Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 9: Thực hành Tiếng Việt tr86

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 9: Thực hành Tiếng Việt tr86. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

TL: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NHẬN BIẾT

Câu 1: Nhận biết từ mượn tiếng Hán? Cho một số ví dụ về tự mượn tiếng Hán?

Trả lời

Các từ một tiếng trong tiếng Việt dù là mượn tiếng Hán đều được coi là từ thuần Việt. Trong những từ mượn tiếng Hán có hai loại: mượn từ đơn và mượn từ phức.

Ví dụ :

+  đầu, vua, chúa, tùng, trúc, cúc, mai,…

+ giang sơn, hải cảng, tham quan, quốc gia, trường xa (xe dài), siêu trường (dài quá mức bình thường), siêu trọng (nặng quá mức), siêu cầu thủ.

Câu 2: Nhận biết từ mượn tiếng Âu? Cho một số ví dụ về tự mượn tiếng Âu?

Trả lời

Một số từ mượn Châu Âu được Việt hóa gần như hoàn toàn, nhất là các từ đơn và có cả từ ghép.

Ví dụ: 

+ săm, lốp, tăng,....

+ Xà phòng

Câu 3: Hãy nêu số từ mượn khác trong tiếng Việt? Cho ví dụ?

Trả lời

Ngoài ra  tiếng Việt còn mượn nhiều tiếng nước ngoài khác như  mượn tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh,...được viết dưới dạng guống như ngôn ngữ gốc hoặc tác ra viết theo từng âm tiết 

Ví dụ : 

Mượn tiếng Pháp như : cà phê, ca cao, bít tết, xà phòng, đăng ten, ki lô gam, xăng ti mét, cao su,…

Mượn tiếng Anh : in-tơ-nét, tivi, mít tinh,…

Câu 4: Tác dụng của từ mượn ?

Trả lời

Mượn từ giúp bổ sung các khái niệm, đối tượng, hoạt động mới mà ngôn ngữ ban đầu không có. Làm giàu có và đa dạng thêm ngôn ngữ tiếng Việt. Phù hợp cho nhu cầu sự dụng từng ngữ đa dạng và truyền tải thông tin nhiều như hiện nay.

Câu 5: Nếu lạm dụng từ mượn sẽ gây là hậu quả gì?

Trả lời

Lạm dụng từ mượn sẽ gây ra khó hiểu cho người xung quanh. Từ đó gây ra cảm giác khó chịu cho người nghe người đọc. Và sẽ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. 

THÔNG HIỂU

Câu 6: Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:

Dưới tác động tiêu cực của việc phát triển công ngiệp thiêú bền vững, Trái Đất đang nóng dần lên, nhiều khối băng ở Bắc Cực và Nam Cực bị tan chảy làm nước biển dâng cao, đe dọa sự tồn tại của một số thành phố sôi động và làng mạc trù phú miền duyên hải. Tầng ô - dôn bị thủng nhiều chỗ, đất đai, nước, không khí bị ô nhiễm nặng bề, làm ảnh hưởng nghiêm trong đến đời sống của muôn loài. 

Tìm những từ em cho là từ mượn trong đoạn văn sau? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết?

Trả lời

- Vay mượn từ tiếng Hán: kế hoạch, phát triển, công nghiệp, băng, không khí, ô nhiễm... →  Các từ này có cách độc và hình thức chính tả giống từ thuần Việt, có tính chất khái quát về nghĩa.

- Vay mượn từ tiếng Anh: ô-dôn → Từ có gạch nối giữa các âm tiết.

Câu 7: Em có nhận xét gì về đặc điểm từ mượn của vốn từ Tiếng Việt?

Trả lời

Trong quá trình giao lưu văn hoá; chính trị, kinh tế, sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa dân tộc này với dân tộc khác. Tiếng Việt chủ yếu mượn từ bởi các quốc gia xung quanh và có nhiều ảnh hưởng nhất trong cả lịch sử hình thành như: từ Hán Việt, Pháp, Anh, Hàn,...Các từ mượn giúp cho tiếng Việt ngày càng trở nên đa dạng hơn và theo nguyên tắc mượn tự của tiếng Việt. 



Câu 8: Cách dùng từ mượn như thế nào?

Trả lời

Muốn giải thích được từ Hán Việt ta tìm nghĩa của từng tiếng rồi ghép chúng lại.

Ví dụ : -hải quân : hải là biển, quân là quân đội, hải quân là quân đội canh biển.

– hải sản : sản là sản vật, hải sản là sản vật lấy từ biển.

Khi một từ phức Hán Việt có các tiếng là những từ đơn tạo thành ta chỉ cần đảo ngược trật tự là hiểu được nghĩa của từ đó.

Ví dụ : dân ỷ là ý dân, Vớ tướng là tướng võ, cao điểm là điểm cao.

Câu 9: Làm cách nào để giải thích được các từ Hán Việt?

Trả lời

Muốn giải thích được từ Hán Việt ta tìm nghĩa của từng tiếng rồi ghép chúng lại.

Ví dụ : -hải quân : hải là biển, quân là quân đội, hải quân là quân đội canh biển.

– hải sản : sản là sản vật, hải sản là sản vật lấy từ biển.

Khi một từ phức Hán Việt có các tiếng là những từ đơn tạo thành ta chỉ cần đảo ngược trật tự là hiểu được nghĩa của từ đó.

Ví dụ : dân ỷ là ý dân, Vớ tướng là tướng võ, cao điểm là điểm cao.

 VẬN DỤNG

Câu 10: : Em có nhận xét gì về cách dùng các từ in đậm dưới đây? Theo em, nên dùng thế nào?

- Hello (chào), đi đâu đấy?

- Đi ra chợ một chút.

...

- Thôi, bye(chào) nhé, see you again ( gặp nhau sau)

Trả lời

Cách dùng các từ in đậm như đã cho trong bài tập là lạm dụng từ nước ngoài một cách thái quá. Việc học ngoại ngữ là cần thiết nhưng không nên dùng kèm vào tiếng Việt. Một mặt làm mất sự trong sáng của tiếng Việt. Mặt khác, làm cho mọi người tưởng đang “khoe chữ”. Chỉ nên sử dụng những từ mượn đã quen dùng trong cộng đồng và khi thật cần thiết.

Câu 11:  Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống sao cho thích hợp:

  1. báu vật/của quý

- Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ khác...

- Lê Lợi cầm gươm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người không biết đó là...

  1. chết/từ trần

- Ông của Lan đã... đêm qua.

- Con chó nhà tớ ăn phải bả, đã... từ tuần trước.

  1. phôn/gọi điện

- Sao cậu không... cho tớ để tớ đón cậu?

- Sao ông không... cho cháu để cháu đón ông?

Trả lời

Câu hỏi

Câu trả lời

Câu a

- Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý.

- Lê Lợi cầm gươm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người không biết đó là báu vật.

Câu b

- Ông của Lan đã từ trần đêm qua.

- Con chó nhà tớ ăn phải bả, đã chết từ tuần trước

Câu c

- Sao cậu không phôn cho tớ để tớ đón cậu?

-  Sao ông không gọi điện cho cháu để cháu đón ông?

Câu 12: Tìm những từ ghép thuần Việt tương ứng với các từ Hán Việt sau: Phụ mẫu, huynh đệ, thiên địa , giang sơn, quốc kì, tiền hậu, thi nhân, sinh tử, sinh nhật, phụ tử, mẫu tử.

Trả lời

Từ Hán Việt

Từ thuần Việt

Phụ mẫu

Cha mẹ

Huynh đệ

Anh em

Thiên địa

Trời đất

Giang sơn

Sông núi

Sinh tử

Sống chết

Tiền hậu

Trước sau

Thi nhân

Nhà thơ

Phụ tử

Cha con

Nhật dạ

Ngày đêm

Mẫu tử

Mẹ con

Câu 13:  Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn ?

đầu, não, tuỷ, dân, ông, bà, cô, cậu, hổ, báo, xã, ấp, tỉnh, huyện, phố, thành, quần, nhung, sách, táo, lê, tùng, bách, lễ, nghĩa, đức, tài, xô, lốp, phanh, sút, gôn, giang sơn, Tổ quốc, khôi ngô, thuỷ cung, tập quán, cai quản, ghi đông, pê đan, may ơ.

Trả lời

- Từ mượn Hán Việt: giang sơn, thủy cung, tùng, bách , lễ, nghĩa

- Từ mượn khác: gôm, ghi đông, pê đan, may ơ, xô, lốp, phanh, sút

Câu 14: Hãy tìm trong văn bản :” Các loài sống chung với nhau như thế nào?” Đâu là từ mượn và giải tích nghĩa của từ?

Trả lời

- Từ mượn tiếng Hán: 

+ Vua: người đứng đầu một đất nước 

+ Đối thoại: trò chuyện, trao đổi

- Từ mượn tiếng Anh: 

+ Xim - ba; Mu-pha-sa: tên nhân vật được Việt hóa bằng dấu gạch ngang trong truyện Vua Sư Tử

+ Biome: (bai ôm) tập hợp sinh vật cùng môi trường sống mang những nét đặc thù riêng thường được dịch ra là khu sinh học. 

- Từ mượn khác: 

+ Kí sinh: sống bằng cách hút chất dinh dưỡng từ cơ thể sinh vật khác

(Ngoài ra học sinh có thể tự tìm thêm)

 VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết một đoạn văn (5 -7 câu) có chủ đề : bảo vệ môi trường . Trong đó có sử dụng từ mượn, gạch chân dưới các từ đó và giải thích nghĩ thuần Việt ở cuối bài?

Trả lời

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các trang tin tức và nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,axit,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Điều này là lời chuông cho sự cảnh tỉnh của mọi người trong việc kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... Chung ta góp phần cải thiện và cải tạo lại hành tinh xanh!

*Các từ mượn:

+  Công nghiệp: một lĩnh vực kinh tế, có nhà máy sản xuấtm chế biến nguyên liệu thành hàng hóa

+ Đô thị:thành phố, phố xá phát triển

+Quy hoạch: thực hiện thay đổi theo kế hoạch đề ra của nhà nước

+Axit:một chất hóa học được sự dụng nhiều trong sản xuất

+ Hóa chất : các chất được tạo ra qua quá trình nghiên cứu 



Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay