Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 7: Cây Khế

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 7: Cây Khế. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

TL: CÂY KHẾ

 NHẬN BIẾT 

Câu 1: Thể loại văn bản và phương thức biểu đạt là gì?

Trả lời

 Truyện cổ tích Tự sự

Câu 2: Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời

Người kể chuyện: Ngôi thứ ba 

Câu 3: Tóm tắt tác phẩm?

Trả lời

Ở nhà nọ có 2 anh em sớm mồ côi cha mẹ. Người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế. Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng. Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có. Người anh biết chuyện, đổi gia tài mình lấy cây khế, người em bằng lòng. Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng. Người anh bị rơi xuống biển và chết. 

Câu 4: Bố cục văn bản Cây khế?

Trả lời

+ Phần 1 (Từ đầu đến lại với em nữa): Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em.

+ Phần 2 (Tiếp đến trở nên giàu có): Chuyện ăn khế trả vàng của người em.

+ Phần 3 (Còn lại): Âm mưu của người anh và sự trừng phạt.

 THÔNG HIỂU

Câu 5: Giá trị nội dung của tác phẩm?

Trả lời

+ Truyện Cây khế là câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn của nhân dân.

Câu 6: Nghệ thuật được sử dụng trong Cây khế là gì?

Trả lời

Nghệ thuật của Cây khế là những chi tiết giàu tưởng tượng, kì ảo do nhân dân tưởng tượng và tạo ra. 

Câu 7: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm 

Trả lời

Theo thông tin trong sách giáo khoa : Theo Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), Văn học dân gian: những tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục, 2008, tr 209-211. 

Câu 7: Trong chuyện phân chia tài sản người anh và người em đã như thế nào?

Trả lời

Vợ chồng người anh

Vợ chồng người em

- Từ khi có vợ người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu việc đều trút cho vợ chồng em.

- Sợ hai người em tranh công liền bàn vợ cho hai vợ chồng em ở riêng.

- Chia cho em một gian nhà lụp xụp và cây khế. Còn bao nhiêu ruộng cho làm rẽ và ngồi hưởng sung sướng với vợ.

- Cho là người em đần độn, không đi lại với em

- Thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng.

- Bị chia tài sản bất công nhưng không ca thán.

- Quanh năm chăm chút cây khế để có thể đem bán lấy tiền.



Câu 8: Hành động của hai anh em khi được chim thần bảo may túi đi  lấy vàng ?

Trả lời

Người anh

Người em

- Nịnh nọt người em đổi hết tài sản lấy cây khế.

- May túi 12 gang.

- Cố vơ vét hết vàng trên đảo.

- May túi ba gang, lấy vàng trên đảo.

- Sẵn sàng chia sẻ cây khế với anh.

Câu 9: Chuyện Cây Khế có giống với những chuyện cổ tích khác hay không ?

Trả lời

- Từ ngữ quen thuộc trong chuyện cổ tích, mang âm hưởng miêu tả về vùng nông thôn Việt Nam 

- Cốt truyện để nhớ, ấn tượng thích hợp để kể lại hoặc truyền miệng

Từ ngữ chỉ không gian – thời gian trong truyện cổ tích “Cây khế”: 

+ Thời gian: ngày xửa ngày xưa. 

+ Không gian: ở một nhà kia. 

- Ý nghĩa: có ý phiếm chỉ không gian, thời gian xảy ra câu chuyện, nhằm đưa người đọc vào thế giới hư cấu thuận lợi hơn. 

- Có yếu tố kỳ ảo: chim thần biết nói “ăn một quả khế, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!”

VẬN DỤNG

Câu 10: Đâu là chi tiết kì ảo trong câu chuyện? Hãy chỉ ra và phân tích chi tiết đó ?

Trả lời

Con chim thần đưa hai anh em ra đảo hoang là con vật kì ảo. Vì nó mang 1 số đặc điểm như: 

+ Biết nói tiếng người: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!” 

+ Có phép thần kỳ, biết chỗ cất giấu của cải, vàng bạc, kim cương,… 

Câu 11: Đâu là nhân vật chính trong tác phẩm? Tính cách nhân vậy đấy là gì?

- Nhân vật chính trong tác phẩm là người anh và người em trong một gia đình:

+ Tính cách người em - nhân vật chính diện: nhân hậu, chăm chỉ làm ăn, có tấm lòng rộng lượng, dù bị chia gia tài bất công nhưng vẫn không tham vãn. 

+ Tính cách của người anh - nhân vật phản diện: mưu đồ lấy hết gia sản, tham lam và lười biếng. Biết người em có chim thần cho vàng vì ăn khế nên lại mưu đồ đổi lấy cây khế và sau đó may túi 12 ngang để đi lấy vàng. 

=> Hai nhận vật có chung một xuất thân nhưng lại có tính cách trái ngược nhau, cùng đặt trong chuỗi tình huống giống nhau mỗi người sẽ có những cách ứng xử trái ngược nhau và từ đó có kết quả khác nhau.

Câu 12: Theo em tại sao câu chuyện lại để là tiêu đề “Cây khế” chứ không phải tên nhân vật chính như chuyện Thạch Sanh?

Trả lời

Bởi vì cây khế là một sự vật quan trọng nhất tạo nên tình huống chính của câu chuyện, là đặt 2 nhân vật chính (người anh - người em) vào trong đó để xử lý vấn đề. Từ đó nhìn ra bản chất con người, lối suy nghĩ và đạo đức. Có cây khế thì mới có chi tiết chim thần xuất hiện và dẫn đến hàng loạt các chi tiết sau: anh trai đổi nhà cho em, người anh may túi 12 ngang, trong khi người em may túi 3 ngang như lời dặn, cái kết người anh bị rơi xuống biển khi lấy vàng, người em sống sung túc và ấm no.

=> Cùng một tình huống giống nhau nhưng dựa vào cách cư xử của mỗi người sẽ tạo nên số phận riêng của họ.  

Câu 13: Tìm kiếm một số câu nói có vần vễ nhớ tự ca dao, tục ngữ được lấy cảm hứng từ truyện cây khế?

Trả lời

- Câu nói có vần, dễ thuộc, dễ nhớ tựa ca dao, tục ngữ trong truyện “Cây khế”: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!”

- Câu nói này của nhân vật: Câu nói của con chim lớn. Ngày nay, câu “ăn một quả, trả cục vàng” hay “ăn khế, trả vàng” cũng thường được nhân dân dùng để chỉ một việc làm được trả công hậu hĩnh, có kết quả tốt đẹp.

Câu 14. Truyện Cây khế đã gửi gắm chúng ta bài học gì?

Trả lời

+ Cần phải luôn chăm chỉ, cần mẫn lao động thì mới có được thành quả tốt

+ Hiền lành, tốt bụng thì sẽ được đền đáp xứng đáng.

+ Quá tham lam thì sẽ phải gánh chịu hậu quả.

+ Hãy giúp đỡ người khác khó khăn hơn mình.

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết đoạn văn( khoảng 5-7 câu) viết lại một cái kết có hậu hơn dành cho người anh tham lam được có cơ hội sửa sai và làm lại

Trả lời

Sau khi bị rơi xuống biển, người anh trôi dạt vào bờ. Tỉnh lại được người dân cứu giúp và đưa trở về nhà trong tình trạng thê thảm. Từ đó, người anh hiểu ra hậu quả do thói tham lam gây nên và sống tử tế, nhân hậu hơn. Chứng kiến người anh đã thức tỉnh, người em trai hết lòng giúp đỡ anh vực dậy, cùng nhau chia ruộng đất, lao động cần mẫn, chăm chỉ và yêu thương nhau hơn xưa. Thấm thoát cả hai anh em cùng trở nên khá giả. Họ đã bàn với nhau để dành một phần riêng thóc gạo giúp đỡ những người nghèo khổ. Tiếng lành đồn xa, ai ai cũng yêu quý hai anh em nhà ấy. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay