao, mong muốn, thèm muốn.

- Hiểu biết: hiểu biết, tri thức, kiến thức.

 

Câu 9: Đặt câu với các từ nhô, trần trụi, bế bồng, thơ ngây, chăm sóc, khao khát, hiểu biết ?

Trả lời

- Nhô: xa xa sau những sau những dãy núi, mặt trời nhô lên để đón bình minh vào buổi ban sáng

- Trần trụi: Sau vụ nổ của một quả bon, mặt đất xung quanh trần trụi không còn một thứ gì

- Bế bồng: Mẹ là người bế bồng và hát ru cho em từ khi sinh ra

- Chăm sóc: Cô giáo và bạn bè luôn quan tâm và chăm sóc em rất ân cần

- Khao khát: Em khao khát có  được đi du lịch lịch khắp nơi trên thế giới

- Hiểu biết: Càng hiểu biết nhiều, chúng ta càng thấy kiến thức của mình quá ít

Câu 10: Hãy tìm thêm ở văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa ?

Trả lời

Những từ đổi vị trí nghãi của từ vẫn không thay đổi :

- Ngây thơ đổi thành thơ ngây

- Bế bồng đổi thành bồng bế

- Khao khát đổi thành khát khao

 

VẬN DỤNG

Câu 11: Các dòng thơ có sử dụng biện pháp so sánh trong khổ thơ? Nêu tác dụng của biện pháp so sánh đó

Trả lời

+ Cây cao bằng gang tay / Lá cỏ bằng sợi tóc / Cái hoa bằng cái cúc

Tiếng hót trong bằng nước / Tiếng hót cao bằng mây

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ: So sánh sự vật quen thuộc này với sự vật quen thuộc khác. Mọi vật trên Trái đất qua con mặt của trẻ đều thân yêu, ngây thơ và đáng yêu, ẩn chứa trong đó tất cả màu sắc và âm thanh của cuộc sống. 

 

Câu 12: Chỉ là sự vật, sự việc đã được liệt kê trong bài thơ? Chỉ ra tác dụng của biện pháp liệt kê đó?

Trả lời

- Mặt trời: nhô cao để trẻ con thấy

- Thực vật: bắt đầu xanh

- Hoa, cỏ: đầy đủ màu sắc

- Chim : bắt đầu hót cho trẻ nghe

- Sông: Bắt đầu chảy cho trẻ con được tắm

- Trời che đám mây cho trẻ con tập đi,

- Biển: sinh ra cá tôm, thuyền buồm cho trẻ con đi khắp nơi

=> Tác dụng: tăng tính thuyết phục, làm rõ thông tin, nhấn mạnh điểm mạnh hoặc điểm yếu, tăng sự đa dạng và cung cấp sự sắc nét trong việc truyền đạt thông tin.

Câu 13: Nhà thơ sử dụng biện pháp gì trong câu thơ: Những làm gió ngây thơ, Biển thì sinh ý nghĩa, Trời nắng mây theo che? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đấy?

Trả lời

Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa => giúp cho các loại đồ vật, cây cối hay đồng vật đều trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết hơn. Các đồ vật, sự vật có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người.

 

VẬN DỤNG CAO

Câu 14: Theo em biện pháp tu từ nào khiến cho bài thơ Chuyện cổ tích về loài người trở nên hấp hẫn? Giải thích lý do tại sao?

Trả lời

*Gợi ý: học sinh có thể phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa, so sánh, liệt kê trong bài thơ và nêu ra lý giải của em.

 

Câu 15: Viết một đoạn văn (5 - 7 câu) nêu ra cảm nghĩ của bản thân em phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong tác phẩn Chuyện về cổ tích loài người?

Trả lời

Biện pháp so sánh trong bài thơ trên tạo ra những hình ảnh mạnh mẽ và độc đáo. Bằng cách so sánh cây cao với gang tay, lá cỏ với sợi tóc và hoa với cái cúc, tác giả muốn diễn đạt sự không thường xuyên, không thể tin được của những hình tượng này. So sánh tiếng hót trong bằng nước và tiếng hót cao bằng mây tạo ra một hiệu ứng đối lập, với âm thanh xuất hiện từ hai nguồn khác nhau nhưng có cùng mức độ đáng kinh ngạc. Từng câu thơ mang đến một sự kỳ diệu và sự phá cách trong việc so sánh, tạo nên một hình ảnh sắc nét và độc đáo trong tâm trí của người đọc.

  1. Nhô: động từ, đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc phía trước, so với những cái xung quanh.

→ Mặt trời mới nhô cao: mặt trời chuyển động lên cao trên bầu trời so với núi non, cây cối.

  1. Trong đoạn thơ trên, không thể dùng từ lên để thay thế cho từ nhô. Sử dụng từ nhôgợi lên vẻ tinh nghịch, đáng yêu, phù hợp với cách cảm của trẻ thơ.

Câu 2: Trong bài thơ có các từ như trụi trần, bế bồng. Trong tiếng Việt cũng có các từ như trần trụi, bồng bế. Tìm thêm ở trong và ngoài văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa. 

Trả lời

 Trong bài thơ có các từ như trụi trần, bế bồng. Trong tiếng Việt cũng có các từ như trần trụi, bồng bế. Một số từ ở trong và ngoài văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa:

Trong văn bản: thơ ngây, khao khát,

Ngoài văn bản: thoi đưa, sụt sùi.

Biện pháp tu từ

Câu 3: Hãy chỉ ra những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ.

Trả lời

 Những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ:

+ Cây cao bằng gang tay / Lá cỏ bằng sợi tóc / Cái hoa bằng cái cúc

Tiếng hót trong bằng nước / Tiếng hót cao bằng mây

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ: So sánh sự vật quen thuộc này với sự vật quen thuộc khác. Mọi vật trên Trái đất qua con mặt của trẻ đều thân yêu, ngây thơ và đáng yêu, ẩn chứa trong đó tất cả màu sắc và âm thanh của cuộc sống. 

Câu 4: Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ Những làn gió thơ ngây. Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ ấy.

Trả lời

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ: Những làn gió thơ ngây. Tác giả vì làn gió thơ ngây như chính mỗi đứa trẻ. Đó là sự trong lành, mát mẻ của trời đất cũng giống như sự ngây thơ và đáng yêu của các em.

Câu 5: Hãy ghi lại những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ Nhưng còn cần cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vàng. 

Trả lời

- Điệp ngữ từrấttừ cái trong đoạn thơ: Từ cái bống cái bang … Từ bãi sông cát vàng

- Tác dụng: nhằm liệt kê những hình ảnh phong phú trong lời ru của mẹ, nhấn mạnh vẻ đẹp mang đậm tình cảm thiết tha, tâm hồn người Việt.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay