Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 8: Thực hành tiếng Việt tr61
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 8: Thực hành tiếng Việt tr61. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
TL:THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
NHẬN BIẾT
Câu 1: Nêu tác dụng của cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết.
Trả lời
- Tác dụng của cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết: Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện.
Câu 2: Với câu “Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao”. có thể dùng từ kiểu đề thay cho từ vẻ được không? Vì sao?
Trả lời
Không thể dùng từ kiểu để thay cho vẻ được vì:
- Từ kiểu thường dùng để nói về hành động của con người hoặc một dạng riêng của đổi tượng.
- Từ vẻ thường dùng để chỉ đặc điểm, tính cách của con người.
Câu 3: Từ khuất được dùng trong câu “Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng lớn”, có phù hợp hơn so với một số từ khác cùng nghĩa là chết như: mất, từ trần, hi sinh?
Trả lời
Từ khuất phù hợp hơn bởi nhắc đến cái chết của mẹ, người con thể hiện cách nói giảm, nhằm giấu bớt nỗi đau mất mát.
Câu 4: Vì sao trong câu “Tôi luôn nhớ về mẹ với niềm xúc động khôn nguôi”, từ xúc động được chọn hợp lý hơn các từ khác như cảm xúc hay xúc cảm ?
Trả lời
Từ xúc động là sự lựa chọn phù hợp nhất bởi đó là những từ gần nghĩa chứ không hoàn toàn đồng nghĩa với nhau. Xúc động biểu hiện cảm xúc mạnh hơn so với cảm động hay xúc cảm.
THÔNG HIỂU
Câu 5: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân) trong các dòng thơ sau:
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)
Tháng Tám mùa thu xanh thắm. (Tố Hữu)
Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du)
Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên)
Suối dài xanh mướtnương ngô. (Tố Hữu)
Trả lời
Xanh ngắt: Xanh một màu xanh trên diện rộng.
Xanh tươi: Xanh tươi đằm thắm.
Xanh rì: Xanh đậm và đều như màu của cây cỏ rậm rạp.
Xanh biếc: Xanh lam đậm và tươi ánh lên.
Xanh mướt: Xanh tươi mỡ màng
Câu 6 Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại:
a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.
b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn.
Trả lời
a) Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: Tổ tiên
b) Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: quê mùa
Câu 7: Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.
Cảnh vật trưa hè ở đây ..., cây cối đứng..., không gian..., không một tiếng động nhỏ.
Trả lời
Cảnh vật trưa hè ở đây yên tĩnh, cây cối đứng im lìm, không gian vắng lặng, không một tiếng động nhỏ.
Câu 8: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:
a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích
b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng).
c) Dòng sông chảy rất (hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
Trả lời
a) Câu văn cần được gọt giũacho trong sáng và súc tích
b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa đỏ au.
c) Dòng sông chảy rất hiền hoàgiữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
Câu 9: Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:
a) Cắt, thái, ...
b) To, lớn,...
c) Chăm, chăm chỉ,...
Trả lời
a) Cắt, thái, chặt, băm, chém, phát, xén, cưa, xẻ, bổ,…
→ Nghĩa chung: chia cắt đối tượng thành những phần nhỏ
b) To, lớn, to tát, vĩ đại, hùng vĩ
→ Nghĩa chung: Có kích thướ , cường độ quá mức bình thường
c) Chăm, chăm chỉ, chịu khó, cần cù, siêng năng
→ Nghĩa chung: Làm nhiều và làm đều đặn một việc gì đó
VẬN DỤNG
Câu 10: Dựa vào nghĩa của tiếng "hòa", chia các từ sau thành nhóm, nêu nghĩa của tiếng "hòa" có trong mỗi nhóm:
Hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận, hòa vốn.
Trả lời
- Chia thành 2 nhóm sau:
+ Nhóm 1: hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa thuận, hòa vốn
+ Nhóm 2: hòa mình, hòa tan, hòa tấu
- Nghĩa của tiếng hòa trong mỗi nhóm:
+ Nhóm 1: chỉ sự cân bằng, ngang nhau giữa các yếu tố, đối tượng
+ Nhóm 2: chỉ sự dung hợp, trộn lẫn vào nhau của nhiều yếu tố, đối tượng
Câu 11: Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau:
Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa (1)..., tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà (2)...., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng (3)... vì một lá cỏ non vừa (4)..., hình như mỗi giọt khí trời cũng (5)...., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.
(theo Nguyễn Đình Thi)
(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh.
(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy.
(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khuâng, chuyển mình, cựa mình, chuyển động.
(4): bật dậy, vươn cao, xòe nở, nảy nở, xuất hiện, hiển hiện.
(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.
Trả lời
đổi mới
sinh sôi
cựa mình
xòe nở
rung động
Câu 12: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết, hoà bình.
Trả lời
thật thà – dối trá;
giỏi giang – kém cỏi;
cứng cỏi – yếu ớt;
hiền lành – độc ác;
nhỏ bé – to lớn;
nông cạn – sâu sắc;
sáng sủa – tối tăm;
thuận lợi – khó khăn;
vui vẻ - buồn bã;
cao thượng – thấp hèn;
cẩn thận – cẩu thả;
siêng năng – lười biếng;
nhanh nhảu – chậm chạp;
đoàn kết – chia rẽ.
Câu 13: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:
a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu.
b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò.
c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.
Trả lời
a)
+ Đậu tương: đậu chỉ tên 1 loại đậu
+ Đất lành chim đậu: đậu chỉ hành động đứng trên mặt đất của loài chim
+ Thi đậu: đậu chỉ việc thi đỗ vào nguyện vọng mong muốn
b)
+ bò kéo xe: bò chỉ con bò
+ 2 bò gạo: bò chỉ đơn vị đo lường (đấu, long, nắm...)
+ cua bò: bò chỉ hành động di chuyển trên mặt đất bằng chân
c)
+ sợi chỉ: chỉ là đồ vật dạng sợi dài, mảnh để may vá
+ chiếu chỉ: chỉ là thông báo của nhà vua viết trên giấy
+ chỉ đường: chỉ là hành động hướng dẫn, cung cấp thông tin cho người khác
+ chỉ vàng: chỉ là đơn vị đo lường khối lượng vàng
Câu 14: Chỉ ra nghĩa của cụm từ gạch chân trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc và ý nghĩa:
“Giờ đây khi hồi tưởng lại, tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên”
Trả lời
Đó là thành phần trạng ngữ chỉ thời gian và nếu bỏ thì câu không nói rõ hành động đó xảy ra vào lúc nào.
VẬN DỤNG CAO
Câu 15: Viết một đoạn văn (5 - 7 câu ) về chủ đề: ý nghĩa của sự khác biệt. Trong đó có sử dụng từ “noi gương” . Sau khi viết xong em hãy thử thay thế từ noi gương bằng những từ đồng nghĩa như học theo, làm theo, bắt chước,.... Theo em nó có phù hợp không và vì sao?
Trả lời
Trong quá trình tìm ra sự khác biệt, con người không ngừng cố gắng để tạo cho mình những nét riêng. Dần dần, mỗi người tự tạo cho mình một nét riêng sẽ thành sụ khác biệt giưa con người với nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt không phải là cách mình thể hiện sự khoe khoang, luôn tỏ ra các trò lố lăng gây phản cảm đến người khác. Hãy tập cách thể hiện sự khác biệt bằng thái độ nghiêm túc và noi gương những tấm gương đạo đức tốt. Những người thành công là những người tự tạo ra chính mình trong tương lai. Muốn có được hành xử, suy nghĩ đúng đắn chúng ta cần biết chấp nhận sự khác biệt và không ngừng trau dồi nó.
=> Không thể thay thế từ noi gương bằng những từ đồng nghĩa như học theo, làm theo, bắt chước,.... Vì từ này là để thể hiện sự học hỏi những điều tốt đẹp của người khác và phù hợp với ngữ cảnh của bài văn hơn.