Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối Ôn tập bài 1 (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 1 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
ÔN TẬP BÀI 1. TÔI VÀ CÁC BẠN (PHẦN 1)
Câu 1: Từ đơn là gì ? Hãy cho ví dụ về từ đơn
Trả lời:
- Khái niệm: từ đơn là từ có 1 âm tiết hay từ do 1 tiếng tạo thành. Thành phần cấu tạo ra từ đơn sẽ có nghĩa cụ thể. - Khái niệm: từ đơn là từ có 1 âm tiết hay từ do 1 tiếng tạo thành. Thành phần cấu tạo ra từ đơn sẽ có nghĩa cụ thể.
Ví dụ: xa, nhớ, yêu, xe, nhà, bàn...
Câu 2: Từ phức là gì ? Hãy cho ví dụ về từ phức
Trả lời
- Từ phức là từ có hai tiếng trở lên. Những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. - Từ phức là từ có hai tiếng trở lên. Những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Ví dụ : câu lạc bộ, vô tuyến truyền hình,…
- Những từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần) được gọi là từ láy. Ví dụ: xinh xắn, vui vẻ,... - Những từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần) được gọi là từ láy. Ví dụ: xinh xắn, vui vẻ,...
Câu 3. Hãy tìm thêm những từ láy trong Bài học đường đời đầu
Trả lời
Những từ láy thuộc loại này trong văn bản: véo von, thỉnh thoảng, phanh phách, giòn giã, rung rinh, ngoàm ngoạp, hủn hoẳn, hừ hừ,...
Câu 4: Phân loại các từ sau (từ đơn, từ ghép, từ láy): ngôi nhà, hoa quả, chuồn chuồn, bút, trường, lung linh, nhà hàng, táo.
Trả lời:
- Từ đơn: bút, trường, táo - Từ đơn: bút, trường, táo
- Từ ghép: ngôi nhà, hoa quả, nhà hàng - Từ ghép: ngôi nhà, hoa quả, nhà hàng
- Từ láy: chuồn chuồn, lung linh - Từ láy: chuồn chuồn, lung linh
Câu 5: Đặt câu với từ láy sau: long lanh
Trả lời:
Đôi mắt chú mèo long lanh như hai hòn bi ve.
Câu 6: Tìm hiểu về tác giả Ăng - toan đơ Xanh - tơ Ê - xu pe - ri
Trả lời:
- Tác giả sinh năm 1900 - 1944 là nhà văn lớn người Pháp, từng là phi công và tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ 2 - Tác giả sinh năm 1900 - 1944 là nhà văn lớn người Pháp, từng là phi công và tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ 2
- Tác phẩm của ông lấy cảm hứng từ các chuyên bay và cuộc sống người phi công: Bay đêm, Phi công thời chiến,...Trong đó tác phẩm Hoàng tử bé là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. - Tác phẩm của ông lấy cảm hứng từ các chuyên bay và cuộc sống người phi công: Bay đêm, Phi công thời chiến,...Trong đó tác phẩm Hoàng tử bé là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.
Câu 7: Em đã đọc cuốn truyện Hoàng tử bé hay chưa? Tác phẩm nói về điều gì?
Trả lời
Em đã đọc về tác phẩm Hoàng tử bé. Câu chuyện kể về một phi công phải hạ cánh khẩn cấp trong sa mạc. Anh gặp một cậu bé, người hóa ra là một hoàng tử từ hành tinh khác đến. Hoàng tử kể về những cuộc phiêu lưu của em trên Trái Đất và về bông hồng quí giá trên hành tinh của em. Em thất vọng khi phát hiện ra hoa hồng là loài bình thường như bao loài khác trên Trái Đất.
Mỗi chương kể lại một cuộc gặp gỡ của cậu hoàng tử bé lại chứa đựng một bài học đạo đức, một hay hai câu nói đơn giản nhưng thấm thía về tình bạn và cuộc sống. Hành trình của hoàng tử bé cũng chính là tái hiện lại hành trình của mỗi người trong quá trình lớn lên và học hỏi nhiều điều.
Câu 8: Hãy tóm tắt văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn theo cách hiểu của mình?
Trả lời
Đoạn trích thuộc chương XXI của tác phẩm “Hoàng tử bé” kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hoàng tử bé và một con cáo trên Trái Đất. Cuộc gặp gỡ này đã mang đến cho cả hai những món quà quý giá. Hoàng tử bé đã cảm hóa cáo. Cáo đã giải thích cho cậu nghe rằng bông hoa của cậu là duy nhất vì nó đã được cảm hóa. Qua đó giúp ta cảm nhận được ý nghĩa của tình bạn, có ý thức và trách nhiệm với bạn bè, với những gì mình gắn bó, yêu thương.
Câu 9: Nghĩa của từ là gì? Có mấy loại nghĩa của từ ?
Trả lời
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị.
- Có hai cách giải thích nghĩa của từ: - Có hai cách giải thích nghĩa của từ:
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. + Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
- Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu của từ. - Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu của từ.
- Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. - Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Câu 10: Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu ở dưới
– Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy.
(Sự tích Hồ Gươm)
– Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
– Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
(Con Rồng cháu Tiên)
a) Hãy giải nghĩa từ in đậm trong các câu văn trên. Cho biết các từ đó dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
b) Đặt ba câu với các từ in đậm trên dùng với nghĩa khác vói nghĩa vừa xác định.
Trả lời
- Lưỡi: nghĩ chuyển của từ, dùng để chỉ bề mặt của gươm - Lưỡi: nghĩ chuyển của từ, dùng để chỉ bề mặt của gươm
=> Lưỡi dao rất sắc nhọn vì thế trẻ em không được chạm vào
- Vẫy tay: mang nghĩ gốc, chỉ hành động vẫy tay - Vẫy tay: mang nghĩ gốc, chỉ hành động vẫy tay
=> Tôi vẫy tay chào tạm biệt những người bạn sau giờ tam trường
- Mặt mũi: nghĩa gốc, chỉ khuôn mặt của người - Mặt mũi: nghĩa gốc, chỉ khuôn mặt của người
=> Hồi bé tôi luôn được họ hàng khen mặt mũi sáng sủa và thông minh.
Câu 11: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên được chia thành mấy phần? Nội dung của từng phần?
Trả lời:
Bố cục | Nội dung chi tiết |
Phần 1. Từ đầu đến “cũng không thể làm lại được”: | Dế Mèn giới thiệu về bản thân. |
Phần 2. Tiếp theo đến “Tôi về, không chút bận tâm”. | Câu chuyện về người bạn hàng xóm là Dế Choắt. |
Phần 3. Tiếp theo đến “cảnh đau khổ vừa gây ra”. | Dế Mèn trêu chị Cốc khiến Dế Choắt phải chịu oan. |
Phần 4. Còn lại. | Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. |
Câu 12: Truyện Bài học đường đời đầu tiên được kể theo ngôi thứ mấy?
Trả lời:
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất vì người kể chuyện (Dế Mèn ) xưng “tôi)
Câu 13: Tóm tắt toàn bộ văn bản Bài học đường đời đầu tiên ?
Trả lời:
Dế Mèn là một chú dế cường tráng bởi biết ăn uống điều độ. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt - người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.
Câu 14: Cáo đã giải thích cho hoàng tử bé “cảm hóa” nghĩa là gì?
Trả lời
- Có nghĩa là “Làm cho gần gũi hơn...” . Đối với cáo, hoàng tửgiống như cả nghìn cậu bé khác . Và cáo không cần hoàng tử. Hoàng tử bé cũng không cần đến cáo. Nhưng nếu hoàng tử bé “cảm hóa” được cáo, hai người sẽ cần đến nhau. Lúc đó bạn sẽ là duy nhất với người còn lại. - Có nghĩa là “Làm cho gần gũi hơn...” . Đối với cáo, hoàng tửgiống như cả nghìn cậu bé khác . Và cáo không cần hoàng tử. Hoàng tử bé cũng không cần đến cáo. Nhưng nếu hoàng tử bé “cảm hóa” được cáo, hai người sẽ cần đến nhau. Lúc đó bạn sẽ là duy nhất với người còn lại.
Câu 15: Tại sao cáo lại nói rằng nếu hoàng tử bé cảm hóa cáo, cuộc đời cáo sẽ thay đổi?
Trả lời
Vì trước đây cuộc đời cáo thật đơn điệu: đi săn gà, và con người săn lại mình. Mọi thứ đều giống nhau, con người đều giống nhau. Cho nên cáo cảm thấy hơi chán . Bởi vậy nếu hoàng tử bé cảm hóa được cáo, xem nhưu đời cáo được chiếu sáng. Cáo sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi tiếng chân còn lại. Những bước chân khác khiến cáo trốn vào lòng đất. Còn bước chân của hoàng tử bé sẽ gọi cáo ra. Cánh đồng lúa mì trước kia chẳng có ý nghĩa gì với cao. Nhưng khi được cảm hóa rồi cáo sẽ nhìn cánh đồng lúa và nhớ về hoàng tử bé,..
Câu 16: Em có cảm nhận như thế nào về nhân vật hoàng tử bé?
Trả lời
Hoàng tử bé là người nhân hậu và lương thiện, sẵn sàng trở thành bạn của cáo. Và đồng thời hay tò mò và muốn khám phá mọi thứ ví dụ như: cảm hóa là gì? Cần phải làm sao?
Câu 17: Cho ba từ sau: đỏ, đo đỏ, đỏ hỏn
- a. Nêu đặc điểm cấu tạo của từng từ trên?
- b. Phân biệt từ đơn, từ ghép và từ láy?
Câu 18: Đặt câu với thành ngữ em đã tìm được ở câu trên
Trả lời
● Gừng càng già càng cay: Ông ngoại tôi là một chiến sĩ thời trước, ông am hiểu rất nhiều về lịch sử và tiếng Pháp, đúng là gừng càng già càng cay.
● Mất bò mới lo làm chuồng: Đừng để chuyện xảy ra rồi,mất bò mới lo làm chuồng như thế
● Tốt ngỗ hơn tốt nước sơm: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn vì bề ngoài đẹp chỉ có thể khiến người ta ấn tượng ban đầu, còn tốt tính và đức độ sẽ giúp ta giữ được tình cảm và sự tôn trọng lâu dài
Câu 19: Nêu tác dụng của 3 từ láy tiêu biểu trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên
Trả lời:
- - Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi cô cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.
+ Tác dụng: cho thấy sự khỏe mạnh của Dế Mèn. + Tác dụng: cho thấy sự khỏe mạnh của Dế Mèn.
- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai - Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
+ Tác dụng: gợi tả âm thanh tiếng nhai của Dế Mèn. + Tác dụng: gợi tả âm thanh tiếng nhai của Dế Mèn.
- Mỗi bước đi, tôi làm điệu - Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.
+ Tác dụng: gợi tả hành động của Dế Mèn. + Tác dụng: gợi tả hành động của Dế Mèn.
Câu 20: Tại sao tác giả lại bảo bắt nạt là xấu lắm?
Trả lời
Vì bắt nạt là ăn hiếp những bạn yếu hơn mình, là một hành động xấu mà học sinh không nên làm, bắt nạt còn dễ lây và rất hôi.
Câu 21: Thay vì bắt mặt các bạn thì bài thơ ví von chúng ta nên làm gì khác?
Trả lời
Sao không nhảy hiphop, sao không ăn mù tạt
Câu 22: Chúng ta nên có thái độ như thế nào với các bạn bị bắt nạt ?
Trả lời
- Đối với các bạn bị bắt nạt: gần gũi, tôn trọng và phải dũng cảm bảo vệ bạn khi bị bắt nạt - Đối với các bạn bị bắt nạt: gần gũi, tôn trọng và phải dũng cảm bảo vệ bạn khi bị bắt nạt
Câu 23: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong bài thơ “Bắt nạt”? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Trả lời
- Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện 7 lần trong bài thơ => - Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện 7 lần trong bài thơ => có tác dụng nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói xấu bắt nạt.
- So sánh “Những bạn nào nhút nhát/ Thì là giống thỏ non” => tác dụng tăng sức biểu cảm, hình dung được những bạn nào yếu ớt thì cần được yêu thương thay vì bắt bạt bạn - So sánh “Những bạn nào nhút nhát/ Thì là giống thỏ non” => tác dụng tăng sức biểu cảm, hình dung được những bạn nào yếu ớt thì cần được yêu thương thay vì bắt bạt bạn
- Liệt kê: người lớn, trẻ con, mèo, chó, cái cây,...=> Nhấn mạnh việc bắt nạt là rất xấu và ngoài việc không nên bắt nạt bạn học thì cũng không được bắt nạt bất cứ ai cả - Liệt kê: người lớn, trẻ con, mèo, chó, cái cây,...=> Nhấn mạnh việc bắt nạt là rất xấu và ngoài việc không nên bắt nạt bạn học thì cũng không được bắt nạt bất cứ ai cả
Câu 24: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì?
Trả lời:
Bản tính kiêu căng, hống hách đã khiến cho Dế Mèn có bài học nhớ đời, bài học đắt giá ấy phải trả bằng mạng sống của người bạn hàng xóm – Dế Choắt. Chỉ đến khi nhìn thấy Dế Choắt tắt thở, lúc bấy giờ Dế Mèn mới ân hận, nhưng sự ân hận đã quá muộn màng. Trước khi chết Dế Choắt có nói: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy". Câu nói vào giờ phút cuối cùng của cuộc đời Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn thức tỉnh, rút ra bài học sâu sắc cho bản thân về thái độ sống, về lòng tốt với những người xung quanh, và về tình bạn chân thành
Câu 25: Theo em, nhân vật Dế Mèn có những tích cách nào đẹp và chưa đẹp?
Trả lời:
*Tính cách đẹp: ăn uống điều độ khoa học, từ bé mẹ đã cho ra ở riêng nên sống rất độc lập, ý thức được cuộc sống khắc nghiệt nên Dế Mèn đã rèn luyện cho mình sự mạnh mẽ và tự tin . Đây là những phẩm chất rất tốt mà các bạn ngay từ khi còn trên ghế nhà trường có thể học hỏi theo
* Chưa tốt: Tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi và không nghĩ đến hậu quả.
Câu 26: Nêu ra giá trị bài học của tác phẩm “Bài học đường đời”?
Trả lời:
- Tác phẩm là câu chuyện tuổi thơ của rất nhiều thế hệ. Hành trình phiêu lưu của Dế Mèn cũng tượng trưng cho hành trình trưởng thành của mỗi bạn học sinh. Tuy sẻ những lần lần nỗi, sai lầm nhưng qua đó chúng ra trưởng thành hơn và chững chắc hơn. Tuy nhiên trước khi làm bất cứ điều gì cũng phải xem xét về hậu quả của việc đó, tránh gây ảnh hưởng đến người khác và phải biết chịu trách nhiệm khắc phục với lỗi lầm bản thân gây ra - Tác phẩm là câu chuyện tuổi thơ của rất nhiều thế hệ. Hành trình phiêu lưu của Dế Mèn cũng tượng trưng cho hành trình trưởng thành của mỗi bạn học sinh. Tuy sẻ những lần lần nỗi, sai lầm nhưng qua đó chúng ra trưởng thành hơn và chững chắc hơn. Tuy nhiên trước khi làm bất cứ điều gì cũng phải xem xét về hậu quả của việc đó, tránh gây ảnh hưởng đến người khác và phải biết chịu trách nhiệm khắc phục với lỗi lầm bản thân gây ra
Câu 27: Phân tích sự phát triển và thay đổi tính cách của nhân vật Dế Mèn trong suốt câu chuyện?
Trả lời:
- Trước đây: Dế Mèn là thanh niên tự tin, yêu đời, luôn tự hào về bản thân, "hãnh diện" với bà con, hàng xóm về cặp râu dài uốn cong của mình, tự hào về vẻ đẹp khỏe khoắn với thân hình mang màu nâu bóng mỡ, răng như hai lưỡi liềm máy. Nhưng khốn nỗi, Mèn còn là một kẻ kiêu căng, xốc nổi, dám đi chòng ghẹo những người hàng xóm mà không biết rằng kì thực họ chỉ nhường nhịn và không muốn chấp với mình. Bản thân luôn tự cho rằng mình là một tay ghê gớm, "có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi" . - Trước đây: Dế Mèn là thanh niên tự tin, yêu đời, luôn tự hào về bản thân, "hãnh diện" với bà con, hàng xóm về cặp râu dài uốn cong của mình, tự hào về vẻ đẹp khỏe khoắn với thân hình mang màu nâu bóng mỡ, răng như hai lưỡi liềm máy. Nhưng khốn nỗi, Mèn còn là một kẻ kiêu căng, xốc nổi, dám đi chòng ghẹo những người hàng xóm mà không biết rằng kì thực họ chỉ nhường nhịn và không muốn chấp với mình. Bản thân luôn tự cho rằng mình là một tay ghê gớm, "có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi" .
- Sau khi Dế Choắt chết: Bản tính kiêu ngạo đã khiến Dế Mèn dám cả gan trêu chị Cốc và rủ Dế Choắt tham gia cùng. Sau những lời chọc ghẹo ngu dại của mình, Mèn ta chui vào hang sâu nằm khểnh mà không lường được trước rằng Dế Choắt lại là người phải gánh chịu hậu quả của trò đùa dại dột ấy. Chỉ đến khi nhìn thấy Dế Choắt tắt thở, lúc bấy giờ Dế Mèn mới ân hận, nhưng sự ân hận đã quá muộn màng. Trước khi chết Dế Choắt có nói: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy". Câu nói vào giờ phút cuối cùng của cuộc đời Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn thức tỉnh, rút ra bài học sâu sắc cho bản thân về thái độ sống, về lòng tốt với những người xung quanh, và về tình bạn chân thành. - Sau khi Dế Choắt chết: Bản tính kiêu ngạo đã khiến Dế Mèn dám cả gan trêu chị Cốc và rủ Dế Choắt tham gia cùng. Sau những lời chọc ghẹo ngu dại của mình, Mèn ta chui vào hang sâu nằm khểnh mà không lường được trước rằng Dế Choắt lại là người phải gánh chịu hậu quả của trò đùa dại dột ấy. Chỉ đến khi nhìn thấy Dế Choắt tắt thở, lúc bấy giờ Dế Mèn mới ân hận, nhưng sự ân hận đã quá muộn màng. Trước khi chết Dế Choắt có nói: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy". Câu nói vào giờ phút cuối cùng của cuộc đời Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn thức tỉnh, rút ra bài học sâu sắc cho bản thân về thái độ sống, về lòng tốt với những người xung quanh, và về tình bạn chân thành.
Câu 28: Điền các từ cười nụ, cười góp, cười xòa, cười trừ, cười mát vào chỗ trống dưới đây cho phù hợp
(1)............: cười theo người khác.
(2).............: cười nhếch mép có vẻ khinh bỉ hoặc hờn giận.
(3).............: cười chúm môi một cách kín đáo.
(4).............: cười để khỏi trả lời trực tiếp.
(5).............: cười vui vẻ để xua tan sự căng thẳng.
Trả lời
(1): Cười góp
(2): Cười mát
(3): Cười nụ
(4): Cười trừ
(5): Cười xòa
Câu 29: Giải thích nghĩa của các từ: hoàn hảo, hồi ức, phú ông, phò mã, thịnh nộ, ghẻ lạnh, chứng giám. Cho biết cách dùng để giải thích nghĩa của các từ đó.
Trả lời
- H - Hoàn hảo: tốt đẹp về mọi mặt
- H - Hồi ức: nhớ lại điều bản thân đã trải qua
- P - Phú ông: người đàn ông giàu có trong làng (xã hội cũ)
- P - Phò mã: con rể của vua
- T - Thịnh nộ: nổi giận, giận dữ cao độ
- G - Ghẻ lạnh: thờ ơ, xa lánh
- C - Chứng giám: soi xét, làm chứng cho
Cách dùng để giải thích:
+ + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị: hoàn hảo, hồi ức, phú ông, phò mã
+ + Đưa ra những từ đồng nghĩa với từ cần giải thích: thịnh nộ, ghẻ lạnh, chứng giám
Câu 30: Viết một đoạn văn (5- 7 câu) nêu ra suy nghĩ của em về vấn nạn bạo lực học đường nói chung và tình trạng bắt nạn hiện nay?
Trả lời
Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và nguy hiểm đối với học sinh. Tình trạng bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến và lan rộng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tâm lý và sức khỏe của học sinh. Em cảm thấy lo lắng và bức xúc khi thấy những hành vi bạo lực diễn ra trong các trường học. Đây không chỉ là vấn đề của một số học sinh cá biệt mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Chúng ta cần phải cùng nhau đưa ra những giải pháp để ngăn chặn và giảm bớt tình trạng bạo lực học đường, tạo môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho tất cả học sinh. Vì một môi trường học tập lành mạnh và văn minh.