Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 5: Thực hành Tiếng Việt tr118

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 5: Thực hành Tiếng Việt tr118. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

TL: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NHẬN BIẾT

Câu 1: Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép?

Trả lời:

+  Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. 

    + Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường phải thêm dấu hai chấm.

    + Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Câu 2: Cho biết công dụng của dấu phẩy?

Trả lời:

Dấu phẩy được sử dụng để ngắt quãng câu hoặc để thêm một ý khác vào trong câu, hoặc dùng để chia tách các yếu tố trong một danh sách.

Câu 3: Cho biết công dụng của dấu gạch ngang?

Trả lời:

Dấu gạch ngang được dùng trong đầu mục liệt kê, cụm liên danh, liên số, đánh dấu phần chú thích, đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Giữa nó và các từ, tiếng khác phải có dấu cách (khoảng trắng) ở hai bên.

Câu 4: Tác dụng của dấu ngoặc kéo trong câu?

Trả lời:

 

Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. - Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn một nhận định, một danh ngôn hoặc một câu nói nào đó. "

NHẬN BIẾT

Câu 5: Giải thích ý nghĩa, tác dụng của việc dùng dấu ngoặc kép trong các câu sau: Cảm giác về một cuộc "ngược dòng" tìm về với thuở sơ khai đến với tôi len lỏi qua cánh rừng nguyên sinh này.

Trả lời

Câu

Ý nghĩa, tác dụng dấu ngoặc kép

a. Cảm giác về một cuộc "ngược dòng" tìm về với thuở sơ khai đến với tôi len lỏi qua cánh rừng nguyên sinh này.

Sử dụng từ "ngược dòng" vốn thường được dùng để miêu tả dòng chảy (nước, suối chảy ngược dòng) để nói về dòng thời gian, dòng chảy lịch sử. 

b. Hang có ba cửa lớn: cửa trước có hai lớp, vòm cửa ngoài dẫn vào một "sảnh chờ" rộng rãi; cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm khá rộng, sâu quá thăt lưng.

 Tác giả sử dụng từ "sảnh chờ" vốn thường được dùng để miêu tả căn phòng rộng lớn cho những người chờ đợi tại nơi công cộng như sân bay, nhà ga,...để nói về sự rộng lớn, rộng tãi của cửa hang Én.

 

Câu 6: Cho biết công dụng của dấu phẩy, dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang được dùng trong các đoạn trích sau:

  1. Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội "ăn én". Cũng nghe kể rằng trong bản A-rem vẫn còn một vài người chân mỏng, ngón dẹt - dấu tích của bao nhiêu thế hệ leo vách đá, trần hang cao hàng trăm mét.
  2. Hô-oắt Lim-bơ, người tìm ra hơn 500 hang động ở Việt Nam, trong đó có hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới, khẳng định rằng: mỗi xen-ti-mét đá kia phải qua cả trăm triệu năm bào mòn hay bồi đắp mới nên. Và tất cả măng đá, nhũ đá, ngọc động ấy vẫn "sống" trong hành trình tạo tác của tự nhiên.

Trả lời

  1. - "ăn én": Tác giả sử dụng từ này nhằm dùng với ý nghĩa đặc biệt. Lễ hội "ăn én" là tập tục lâu đời liên quan đến loài én ở nơi này.

    - "....ngón dẹt - dấu tích của bao thế hệ": Tác giải sử dụng dấu gạch ngang với mục đích giải thích rõ hơn đặc điểm của những người này là do việc leo trèo vách đá.

  1. - "Hô-oắt Lim-bơ": Dấu gạch ngang chỉ tên riêng của nhân vật, được phiên âm ra tiếng Việt.

- ...ngọc động ấy vẫ "sống": Tác giả sử dụng dấu ngoặc kép "sống" được hiểu là đá cũng có cuộc sống, sống như con người. 

Câu 7:  Tìm những câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép trong các văn bản Cô Tô, Hang Én và giải thích công dụng của chúng.

Trả lời

- Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: "Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về....Vo gạo bằng nước thôi": Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời trực tiếp của nhân vật.

- Bạn sẽ thấy những "thương hải tang điền" còn hiện hữu trên dải hóa thạch sò ốc, san hô: Dấu ngoặc kép dùng để giải thích cụm từ đó là bải bể, nương dâu.

VẬN DỤNG

Câu 8: Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong văn bản Hang Én

Trả lời

  1. Một chú én tò mò sa xuống bàn ăn: chú én cũng giống như con người, có hành động "sa xuống bàn ăn".
  2. Nó thản nhiên đi lại quanh lều với một bên cánh còn hơi sã xuống: Én cũng có thái độ, tính cách và hành động như con người (thản nhiên, đi lại quanh lều)

Câu 9: Chỉ rác các biện pháp tu từ trong những câu sau:

  1. Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi.
  2. Chúng đậu thành từng vạt như những đám hoa lá ai ngẫu hứng xếp trên mặt đất.
  3. Của thứ hai thông lên mặt đất như cái giếng trời khổng lồ đón khí trời và ánh sáng

Trả lời

  1. Biện pháp tu từ nhân hóa: Én cũng giống như con người (là thiếu niên), có hành động, thói quen sinh hoạt của con người (ngủ nướng, say giấc).
  2. Biện pháp tu từ so sánh: Hình ảnh én đậu đẹp và lạ mắt giống với cách xếp hoa lá ngẫu hứng.
  3. Biện pháp tu từ so sánh: So sánh hình ảnh cửa hang rộng lớn như giếng trời.

Câu 10 :  Giải thích công dụng có dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau

  1. Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”

 (Nam cao, Lão Hạc)

  1. b) Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

  1. c) Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

 

Trả lời

  1. a) Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp (lời trực tiếp của con chó Vàng được lão Hạc tưởng tượng ra)
  2. b) Dấu ngoặc kép dùng với ý mỉa mai, châm biếm: kẻ hầu cận ông lí bị một người đàn bà đánh cho hết sức dễ dàng
  3. c) Dấu ngoặc kép trích từ ngữ được mượn từ lời người khác trong chuỗi lời nói của người viết.

Câu 11:  Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai? Dấu ngoặc kép được dùng trong các trường hợp đó để làm gì?

Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”. Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

  1. a) Lời của...............................
  2. b) Dấu ngoặc kép dùng để...............................

 

Trả lời

Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của:

  1. a) Lời của Bác Hồ.
  2. b) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Cụ thể ở đây là Bác Hồ.

Câu 12. Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì ?

Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng ; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau. ( Tô Hoài )

Trả lời

Dấu chấm phẩy trong câu văn trên được dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

Câu 13: Chỉ có văn xuôi mới sử dụng dấu chấm phẩy, thơ không sử dụng loại dấu này, đúng hay sai?

 

Trả lời

Sai, Dấu chấm phẩy không giới hạn cho loại hình văn học nào cả.

Câu 14: Chức năng của dấu phẩy trong câu sau:

Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi đắp cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước cũng còn sống Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi.

Trả lời

Dấu chấm phẩy trong câu trên có tác dụng đánh dấu ranh giới giữa các vế trong câu ghép.

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết một đoạn văn với chủ đề : Cảnh sắc quê hương. Trong đó có sử dụng ba dấu: chấm phẩy, ngoặc kép và hai chấm

Quê hương em là một vùng nông thôn yên bình và vô cùng tươi đẹp. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy, cây cối cũng bừng tỉnh sau một đêm dài ngon giấc. Nắng lên, cánh đồng trải dài như tấm thảm khổng lồ. Đánh trẻ đi học về lúc nào cũng chọn băng tắt qua cánh đồng dù đã có đường đi lớn đi, nó tái hiện trong em hình ảnh bản thân mình ngày còn bé cũng thường rủ các bạn ra đồng chơi và ngêu ngao hát:

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay.”

 Cùng với những chú cò trắng nhởn nhơ dưới tầng mây rồi đáp cánh xuống cánh đồng để ăn bữa điểm tâm đã trở thành ký ức khó phai mời trong em.  Tất cả đã làm cho bức tranh của làng quê thêm sống động, yên bình và trở thành một kỷ niệm sáng rực mãi trong bầu trời tuổi thơ của em

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay