Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 4: Thực hành Tiếng Việt tr99

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 4: Thực hành Tiếng Việt tr99c. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

TL: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NHẬN BIẾT

Câu 1:Từ hoán dụ là gì? Cho ví dụ một câu có từ hoán dụ?

Trả lời

Hoán dụ là biện pháp gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.

Ví dụ: 

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

                                                   (Tố Hữu)

Hai câu thơ trên tác giả đã vận dụng biện pháp hoán dụ, dùng hình ảnh "áo nâu" để chỉ người nông dân và hình ảnh "áo xanh" để chỉ người "công nhân", đề cao sức mạnh đoàn kết của hai giai cấp. Đồng thời, hình ảnh "nông thôn" nhằm chỉ những người ở vùng nông thôn còn hình ảnh "thị thành" dùng để chỉ những người sống ở thị thành.

 

Câu 2: Tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ trong câu

“Áo chàm được buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

(Tố Hữu, Việt Bắc)

Trả lời

Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” là chỉ những người dân tộc miền núi phía bắc trong buổi chia tay với cán bộ cách mạng về xuôi. Màu chàm tô đậm nỗi buồn chia tay, lưu luyến của người dân tộc khi tiễn cán bộ. Từ đó khẳng định tình quân dân thắm thiết. Ngoài ra biện pháp hoán dụ còn làm cho câu thơ chân thật và sinh động hơn.

Câu 3:  Tìm phép hoán dụ và phân tích trong những câu thơ sau:

“Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

    (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

Trả lời

Hình ảnh “trái tim” ở đây là phép hoán dụ, được tác giả Phạm Tiến Duật sử dụng để nói về những người lính, bộ đội lái xe trên đường Trường Sơn. Đây cũng là một hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa cao đẹp, nói lòng yêu nước nồng nàn, lòng thủy chung son sắc và ý chí chiến đấu mãnh liệt, anh dũng của những chiến sĩ.

Câu 4: Tìm phép hoán dụ và phân tích trong những câu thơ sau:

a.

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

    (trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

b.

“Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện, cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường”

   (trích Ánh trăng – Nguyễn Duy)

Trả lời

a.Phép hoán dụ: “Bảy mươi chín mùa xuân” ở đây là nói tới Bác Hồ vĩ đại, Bác 79 tuổi và Bác đã dành trọn vẹn cuộc đời mình để chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc.

b.Phép hoán dụ: “Ánh điện, cửa gương”: cuộc sống đầy đủ, dư dả, tiên nghi ở thành phố.

THÔNG HIỂU

Câu 5: Phân tích phương pháp hoán dụ trong những câu thơ dưới đây:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người đá cũng thành cơm. ”

Trả lời

Ở đây, “bàn tay” là để ám chỉ người lao động. Hình ảnh bàn tay ở đây cũng chính là bàn tay của người lao động, đây chính là mối quan hệ giữa một bộ phận và cái toàn thể.

Câu 6: Cho những câu sau, chỉ ra kiểu hoán dụ được sử dụng trong câu:

  1. “Họ là chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.”

(Nguyễn Tuân)

  1. “Nhân danh ai – Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài.”

(Emily con – Tố Hữu)

Trả lời

  1. Biện pháp hoán dụ dùng trong câu là hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể, hình ảnh “tay sào”, “tay chèo” là chỉ tới người lái đò.
  2. Biện pháp tu từ hoán dụ sử dụng trong câu là hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để nói về chính sự vật đó. “Tuổi thanh xuân” là để chỉ tuổi trẻ.

 

Câu 7 Các từ ngữ in đậm trong những câu sau có ý nghĩa hoán dụ. Em hãy giải thích nghĩa của các từ ngữ đó:

 

  1. Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên chiếc giường tre, tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.
  2. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
  3. Thị thơm thì giấu người thơm/Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.

 

Trả lời

 Giải thích ý nghĩa của những từ in đậm:

  1. Nhắm mắt xuôi tay: lìa đời, chết đi, về cõi vĩnh hằng.
  2. Mái nhà tranh, đồng lúa chín: hình ảnh quen thuộc, biểu trưng cho làng quê Việt Nam
  3. Áo cơm cửa nhà: cuộc sống chân chất, giản đơn, giản dị của con người Việt Nam.

Câu 8: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau và nêu tác dụng của chúng:

  1. Đời cha ông với đời tôi/Như con sông với chân trời đã xa

b.Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác.

Trả lời

  1. Phép tu từ so sánh: đời cha ông với đời tôi - con sông với chân trời đã xa. Không đứt đoạn mà liền mạch như một dòng sông có sự khởi nguồn và sự nối tiếp, dù đã xa nhưng trong mỗi chúng ta vẫn luôn tồn tại và biểu hiện của thế hệ trước.  
  1. Phép tu từ điệp ngữ "tre", nhân hóa: Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre. Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê hương, đất nước. Tre sừng sững như  một tượng đài được tôn vinh và ngưỡng mộ.

Câu 9:  Những dòng thờ : Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì gợi ý cho em liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải thích ý nghĩa ngắn gọn của từ ngữ đó. 

 

Trả lời

Câu thơ đã gợi ý cho em liên tưởng đến thành ngữ Đẽo cày giữa đường. Câu thành ngữ này hàm ý chỉ người hành động ba phải, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.

để cho măng lớn và phát triển. Hình ảnh tre và măng tựa vào nhau và cứ thế cứ thế thế hệ này sẽ tiếp nối thế hệ trước để phát huy.

VẬN DỤNG

Câu 10: Điền vào bảng dưới đây thông tin về các văn bản đã học trong chủ đề “Quê hương yêu dấu”?

Chùm ca dao về quê hương đất nước

Chuyện cổ tích nước mình

Cây tre Việt Nam

Biện pháp tu từ nổi bật

So sánh, điệp cấu trúc

So sánh, nhân hóa

Ẩn dụ, hoán dụ

Tình cảm của tác giả

Tình yêu da diết với quê hương đất nước 3 miền của Tổ Quốc

Có tình yêu sâu đậm và bao la với những câu chuyện cổ tích, bài học mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau về cách làm người.

Tôn vinh hình tượng cây tre gắn bó với đời sống con người Việt từ thủa sơ khai đến lúc dựng nước và giữ nước. Đồng thời tôn vinh phẩm chất tốt đẹp của cây tre giống như tính cách con người Việt: thẳng thắn, mộc mạc, giản dị

Câu 11: Theo em đâu là lí do kiến cho ba văn bản trên cùng được xếp chung vào một bài học?

Trả lời

Lý do kiến ba văn bản được xếp chung trong cùng chủ đề đó là sự bộc lộ tình yêu quê hương đất nước qua nhiều khía cạnh: văn học cổ tích, ca dao tục ngữ, hình tượng cây tre,...Tất cả đều gắn bó mật thiệt với con người Việt và là những biểu tượng tiêu biểu mỗi khi nhắc đến Việt Nam chúng ta không thể nào không nhắc tới những chủ đề này. Đồng thời đây cũng là cơ hội để học sinh có nhìn sâu sắc hơn về cách khía cạnh này, tăng thêm tình yêu với văn hóa Việt trong thời đại ngày nay càng ngày xa rời với nét đẹp đặc trưng này của dân tộc.

Câu 12: Ghi lại một số câu thơ lục bát em đã đọc có nội dung bộc lộ tình cản gắn bó với quê hương?

Trả lời

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.”

“Đường đi xa lắm ai ơi,

Non nước ngàn dặm, bể trời mênh mông.

Đi qua muôn chợ vạn rừng,

Thuyền con một chiếc vẫy vùng biển khởi.”

“Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.”

“Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về.”

 

Câu 13: Những dòng thơ đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gõ chẳng ra việc gì gợi cho em đến tác phẩm chuyện cổ tích nào?

Trả lời

Gợi cho em nhớ đến tác phẩm chuyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường. Câu chuyện kể về một chàng nông dân có được khúc gỗ to muốn làm một cái cày để bán thu lợi nhuận và tăng năng suất lao động. Không biết sự vô tình hay cố ý, anh ta ngồi đẽo cày giữa đường. Kết cục từ một khúc gỗ có ích trở thành một mẩu gỗ vô dụng bởi anh không bảo vệ được chính kiến của mình, nghe hết lời người này đến lời người khác. Giá mà anh ta nghiên cứu thật kỹ nhưng yêu cần cần đạt của sản phẩm mình đã chọn thì sẽ không đến nỗi làm người khác phì cười. 

Câu 14: Câu nói tre già măng mọc là một thành ngữ quen thuộc. Hãy nêu cách hiểu của em về thành ngữ này dựa vào bài cây tre Việt Nam ?

Trả lời

Ý nghĩa của câu thành ngữ tre già măng mọc Không chỉ đề cập đến sự sinh trưởng, phát triển của cây tre, câu thành ngữ Tre già măng mọc còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nghĩa bóng của câu thành ngữ này là thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước; lớp người trước già đi thì đã có lớp người lớp người trẻ ở phía sau thay thế.

Thế hệ trước sẽ đào tạo thế hệ sau để thế hệ sau có kinh nghiệm và phát triển những gì mà thế hệ trước đã tạo ra. Sau đó, thế hệ sau này sẽ truyền lại cho thế hệ sau nữa, cứ thế, thế hệ trẻ sẽ liên tục kế thừa và phát huy nó.

 

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Việt một đoạn văn (5 - 7 câu) có sử dụng 1 từ hoán dụ về chủ đề: Cảm nhận của em về hình tượng cây tre trong văn học Việt Nam ?

Trả lời

Cây tre trong văn học Việt Nam là một biểu tượng tượng trưng cho sự mạnh mẽ và kiên cường. Trong văn học Việt Nam cây tre được miêu tả với hình dáng thon gọn và đứng vững của cây tre, em cảm nhận được sự bền bỉ và sức sống mãnh liệt. Cây tre cũng thể hiện sự linh hoạt và khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh, như một nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn Việt Nam. Hình tượng cây tre còn đại diện cho sự kết nối giữa con người và thiên nhiên, như một sợi dây liên kết chặt chẽ giữa hai thế giới. Tre dùng để đắp lũy xây thành, là vũ khí từ thửa Thánh Gióng đánh giặc, giữa cho làng xóm được bình yên và an toàn sau lũy tre xanh. Cây tre đã trở thành một biểu tượng quen thuộc trong văn học Việt Nam, gợi lên những cảm xúc sâu sắc và ý nghĩa về cuộc sống và tình yêu đất nước.

( làng xóm – Từ hoán dụ người nông dân là mối quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay