Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 4: chùm ca dao về quê hương đất nước
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 4: chùm ca dao về quê hương đất nước. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
TL: CHÙM CA DAO VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
NHẬN BIẾT
Câu 1: Em hiểu quê hương là gì?
Trả lời
Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, con người sẽ mang những nét văn hóa đặc trưng của riêng biệt địa phương ta sinh sống
Câu 2: Nếu được giới thiệu quê hương của mình em sẽ nói về điều gì?
Trả lời
Quê hương em có đặc sản là : Bánh đậu xanh (Hải Dương), Nem Chua (Thanh Hóa),....
Địa danh nổi tiếng: Suối Lê nin, thung lũng hoa giã quỳ,...
Câu 3: Tác giả của chùm ca dao về quê hương là ai?
Trả lời
Tác gia của cao dao nói chung và cao dao về quê hương nói riêng là của tập thể nhân dân lao động, thường bắt nguồn từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, những buổi lao động, những kinh nghiệm được đúc kết,…
Câu 4: Ca dao thường được viết theo thể loại nào?
Trả lời
Ca dao thường được viết theo thể lục bát nhịp nhành và biểu cảm. Đây là đặc trưng nổi bật trong ca dao Việt Nam
THÔNG HIỂU
Câu 5: Xác định cách gieo vần, nhắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong 2 bài ca dạo đầu?
Trả lời
Được xác đinh cách gieo vần là :
+ Câu 6 chữ: (T) (B)
+ Câu 8 chữ: (T) (B) (B)
Câu 6: Bài ca dao số ba được viết theo thể loại nào? Chỉ ra tính chất của thể loại đó trong bài ca dao?
Trả lời
Bài ca dao số 3 được viết theo kiểu: Lục bát biến thể
- Hai dòng đầu có số tiếng là 8.
- Vần gieo không đúng: Sình ≠ chênh ≠ tình
- Tiếng thứ 6 dòng 8 thứ hai thanh trắc: ngã
Câu 7: Bài ca dao số 3 sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu hiệu quả và tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
Trả lời
- Điệp từ: Đò => Nhấn mạnh, là nổi bật các tên địa danh được chỉ đừng sau
- Phép liệt kê: bài ca dao đã liệt kê một loạt các địa danh nổi bật tại Huế (Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, Ngã ba Sình) giúp bài ca dao thêm sinh động và đa dạng
Câu 8: Cảm xúc của em về bài ca dao thứ nhất?
Trả lời
Bài ca dao để lại trong ta ấn tượng tuyệt vời về Thăng Long với nhiều địa danh và đặc điểm văn hóa nổi bật. Nó giúp ta yêu hơn tự hào hơn, về kinh đô ngàn năm văn hiến. Bài ca dao mang vẻ đẹp cổ điển hoa lệ như một bài cổ thi trác tuyệt.
Câu 9: Ba bài ca dao nói về cảnh sắc, con người ở ba vùng miền dọc theo đất nước. Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?
Trả lời
3 bài cao dao đã giúp cho ta nhận thức được cái đẹp cái toàn mĩ của quê hương, đất nước bằng cả trái tim của mình. Đó là vẻ đẹp của hơn một nghìn năm văn hiến tại thủ đô, hay khung cảnh thiên nhiên tại vùng Đông Bắc nước ta và sự dịu dàng của nét đẹp tại Huế. Mỗi địa danh cụ thể lại là một đại điện tiêu biểu choa 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam. Tình yêu đất nước trong các câu ca dao không sôi nổi nhưng lại dạt dào như mạch suối ngầm chảy âm ỉ, chảy mãi, niềm tự hào về non sông đất nước được khơi gợi qua từng câu chữ, nét bút.
Câu 10: Xứ Huế được miêu tả như thế nào qua bài ca dao thứ 3. Em có cảm nhận gì về bài ca dao này?
Trả lời
Huế là một miền đất có một cảnh quan thơ mộng, xinh đẹp. Mỗi địa danh ( Chợ Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình), tất cả đều có một giòng chảy của ca dao. Cách miêu tả đã làm cho khung ảnh Huế trở nên sinh động, nên thơ, đậm đà hơn bao giờ hết (Lờ đờ bóng ngả chăng nghênh), và nó đi vào trong tâm thức của con người.
VẬN DỤNG
Câu 11: Hãy sưu tập thêm một số bài ca dao về chủ đề quê hương đất nước?
Trả lời
1.Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
2.Ruộng đồng mặc sức chim bay,
Biển hồ lai láng, cá bầy đua bơi.
3.Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh,
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay.
4.Quê em có gió bốn mùa,
Có trăng giữa tháng, có Chùa quanh năm.
Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm,
Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi.
Câu 12: Tác dụng của từ “Mặt gương Tây Hồ”?
Trả lời
Là biện pháp tu từ ẩn dụ được vận dụng thần tình, vẽ nên một cảnh sắc tuyệt đẹp: “mặt gương Tây Hồ” tĩnh lặng, bao la, nước trong xanh, phẳng như một tấm gương khổng lồ.
Câu 13: Những địa điểm, vùng miền nào được nhắc tới trong những câu ca dao và đặc điểm của từng vùng miền đó là gì?
Trả lời
- Câu ca dao một: Trấn Võ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ ở khu vực phía Bắc co đặc điểm chung là nhiều nét văn hóa đa dạng và mang sắc thái riêng nhẹ nhàng, trang nghiêm và cổ kính lâu đời
- Câu ca dao hai: Lạng Sơn, sông Tam cờ đại điẹn cho phía Đông Bắc tổ quốc, với phong cảnh núi non trập trùng , thiên nhiên tươ đẹp
- Câu ca dao ba: nói về các địa danh nổi tiếng tại xứ Huế (Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sinh) cảnh vật nên thơ và trữ trình của miền Trung Việt Nam
Câu 14: Em hãy thử sáng tạo ra 2 câu thơ theo thể lục bát nói về chủ đề quê hương?
Trả lời
“Ai ơi đi về xứ Thanh
Có canh rau má , có Phù Luông Thanh”
VẬN DỤNG CAO
Câu 15: Viết một đoạn văn (Khoảng 5 - 7 câu) nói về tình yêu quê hương đất nước trong em?
Trả lời
Tình yêu quê hương đất nước là một tình cảm sâu đậm, không thể nào phai nhạt trong lòng mỗi người con dân. Đó là tình yêu với những cảnh đẹp tự nhiên, với những nét văn hóa truyền thống và với những giá trị lịch sử văn hóa đặc biệt của đất nước. Tình yêu quê hương còn là sự tự hào về sự phát triển, về những thành tựu vĩ đại mà quốc gia đã đạt được. Nó cũng là sự nhớ nhung, những kỷ niệm đẹp, những người thân yêu và những truyền thống đặc biệt mà chỉ có ở đất nước của mình. Tình yêu quê hương còn là sự cam kết, sẵn sàng đóng góp và cống hiến cho sự phát triển của đất nước, để mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn, giàu có hơn. Tình yêu quê hương không chỉ là niềm tự hào mà còn là nguồn động viên, sức mạnh để mỗi người dân cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước yêu dấu.