Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 5: Cửu Long giang ta ơi

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 5: Cửu Long giang ta ơi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

TL:CỬU LONG GIANG TA ƠI

NHẬN BIẾT

Câu 1: Tìm hiểu về tác giả Nguyên Hồng

Trả lời

Nguyên Hồng (1918 - 1982) sinh ra ở Nam Định nhưng đời văn có nhiều gắn bó với Hải Phòng. Nguyên hồng thường áng tác nhiều thể loại: truyện nhắn, tiểu thuyết, kí, thơ,...Những trang viết của ông tràn đầy cảm xúc chân thành, mãnh liệt, với con người và cuộc sống.

Câu 2: Nội dung chính của bài thơ?

Trả lời

Có thể chia văn bản thành 2 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...lòng dừa trĩu quả): Vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông

- Phần 2 (Còn lại): Người dân Nam Bộ gắn bó với dòng sông Mê Kông

 

Câu 3: Bố cục bài thơ?

Trả lời

Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người Nam Bộ. Qua đó thấy được tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước của tác giả được thể hiện sâu sắc qua ngôn ngữ văn bản, cụ thể là nhịp điệu thơ, cách dùng biện pháp tu từ, cách sáng tạo hình ảnh,… 

Câu 4: Thể loại của bài thơ là gì?

Trả lời

Thể thơ tự do với kết cấu đặc biệt cùng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp,..

Câu 5: Giải thích một số từ ngữ trong văn bản: Cửu Long Giang; gậy thần tiên, ngun ngút?

Trả lời

- Ngun ngút: hơi nóng bốc lên và tỏa ra không ngớt

- Gậy thần tiên: hình ảnh ẩn dụ chỉ cây thước (đồ dùng dạy học) cuả thầy giáo

- Cửu Long Giảng: sông Cửu Long

 

Câu 6:  Nhan đề ấy gợi cho em  ấn tượng, cảm xúc gì?

Trả lời

- Nhan đề lấy đoạn tên sông chảy qua lãnh thổ để đặt tên → Biểu thị tình yêu nước, ý thức chủ quyền.

- Lời gọi tha thiết, da diết dành cho quê hương.

THÔNG HIỂU

Câu 7: “Tấm bản đồ rực rỡ” trong bài thơ có nghĩa là gì?

Trả lời

- “Tấm bản đồ rực rỡ” gợi ra dáng vẻ của đất nước, tượng trưng cho Tổ quốc thiêng liêng.

- Cảm xúc đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ: háo hức, say mê.

 

Câu 8: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ?

Trả lời

Điệp từ: Mệ Kông, Nam Bộ => Nhấn mạnh về đặc điểm đặc trưng của khu vực sông mê công nói riêng và vùng đồng bằng Nam Bộ nói chung.

Hoán dụ: mồ hôi (người nông dân lao động vất vả), hồn bao bất tử (những người đã khuất) => Tăng sức biểu cảm, làm cho câu thơ dạt dào cảm xúc và giàu ý nghĩa.

Nhân hóa : Mê Kông chảy Mê Kông cũng hát => Dòng sông được nhân hóa với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong niềm tự hào của con người về thiên nhiên, xứ sở

 

Câu 9: Dòng sông Mê Kông được miêu tả thế nào?

Trả lời

- Dòng sông dữ dội:

+ Thời gian: trưa hè ngun ngút.

+ Cảnh vật quanh sông: cây lao đá đổ, bao bọc bởi các loại cây như lan hoang, dứa mật, thông nhựa.

+ Chảy qua dãy Trường Sơn, thác Khôn.

- Dòng sông êm đềm:

+ Thời gian: sáng mùa thu

+ Cảnh vật quanh sông: bướm với trời xanh, chim khuyên rỉa cành, sương đọng long lanh, rừng núi lùi xa, đất phẳng thở chan hòa, sóng tỏa chân trời buồm trắng.

+ Mê Kông: Mê Kông chảy, Mê Kông cũng hát/Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng/Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa/Bến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền/Mê Kông quặn đẻ/Chín nhánh sông vàng.

=> Con sông cung cấp phù sa màu mỡ cho đất đai, ruộng đồng.

VẬN DỤNG

 

Câu 10: Cảm nhận của em về dòng sông Mê Không qua lời thơ của Nguyên Hồng?

Trả lời

Dòng sông Cửu Long được hiện lên với vẻ đẹp sống động và kỳ vĩ có những từ ngữ khắc họa hình ảnh chân thực của nhà thơ: “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”.  Dòng sông ấy còn hiện lên với vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình “ Sáng trời thu lại còn bướm với trời xanh/ Trúc đào tươi chim khuyên rỉa cánh sương đọng long lanh”. Đặc biệt nhất có lẽ chính là hình ảnh con sông Cửu Long được nhân hóa mang hơi thở của một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”. Dòng sông ấy không chỉ giúp ích cho cuộc sống của người dân Nam Bộ trong lao động, sản xuất mà còn hỗ trợ đời sống người dân rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Tác giả đã dành rất nhiều tình yêu thương đối với dòng sông Mê Kông và con người ở nơi đây.

 

Câu 11: Cảnh sắc thiên nhiên nào được đề cập trong bài thơ? Và được miêu tả như thế nào?

Trả lời

Cảnh sắc nên thơ, giàu chất trữ tình và mền mại khi có dòng sông Mê Kông chảy qua. Qua đó cho thấy  tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dành cho con sông quê hương của tác giả.

Câu 12: Em ấn tượng với hình ảnh nào nhất? Vì sao?

Trả lời

Em ấn tượng với hình ảnh người thầy giáo hiện lên đầy vĩ đại, ở cuối bài thơ thầy không còn xuất hiện nữa vì đã hy sinh cho nền độc lập của dân tộc. Khi đọc tác phẩm, chúng ta không chỉ được thấy thác cười mà còn được nghe Mê Kông cũng hát, còn được đau cùng Mê Kông quặn đẻ. Dòng sông Mê Kông chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với bản đồ rực rỡ, với thầy giáo lớn sao, với gậy thần tiên và tim đập mạnh. Ấn tượng sâu đậm đó đã trở thành điểm nhớ về dòng sông trong ký ức của nhân vật. 

 

 

Câu 13: Tình cảm yêu quê hương đất nước được Nguyên Hồng thể hiện như thế nào qua bài thơ?

Trả lời

 

“Cửu Long Giang ta ơi” của Nguyên Hồng là một bài thơ chứa đựng tinh thần yêu nước. Bài thơ được bắt đầu từ hình ảnh của một lớp học, từ đó mở rộng ra là cả một dòng sông rộng lớn. Khi đọc lại toàn bộ bài thơ, chúng ta thấy được hơi thở phóng khoáng như sóng dậy mà tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ từ quá khứ đến hiện tại, từ trong tiềm thức trở về với suy ngẫm. Nhân vật người thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối không phải vì bị bỏ quên, mà chỉ vì thầy giáo đã hy sinh cho nền độc lập của dân tộc. Tấm bản đồ đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước thành cán mà bảng đã hoá cờ sao. Tất cả những chi tiết đã được sắp xếp thể hiện một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của người viết. Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm. Bài thơ khiến người đọc say mê trong niềm yêu mến, tự hào về con sông quê hương.

VẬN DỤNG CAO

Câu 14: Tác phẩm có điểm gì giống với hai tác phẩn Tô Cô và Hang Én?

Trả lời

Nằm trong chuỗi chủ đề “Những nẻo đường xứ sở”. Cả ba tác phẩn giúp chúng ta học và tìm hiểu thêm về những vùng đất mới trên khắp mọi miền tổ quốc. Từ đó cảm thấy yêu thương và tự hào hơn quê hương và đất nước mình.

 

Câu 15: Qua tìm hiểu về chủ đề “Những nẻo đường” và cụ thể thông qua 3 tác phẩn: Tô Cô, Hang Ém và Cửu Long Giang ta ơi em có cảm nhận gì ?

Trả lời

 

Quan  Tô Cô, Hang Ém và Cửu Long Giang em cảm thấy đất nước mình còn rất nhiều vùng đất xinh tươi và đẹp đẽ mà chúng ta chưa thể khám phá hết. Nhưng thông qua các tác phẩm sẽ một phương tiện giúo em hiểu hơn về con người, văn hóa trên mỗi vùng miền của tổ quốc. Đó chính là động lực to lớn để em học tập thật tốt sau này cống hiến cho nước nhà. Và đặc biệt có thể đi đến nhiều nơi, cảm nhận được những đièu như các nhà văn đã từng cảm nhận. Em rất yêu quý quê hương và đất nước mình!

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay