Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối Ôn tập bài 3 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 3 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 3. YÊU THƯƠNG VÀ SẺ CHIA (PHẦN 2)

Câu 1: Cụm danh từ là gì? Ví dụ cho cụm danh từ?

Trả lời:

Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ kết với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một danh từ, nhưng lại hoạt động trong câu giống như một danh từ.

Ví dụ: một chú cún lông xù, túp lều nát bên bờ biển, người nghệ sĩ tài ba,..

Câu 2: Gạch chân cụm danh từ trong những câu sau:

- Trong một buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉn cười.  - Trong một buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉn cười.

- Ánh sáng kỳ diệu làm sao! Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng loáng  - Ánh sáng kỳ diệu làm sao! Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng loáng

Trả lời:

- một buổi sáng lạnh lẽo; một em gái có đôi má hồng - một buổi sáng lạnh lẽo; một em gái có đôi má hồng

- -  ánh sáng kỳ diệu; một lò sưởi bằng sắt; những hình nổi bằng đồng

Câu 3: Mở rộng danh từ là chủ ngữ trong các câu sau thành cụm danh từ

a, Gió vẫn thổi rít trong nhà

b, Lửa tỏa ra hơi nóng dịu dàng

Trả lời:

a, Một làn gió manh thổi rít vào trong nhà

b, Ngọn lửa lớn tỏa ra hơi nóng dịu dàng

Câu 4: Nội dung chính của từng khổ thơ “Con chào mào” ?

Trả lời

Bài thơ khắc họa hình ảnh con chim chào mào với bút pháp tả thực ngập tràn màu sắc và âm thanh. Đồng thời thấy được sự thay đổi trong ý nghĩ, cảm xúc, tình yêu dành cho thiên nhiên của nhân vật “tôi” khi hiểu rằng con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, tự nhiên giữa thiên nhiên. 

Câu 5: Biện pháp tu từ nào được dùng trong bài thơ “Con chào mào”? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Trả lời

Biện pháp lặp câu thơ :  triu… uýt… huýt… tu hìu… lặp lại hai lần nhằm mạnh tiếng hót trong trẻo của chào mào khi được tự do thỏa thích giữa thiên nhiên.

Câu 6: Theo em ý nghĩa và thông điệp bài thơ “Con chào mào” muốn truyền tải đến người đọc là gì?

Trả lời

Là tình yêu dành cho thiên nhiên, dành cho điều mà mình yêu quý. Tác giả ban đầu vì quá yêu quý chim chào mào nên muốn giữ cho riêng mình. Nhưng sau này tác giả nhận ra rằng, yêu quý là phải để cho điều đó được hạnh phuc trong một cuộc sống tự do, tự nhiên giữa thiên nhiên

Câu 7: Tìm hiểu về tác giả Thạch Lam

Trả lời

Thạch Lam (1910 - 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sinh ra ở Hà Nội. Ông sáng tác nhiều thể loại như: tiểu thuyết, tùy bút,..nhưng thành công nhất vẫn là truyện ngắm. Truyện của ôngg giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơi.

Tác phẩm của Thạch Lam ẩn chứ niềm yêu thương, trân trọng đối với thiên nhiên, con người, cuộc sống. Tiêu biểu như: Giá lạnh đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc,...

Câu 8: Nhan đề Gió lạnh đầu mùa gợi cho em những cảm xúc gì ?

Trả lời

“Gió lạnh đầu mùa” khiến em liên tưởng đến mùa đông lạnh giá ở khu vực miền Bắc Việt Nam những ngày cuối năm. Cái lạnh giá, tê buốt và có chút ẩm ướt khiên cho cái lạnh lại càng trở nên dai dẳng.

Câu 9: Bố cục của văn bản Gió lạnh đầu mùa

Trả lời

+ Phần 1: Từ đầu đến “ + Phần 1: Từ đầu đến “rơm rớm nước mắt”: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “ + Phần 2: Tiếp theo đến “ấm áp vui vui”: Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên.

+ Phần 3: Đoạn còn lại: Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo. + Phần 3: Đoạn còn lại: Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo.

Câu 10: Tầm quan trọng của chiếc áo bông cũ mà mẹ Sơn luôn nâng niu và giữ gìn trong Gió lạnh đầu mùa?

Trả lời

Chiếc áo bông cũ là chiếc áo của em gái Sơn. Em đã mất từ năm 4 tuổi. Nên mẹ Sơn rất gìn giữ và chân trọng chiếc áo.

Câu 11: Sơn và chị gái có điểm gì khác so với anh/chị em họ cùng nhà?

Trả lời

Sơn và chị gái được xem là ở gia đình khá giả lúc bấy giờ, có áo ấm để mặc. Nhưng không vì thế mà sơn khinh những đứa trẻ ngoài chợ. Trái lại Sơn và chị gái còn chơi rất vui vẻ và được những đứa trẻ ấy yêu quý. Khác hẳn so với những người anh/em họ của Sơn và Sơn cũng không thích họ

Câu 12: Các bạn nhỏ ngoài chợ chơi với Sơn có ngoài hình như thế nào?

Trả lời

Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tý, con Túc sán gần với đôi mắt ngắm nghía bộ quần áo của Sơn. Ngày rét nhưng chúng vẫn ăn mặc không khác gì ngày thường, những bộ quần áo màu nâu bạc đá vá nhiều chỗ. Nhưng chỉ hôm nay, môi chúng nó tím lại, những chỗ áo rác da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.

Câu 13: Tại sao Sơn lại lấy chiếc áo bông ở nhà đưa cho bé Hiên?

Trả lời

Sơn và chị gái gọn Hiên lại chơi nhưng con bé không giám đến gần chỉ đướng co ro bên cột quán, mặc một chiếc áo rác tả tơi, hở cả lưng và tay. Nhà Hiên rất nghèo nên, không có tiền may áo mới. Sơn động lòng nên đã lấy chiếc áo bông cho Hiên mặc

Câu 14: Sau khi cho bé Hiền chiếc áo, Sơn đã phải lo sợ điều gì?

Trả lời

Sơn lo lắng mẹ biết chuyện sẽ đánh đòn nên đã phải vội càng ra chợ tìm Hiên.

Câu 15: Phản ứng sau đó của mẹ bé Hiên và mẹ Sơn khi biết chuyện là gì?

Trả lời

Mẹ của Hiên đã mang trả lại chiếc áo cho mẹ của Sơn, và mẹ Sơn đã cho mượn tiền để mẹ Hiên đi sắm áo mới. Đồng thời cũng nhẹ nhàng dạy bảo hai chị em Sơn.

Câu 16: Em đã từng nghe về câu chuyện về những nhân vật là trẻ em gặp khó khăn trong cuộc sống hay chưa? Đó là những câu chuyện nào?

Trả lời

Em đã từng nghe và đọc những câu chuyện về nhân vật trẻ em gặp khóa khăn trong cuộc sống. Đó là chuyện: cô bé lọ lem, cô bé quàng khăn đỏ,...

Câu 17: Cảm nhận của em về nhân vật chính đấy là gì?

Trả lời

Ban đầu đều là những đứa trẻ ngây thơ và vô tư, nhưng vì một lý do nào đó lại bị hãm hại và gặp tình cảnh bất hạnh. Ví dụ như cô bé lọ lem bị dì ghẻ bắt phải làm việc vất vả, cô bé quàng khăn đỏ bị chó sói ăn thịt,...

Câu 18: Tìm hiểu chung về tác giả Hans Christian Andersen?

Trả lời

Tác giả Hans Christian Andersen (1805 - 1875) là nhà văn Đan Mạch viết truyện cổ tích cho thiết nhi. Tác phẩm của ông giàu trí tưởng tượng, lãng mạn, huyền ảo nhưng vẫn rất gần gũi với con người.

Một số tác phẩm tiêu biểu như: Nàng tiên cá, Cô bé bán diêm, Nữ thần băng giá

Câu 19: Hình ảnh cô bé bán diêm dấu hiện đầu câu chuyện như thế nào?

Trả lời

Cô bé nhỏ đầu trần, chân đi đất, Giày vải rộng mẹ để lại bị làm mất: một bị xe nghiến, một bị thắng bé lượm được, chiếc tạp dề cũ kĩ.

Câu 20:  Điều gì đã xảy ra với cô bé trong lúc đi bán diêm đêm giao thừa?

Trả lời

Người đi đường thờ ơ, vô cảm hoặc họ đang muốn nhanh chóng trở về gia đình của mình. Khiến cho cô bé không bán được hộp diêm nào. Nếu không bán được hết diên em sẽ không được về nhà.

Câu 21: Xác định thành phần của cụm danh từ sau: “Cả ba cô con gái” “Trời đông giá rét”, “mọi cửa sổ đều sáng rực ánh đèn”?

Trả lời:

 Phụ trướcTrung tâmPhụ sau
Cả ba cô con gái xinh đẹpCả bacô con gáixinh đẹp
Trời đông giá rét Trời đônggiá rét
Mọi cửa sổ đều sáng rực ánh đènMọicửa sổđều sáng rực ánh đèn

Câu 22: Cho câu sau: “Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng”, câu này có mấy cụm danh từ?

Trả lời:

Có 4 cụm danh từ:  Mỗi chiếc lá rụngmột linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng

Câu 23: Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau , đó là những cụm danh từ nào:

Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

Trả lời:

Có 4 cụm danh từ: Dòng sông Năm Căn mênh mông ; những đầu sóng trắng;  nước ầm ầm; , cá nước bơi hàng đàn đen trũi

 

Câu 24: Hai câu thơ cuối gợi cho em cảm xúc gì?

Trả lời

“Chẳng cần bay về lại/chim hót bây giờ tôi nghe đã rõ” => Tác giả đã hiểu được chân lý về tình yêu thương. Trước đây chỉ muốn vội giam giữ chim trong “chiếc lồng ý nghĩ” vì lo sợ một lúc nào đó sẽ mất đi. Nhưng giờ tác giả đã hiểu được rằng yêu thương một điều gì là để cho nó được hạnh phúc chứ không phải giữ cho riêng mình. Tự khắc lúc đó bản thân sẽ hạnh phúc theo.

Câu 25: Em ấn tượng nhất với chi tiết nào trong bài thơ “Con chào mào”? Vì sao?

Trả lời

 Em ấn tưởng với hình tượng trung tâm của bài thơ này là con chào mào, được tác giả thể hiện ngay trong tiêu đề bài thơ. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên, nghĩ tới vận vật thiên nhiên của tác giả

Câu 26: Bài thơ “Con chào mào” có điểm gì giống  với các tác phẩm còn lại (Cô bé bán diên và Gió lạnh đầu mùa) trong tuần chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”?

Trả lời

Giống bởi vì sự yêu thương và chia sẻ chúng ta không nên chỉ hiểu ở điểm yêu thương giữa người và người. Mà còn yêu thương thiên nhiên, động vật và tất cả những điều xung quanh ta. Qua chủ đề này, chúng ta sẽ học được cách yêu thương, có cái nhìn sâu sắc hơn về tình yêu và đặc biệt mở rộng ra khái niệm yêu thương trong tâm hồm mình. Biết yêu thương cha mẹ, mọi người xung quanh mà còn phải phát triển tình yêu với thiên nhiên và sự vật khác.

Câu 27:  Viết đoạn văn (5 - 7 câu) miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp mà em muốn lưu giữ mãi trong khí ức của mình ?

Trả lời

Đất nước Việt Nam đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp, từ những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn cho đến những cánh đồng lúa vàng óng trải dài tít tắp… Một trong số những cảnh đẹp đó mà em không thể không nhắc đến vùng núi Sa Pa tuyệt đẹp. Nằm thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Ngắm nhìn Sa Pa em cảm nhận thấy được ở đây có rất nhiều những dãy núi cao thấp ẩn hiện trập trùng trong sương cùng với đó là những rừng đào bạt ngàn trải dài đến tận đường chân trời. Khi đặt chân đến đây thì du khách có thể tới thăm những làng dân tộc trong vùng và giao lưu với người dân bản địa. Ngắm nhìn quang cảnh ở Sa Pa thoạt nhìn rất giống phong cảnh của các nước Tây Âu và đây thực sự là một địa điểm du lịch hút khách. Không chỉ thể khí hậu nơi đây còn rất trong lành và mát. Em cảm thấy tự hào và yêu quý thiên nhiên cũng như quê hương mình hơn khi được ngắm nhìn những cảnh đẹp như vậy

Câu 28: Tìm ba cụm tính từ trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa và hãy tạo ra cụm tính từ khác.

Trả lời

Một cụm tính từ trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa: Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?

Cụm tính từ khác:  Tuy tôi và nó đã nhiều năm không gặp, nhưng tôi vẫn quý nó rất nhiều

Câu 29: Hãy viết một đoạn văn (5 - 7 câu) có sử dụng một cụm tính từ viết về chi tiết em yêu thích nhất trong tác phẩm Gió lạnh đầu mùa

Trả lời

Hình ảnh những đứa trẻ ngoài chợ và bé Hiên với những bộ quần áo rác tả tơi, da thịt tím bần lại vì lạnh đã để lại cho em một ấn tượng thật khó phai. Cái giá lạnh vào thời điểm cuối năm đã tô điểm thêm cho hình ảnh khó khăn của Việt Nam một thời bấy giờ. Để lại cho lòng em một niềm thương cảm sâu sắc cũng như biết ơn và quý trọng sự đủ đầy về vật chất, được đi học, mặc quần áo đẹp và thấy thương hơn bố mẹ mình.

Câu 30: Theo em đây là cái kết của câu chuyện (Cô bé bán diêm đã chết trong buổi tối đêm giáng sinh) là cái kết có hậu hay bất hạnh? Vì sao?

Trả lời

Cái kết của câu chuyện "Cô bé bán diêm đã chết trong buổi tối đêm giáng sinh" là một cái kết có phần có hậu. Vì cô bé đã phải trải qua cuộc sống khó khăn. Sự ra đi này cũng là một cách để cô bé trở về với người bà trên trời của cô và được yêu thương như ban đầu. Là cái kết có hậu cho cô bé, nhưng sẽ để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay