Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 4: Cây tre Việt Nam

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 4: Cây tre Việt Nam. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

TL: CÂY TRE VIỆT NAM

NHẬN BIẾT

Câu 1: Tìm hiểu về tác giả Thép Mới

Trả lời

Thép mới (1925 - 1991) là nhà văn, nhà báo nổi tiếng. Tác phẩn của ông giàu chất trữ tình, cảm hứng nổi bật là ca ngơi tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Câu 2: Nêu khái quát nội dung của tác phẩm Cây tre Việt Nam bằng cách điềm vào bảng những thông tin phù hợp?

Trả lời

Từ Cây tre là bạn thân của nông dân đến chí kí như người

Từ nhà thơ đã có lần ca ngợi đến tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre...

Từ Điệu múa sạp tre có từ ngày chiến thắng Điện Biên đến hết

Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam.

Sự gắn bó của tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống con người Việt Nam.

Cây tre là tượng trưng cho tâm hồn và khí chất con người Việt Nam. 

 

Câu 3: Tóm tắt nội dung của văn bản

Trả lời

Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam. Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (đặc biệt là người nông dân) trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.

Câu 4: Giải thích một số từ ngữ trong văn bản: nhũn nhặn, đánh chắt, tầm vông, thành đồng Tổ Quốc.

Trả lời

- Nhũn nhặn: Khiên tốn, nhùn nhường, ở bài học thì nói về màu xanh bình dị, tươi mát mà không quá rực rỡ của cây tre

- Đánh chắt: là trò chơi dân gian của trẻ em, hay còn gọi là chuyền thẻ, chơi chuyền. Dùng một số que trải ra đất rồi tung một hòn sỏi hoặc quả nhỏ lên rồi lượn lấy quê tre và vật tung lên. Trò chơ rèn luyện sự nhanh nhẹn và khéo léo

- Tầm vông: loài tre thân nhỏ, cứng, đặc, không có gai thường dùng làm gậy

- Thành đồng Tổ quốc: danh hiệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tăng cho Nam Bộ trong cuộc chiến đấu bảo vệ tự do, độc lập

THÔNG HIỂU

Câu 5: Chi tiết nào tác giả dùng để miêu tả vẻ đẹp cảu cây tre Việt Nam?

Trả lời

Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam:

- Tre xanh nhẵn nhặn, mọc mọi nơi, dáng vươn mộc mạc, thanh cao;

- Tre cứng cáp, dẻo dai, vững chắc; thanh cao giản dị, chí khí.

- Tre gắn bó với con người: cánh tay của người nông dân, đồ chơi, vật dụng trong gia đình, vũ khí chiến tranh, biểu lộ tình cảm, biểu tượng con người…

 

Câu 6: Những từ ngữ trong văn bản biểu đạt đặc điểm của cây tre?

Trả lời

- Xanh tốt, thẳng, tươi, vững chắc, cứng cáp, dẻo dai,…

- Giản dị, thanh cao, nhũn nhặn, ngay thằng, thủy chung, can đảm, bất khuất,…

 

Câu 7: Khung cảnh, cuộc sống và văn hoá Việt Nam được miêu tả gắn bó với cây tre qua những chi tiết nào?

Trả lời

- Trong lao động, sản xuất:

  • Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn.
  • Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
  • Tre là cánh tay của người nông dân.
  • Tre vất vả mãi với người: cối xay tre nặng nề quay.
  • Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày.
  • Tre buộc chặt những tình cảm chân quê.
  • Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già.
  • Tre chung thủy...

- Trong chiến đấu: tre là tất cả, tre là vũ khí - tre xung phong vào xe tăng, đại bác, tre giữ làng, giữ nước, tre hi sinh để bảo vệ con người.

=> Tre gần gũi, gắn bó với đời sống con người.

Câu 8: Tác giả khẳng định “Cây tre mang đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” vì sao?

Trả lời

Hình ảnh cây  tre gắn bó với con người chặt chẽ trong đời sống tinh thần lẫn vật chất và đắc biệt tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. Thế nên vẻ đẹp, khí chất của tre cũng là của dân tộc chúng ta.

 

VẬN DỤNG

Câu 9: Cảm nhận của em về câu nói “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”?

Trả lời

Câu văn như một lời khẳng định chắc nịch về mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, lâu bền của tre với con người. Để làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của tre, tác giả đã đặt nó trong muôn ngàn cây cối khác nhau, nhưng tre luôn giữa một vị trí đặc biệt quan trọng: “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa”. Cũng bởi vậy mà tre có mặt ở khắp mọi nơi: “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn” . Câu văn nhịp nhàng kết hợp với biện pháp liệt kê đã cho thấy sự thân thuộc, gần gũi của tre với đời sống con người.

 

Câu 10: Theo em, khi đời sống ngày nay , sắp thép nhiều hơn tre nứa, thì cây tre có còn là hình ảnh thân thuộc với đất nước Việt Nam và con người hay không?

Trả lời

 Khi cuộc sống con người đã trở nên hiện đại hơn, sắt thép xi măng đã dần thay thế cho tre. Nhưng không vì thế mà tre mất đi vị thế của mình. Tre vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, được tác giả diễn đạt thật tinh tế qua hình ảnh “măng mọc” , tiếng sáo diều vi vút… ca ngợi sự gắn bó thủy chung, son sắt của tre với con người.

Câu 11: Theo em làm thế nào để hình tượng cây tre được truyền lại tới các thế hệ sau về ý nghĩa và tạo được cảm giác thân thuộc khi ngày nay cây tre không còn xuất hiện nhiều?

Trả lời

Như tác giả cũng đề cập là hình ảnh cây vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, trong cách tác phẩm văn học. Ngoài ra việc lưu giữ và trồng những khóm tre xung nhỏ ở khuôn viên trường cũng là một điều rất thú vị. Như thế cây tre sẽ xuất hiện trong hành trình đi học của các học sinh. Điều được truyền tải qua sách vở, hình ảnh là rất cần thiết nhưng tốt hơn sẽ tạo cơ hội cho học sinh và thế hệ sau được nhìn thấy cây tre ngay từ những ngày còn đi học.

Câu 12: Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và biện pháp tu từ trong văn bản là gì?

Trả lời

- Lớp ngôn ngữ giàu chất thơ với nhịp điệu phong phú, biến hóa linh hoạt, phù hợp với nội dung bài viết.

- Hệ thống điệp từ, điệp ngữ (Cây tre, tre)  chia làm nhiều câu văn ngắn tạo nên không khí sục sôi, hào hùng trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp.

- Ngoài ra còn có những lời bình giàu hình ảnh, gợi ra khung cảnh làng quê êm đềm. Giọng điệu dịu dàng kết hợp với các câu văn trữ tình (ca dao, câu thơ) hòa quyện với nhau tựa như một khúc hát ru tha thiết.

Câu 13: Ngoài hình tượng cây tre, theo em còn có những hình tượng , kì quan, kiến trúc nào khi nhắc đến sẽ gợi cho người đọc, người xem về Việt Nam?

Trả lời

Ngoài hình tượng cây tre chúng ta còn có thể nhắc đến các hình tượng nổi tiếng khác của Việt Nam như:

- Áo dài - từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Trải qua từng thời kì phát triển của lịch sử, áo dài luôn không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tôn được vẻ đẹp dịu dàng truyền thống của người phụ nữ Việt.

- Phở và bánh mì là một món ăn truyền thống đã quá đỗi quen thuộc. Gần như ở bất kì tỉnh thành nào cũng sẽ có các quán phở và hành bánh mì. Cả hai món ăn đều được làm từ nguyên liệu là bột gạo. Mang những nét đẹp ẩm thực riêng mà chỉ ở Việt Nam mới có

- Hoa Sen – loài hoa gần gũi nhưng không kém phần thanh cao, ý nghĩa của hoa Sen trong tâm thức của người Việt là biểu tượng của sự thuần khiết, trong sáng. Sen được nhiều người xem là quốc hoa Việt Nam, tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt.

- Cảnh biển phong hóa của núi đá vôi tại vịnh Hạ Long là một trong số những khung cảnh biển đẹp nhất thế giới và là một Di sản Thế giới UNESCO.

- Hang Sơn Đoòng được biết đến là hang động lớn nhất thế giới và là một trong những điểm tham quan ngoạn mục nhất ở Đông Nam Á

 

Câu 14: Em đã từng thấy cây tre ngoài đời hay chưa? Hãy phân tích điểm giống của cây tre và khí chất của con người Việt?

Trả lời

Tác giả đã dẫn chứng trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc: “Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người”. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quý khác thẳng thắn, bất khuất: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam. Từ truyền thuyết cây tre đằng ngà cùng anh hùng làng Gióng đánh tan giặc Ân, đến câu ca dao: “Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què!”. Cho tới cuộc kháng chiến chống Pháp... cây tre rất xứng danh anh hùng bất khuất, như dân tộc Việt Nam bất khuất anh hùng.

 

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết một đoạn văn cảm nhận cuả em về tác phẩm ?

Trả lời

Bài viết là hình ảnh tre gắn bó và mang ý nghĩa quan tròn với đời sống người dân ta. Với những chi tiết, hình ảnh được chọn lọc kỹ càng, giọng điệu tha thiết tác giả đã khẳng định sự gắn bó, thủy chung của cây tre với đời sống người dân Việt Nam. Thể hiện đất nước và con người Việt, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.Cũng là lời nhắc nhở tới các thế hệ sau về hình tượng cây tre và tầm quan trọng của việc gìn giữ văn hóa, lịch sử huy hoàng một thời của nước nhà.  Bài viết đã góp phần nêu lên giá trị Cây tre  với những phẩm chất tốt đẹp quý báu chính là biểu tượng của đất nước, dân tộc:  chí khí, anh hùng, bất khuất và trung hậu .

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay