Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 6: Thực hành tiếng Việt tr13

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 6: Thực hành tiếng Việt tr13. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

TL: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

 NHẬN BIẾT 

Câu 1: Nêu ra công dụng của dấu phẩy ? Và đặt 1 câu ví dụ về dấu phẩy?

Trả lời

- Dấu phẩy (ký hiệu: ,) là một dấu câu được sử dụng để ngắt quãng câu hoặc để thêm một ý khác vào trong câu, hoặc dùng để chia tách các yếu tố .

Ví dụ: Mỗi khi xuân về, trăm hoa đua nhau nở=> – Phân tách thành phần phụ của câu với chủ ngữ, vị ngữ (Trạng ngữ/Khởi ngữ, Chủ ngữ – Vị ngữ)

Câu 2: Dấu chấm phẩy là gì? Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy? 

Trả lời

Dấu chấm phẩy được ký hiệu (;) sử dụng để dánh dấu , xác định ranh giới giữa các vế ở trong một câu, hay có thể thấy ở những câu ghép phúc tạp. Bên cạnh đó dấu chấm phẩy cũng được dùng để đánh dấu cho ranh giới cho những câu có sử dụng phép liệt kê 

Dấu chấm phẩy được dùng để :

– Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp ;

– Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Câu 3: Một số thành ngữ có hai vế cân xứng, tương tự hai thành ngữ: hô mưa gọi gió, oán nặng thù sâu

Trả lời

Thành ngữĐặt câu với thành ngữ
Tích tiểu thành đạiĐàn kiến chăm chỉ tích tiểu thành đại đã cất đủ lương thực cho cả mùa đông giá lạnh. 
Dãi nắng dầm mưaSau bao tháng ngày dãi nắng dầm mưa, lao động vất vả, anh ấy cũng kiếm được một số tiền lớn.  
Gieo gió gặt bãoNhững người gieo gió gặp bão, làm điều xấu ắt sẽ gặp báo ứng.  

 THÔNG HIỂU

Câu 4: Hãy ghi những câu dưới đây vào vở và đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp

a, Từ xư đến nay Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.

b, Buổi sáng sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi thung lũng làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà quấn lấy người đi đường.

Trả lời

a, Từ xư đến nay, Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.

b, Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.

Câu 5 : Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp :

  •  Vừa lúc đó sứ giả đem ngựa sắt roi sắt áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ.

(Theo Thánh Gióng)

                                                                                                                      

  1. b) Suốt một đời người từ thưở lọt lòng, đến khi nhắm mắt xuôi tay tre với mình sống chết có nhau chung thủy.

                                                                   (Theo Thép Mới)

  1. c) Nước bị cản văng bọt tứ tung thuyền vùng vằng cứ chực trút xuống.

(Theo Võ Quảng)

Trả lời

  1. a) Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ.
  2. b) Suốt một đời người từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay, tre với mình sống chết với nhau chung thủy.
  3. c) Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống.

Câu 6 : Giải thích vì sao em lại đặt dấu phẩy vào những vị trí trên.

Trả lời

  1. a) Dấu phẩy ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.
  2. b) Dấu phẩy ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.
  3. c) Dấu phẩy ngăn giữa các vế của một câu ghép.

Câu 7: Nêu tác dụng của dấu chấm lửng trong các ví dụ dưới đây:

a, Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi liệng lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén…

b, Thầy Ha men đứng trên bục, người tái nhợt. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế…

c, Đến nay tháng sáu

Chợt nghe tin nhà

Ra thế

Lượm ơi!...

d, Chúng tôi chạy ùa ra, con cắt còn ngấp ngoái. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt

Trả lời

a, Dấu chấm lửng thể hiện còn nhiều sự vật khác, sự việc khác chưa liệt kê hết.

b, Dấu chấm lửng thể hiện sự xúc động của học trò trước hình ảnh của thầy Ha men trong buổi học cuối cùng

c, Dấu chấm lửng diễn tả nỗi đau kéo dài khi nghe tin Lượm hi sinh.

d, Sự ngạc nhiên khi lần đầu tiên thấy chim cắt của nhân vật “tôi”

 VẬN DỤNG

Câu 8 : Hãy tìm và nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong các ví dụ dưới đây:

a, Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm của Hội địa lý Hoàng gia Anh gần đây, cửa hang cao và rộng nhất; bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất; có những hồ ngầm đẹp nhất; hang khô rộng và đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; sông ngầm dài nhất.

b, Những bến vận hà nhộn nhịp dài theo dòng sông; những lò than hầm gỗ đước sản xuất loại than củi nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi.

Trả lời

a, Dấu chấm phẩy được sử dụng làm ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

b, Dấu chấm phẩy để ngăn ranh giới các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

Câu 9: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?

"Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần." (Hoài Thanh)

  1. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản.
  2. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp.
  3. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn.
  4. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Trả lời

Đáp B

Câu 10. Dấu phẩy được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

"Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán...Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch."

Trả lời

Liệt kê những khung bậc tình cảm của tác giả: sôi nổi, tươi vui, buồn cảm, bâng khuâng, thong thả, trang trọng, trong sáng đặc biệt dành cho xứ Huế

Câu 11: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh?

 Trả lời

Điệp từ: “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãu núi đồi”; “gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về” => Nhấn mạnh tài năng của Sơn Tinh, Thủy Tinh đều là những người có sức mạnh phi thường, đại điện cho từng biểu hiện của tự nhiên 

Câu 12:  Trong chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh, nhân vật Thủy tinh được gọi là thần núi. Trong tiếng Việt có những từ nào đồng nghĩa ? Hãy liệt kê ra và giải thích các từ đó ?

 Trả lời

- Sơn động: hang động do tự nhiên tạo ta 

- Giang Sơn : đất nước, quốc gia

- Sơn tặc: cướp ở trong rừng

- Sơn trang: nhà nghỉ ở trên núi 

Câu 13: Giải tích nghĩa một số từ trong văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh: cầu hôn, Tản Viên, lạc hầu, sính lễ , hồng mao. Nao núng

 Trả lời

- cầu hôn: xin được lấy vợ

- Tản Viên: một ngọn núi ở Ba Vì, Hà Nội, núi có 3 đỉnh, đỉnh cao nhất trên đỉnh tỏa ra tròn như cái tán nên gọi là Tản Viên

- lạc hầu: chức danh người giúp việc cho Vua Hùng

- sính lễ : lễ vật nhà trai phải mang sáng nhà gái để hỏi cưới

- hồng mao: Lông mao màu hồng, “Ngựa chín hồng mao” chỉ loại ngựa quý hiếm

- Nao núng: dao động trong lòng, bắt đầu lung lay

 VẬN DỤNG CAO

Câu 14: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về cuộc đấu tranh chống thiên tai được thể hiện qua truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, trong đoạn văn có sử dụng dấu chấm phẩy.

Trả lời

Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết nổi tiếng gắn bó với tuổi thơ mỗi người. Tác phẩm đã cho thấy người anh hùng Sơn Tinh tài năng, dũng cảm đã chiến đấu chống lại sự đánh trả quyết liệt của Thủy Tinh. Qua câu chuyện tác giả dân gian đã gửi gắm niềm mơ ước, khát vọng chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng để lại cho ta bài học đáng suy ngẫm về mẹ thiên nhiên. Mỗi người cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để hạn chế bão lũ cũng như có biện pháp phòng chống bão lũ phù hợp để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của chúng ta. 

Câu 15:  Viết một đoạn văn (5 - 7 câu) về hình tượng anh hùng trong lòng em. Trong đó có sử dụng cấu chấm phẩy. 

Trả lời

Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt về trời, là niềm tin của nhân dân về sự bất tử của người anh hùng giết giặc, trở thành một vẻ đẹp tinh thần của người Việt. Ngày nay cũng có rất nhiều những “anh hùng” thời hiện đại ra đời. Tuy không có sức mạnh vô song, lý tưởng như Thánh Gióng, nhưng qua đó vẫn nói lên khát khao đùm bọc, hi sinh và mâng đỡ nhau; thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, kiên quyết chống giặc ngoại xâm, sức mạnh phi thường và tầm vóc vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộcĐồng thời cũng là bài học quý giá có ý nghĩa giáo dục cho các thế hệ trẻ về lòng yêu nước và sự kiên cường, bất khuất trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.



Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay