Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối Ôn tập bài 4 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 4(P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 4. QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU (PHẦN 1)

Câu 1:Từ hoán dụ là gì? Cho ví dụ một câu có từ hoán dụ?

Trả lời

Hoán dụ là biện pháp gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.

Ví dụ: 

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

                                                   (Tố Hữu)

Hai câu thơ trên tác giả đã vận dụng biện pháp hoán dụ, dùng hình ảnh "áo nâu" để chỉ người nông dân và hình ảnh "áo xanh" để chỉ người "công nhân", đề cao sức mạnh đoàn kết của hai giai cấp. Đồng thời, hình ảnh "nông thôn" nhằm chỉ những người ở vùng nông thôn còn hình ảnh "thị thành" dùng để chỉ những người sống ở thị thành.

Câu 2: Tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ trong câu

“Áo chàm được buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

(Tố Hữu, Việt Bắc)

Trả lời

Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” là chỉ những người dân tộc miền núi phía bắc trong buổi chia tay với cán bộ cách mạng về xuôi. Màu chàm tô đậm nỗi buồn chia tay, lưu luyến của người dân tộc khi tiễn cán bộ. Từ đó khẳng định tình quân dân thắm thiết. Ngoài ra biện pháp hoán dụ còn làm cho câu thơ chân thật và sinh động hơn.

Câu 3:  Tìm phép hoán dụ và phân tích trong những câu thơ sau:

“Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

    (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

Trả lời

Hình ảnh “trái tim” ở đây là phép hoán dụ, được tác giả Phạm Tiến Duật sử dụng để nói về những người lính, bộ đội lái xe trên đường Trường Sơn. Đây cũng là một hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa cao đẹp, nói lòng yêu nước nồng nàn, lòng thủy chung son sắc và ý chí chiến đấu mãnh liệt, anh dũng của những chiến sĩ.

Câu 4: Tìm hiểu về tác giả Thép Mới

Trả lời

Thép mới (1925 - 1991) là nhà văn, nhà báo nổi tiếng. Tác phẩn của ông giàu chất trữ tình, cảm hứng nổi bật là ca ngơi tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

 

Câu 5: Nêu khái quát nội dung của tác phẩm Cây tre Việt Nam bằng cách điềm vào bảng những thông tin phù hợp?

Trả lời

Từ Cây tre là bạn thân của nông dân đến chí kí như ngườiTừ nhà thơ đã có lần ca ngợi đến tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre...Từ Điệu múa sạp tre có từ ngày chiến thắng Điện Biên đến hết
Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam.Sự gắn bó của tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống con người Việt Nam.Cây tre là tượng trưng cho tâm hồn và khí chất con người Việt Nam. 

Câu 6: Tóm tắt nội dung của văn bản Cây tre Việt Nam

Trả lời

Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam. Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (đặc biệt là người nông dân) trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.

Câu 7: Đọc tên bài thơ Chuyện cổ tích nước mình em có hiểu gì về nội dung bài thơ muốn truyền tải?

Trả lời

Tác giả muốn truyền tải tình yêu  chuyện cổ của nước mình tới mọi người và cho đọc giả thấy được cách nhìn mới mẻ về chuyện cổ tích thông qua bài thơ

Câu 8: Thể thơ của Chuyện cổ tích nước mình là gì?

Trả lời

Thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao, dân ca 

Câu 9: Em hiểu quê hương là gì?

Trả lời

Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, con người sẽ mang những nét văn hóa đặc trưng của riêng biệt địa phương ta sinh sống

Câu 10: Nếu được giới thiệu quê hương của mình em sẽ nói về điều gì?

Trả lời

Quê hương em có đặc sản là : Bánh đậu xanh (Hải Dương), Nem Chua (Thanh Hóa),....

Địa danh nổi tiếng: Suối Lê nin, thung lũng hoa giã quỳ,...

Câu 11: Tác giả của chùm ca dao về quê hương là ai?

Trả lời

Tác gia của cao dao nói chung và cao dao về quê hương nói riêng là  của tập thể nhân dân lao động, thường bắt nguồn từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, những buổi lao động, những kinh nghiệm được đúc kết,…

Câu 12: Đặt 2 câu với từ đa nghĩa?

Trả lời

Ví dụ với từ: đi

Tôi đi học cùng bạn Lan

Bác Hồ ra đi tìm được cứu nước

Câu 13: Trong câu sau câu nào chứa từ “nặng” không đồng nghĩa với các từ “nặng” trong các câu khác?

A, Con gà này nặng ba cân

B, Câu hò vang vọng, nặng tình nước non

C, Tiếng này dấu ngã chứ không phải dấu nặng

D, Giọng nói nghe rất nặng

Trả lời

Câu C, Tiếng này dấu ngã chứ không phải dấu nặng

Câu 14: Phân tích phương pháp hoán dụ trong những câu thơ dưới đây:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người đá cũng thành cơm. ”

Trả lời

Ở đây, “bàn tay” là để ám chỉ người lao động. Hình ảnh bàn tay ở đây cũng chính là bàn tay của người lao động, đây chính là mối quan hệ giữa một bộ phận và cái toàn thể.

Câu 15: Cho những câu sau, chỉ ra kiểu hoán dụ được sử dụng trong câu:

1. “Họ là chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.”

(Nguyễn Tuân)

2. “Nhân danh ai – Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài.”

(Emily con – Tố Hữu)

Trả lời

1. Biện pháp hoán dụ dùng trong câu là hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể, hình ảnh “tay sào”, “tay chèo” là chỉ tới người lái đò.

2. Biện pháp tu từ hoán dụ sử dụng trong câu là hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để nói về chính sự vật đó. “Tuổi thanh xuân” là để chỉ tuổi trẻ.

Câu 16: Các từ ngữ in đậm trong những câu sau có ý nghĩa hoán dụ. Em hãy giải thích nghĩa của các từ ngữ đó:

  • a. Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên chiếc giường tre, tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.
  • b. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
  • c. Thị thơm thì giấu người thơm/Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.
    • a. Nhắm mắt xuôi tay: lìa đời, chết đi, về cõi vĩnh hằng.
    • b. Mái nhà tranh, đồng lúa chín: hình ảnh quen thuộc, biểu trưng cho làng quê Việt Nam
    • c. Áo cơm cửa nhà: cuộc sống chân chất, giản đơn, giản dị của con người Việt Nam.

Câu 18: Những từ ngữ trong văn bản biểu đạt đặc điểm của cây tre?

Trả lời

- Xanh tốt, thẳng, tươi, vững chắc, cứng cáp, dẻo dai,… - Xanh tốt, thẳng, tươi, vững chắc, cứng cáp, dẻo dai,…

- Giản dị, thanh cao, nhũn nhặn, ngay thằng, thủy chung, can đảm, bất khuất,… - Giản dị, thanh cao, nhũn nhặn, ngay thằng, thủy chung, can đảm, bất khuất,…

 

Câu 19: Khung cảnh, cuộc sống và văn hoá Việt Nam được miêu tả gắn bó với cây tre qua những chi tiết nào?

Trả lời

- Trong lao động, sản xuất: - Trong lao động, sản xuất:

Ø  Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn.

Ø  Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

Ø  Tre là cánh tay của người nông dân.

Ø  Tre vất vả mãi với người: cối xay tre nặng nề quay.

Ø  Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày.

Ø  Tre buộc chặt những tình cảm chân quê.

Ø  Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già.

Ø  Tre chung thủy...

- Trong chiến đấu: tre là tất cả, tre là vũ khí - tre xung phong vào xe tăng, đại bác, tre giữ làng, giữ nước, tre hi sinh để bảo vệ con người. - Trong chiến đấu: tre là tất cả, tre là vũ khí - tre xung phong vào xe tăng, đại bác, tre giữ làng, giữ nước, tre hi sinh để bảo vệ con người.

=> Tre gần gũi, gắn bó với đời sống con người.

Câu 20: Có những biện pháp tư từ nào được sử dụng trong bài thơ Chuyện cổ tích nước mình? Nêu tác dụng của biện pháp đó?

Trả lời

Sử dụng từ láy: hỗ trợ nhấn mạnh ý nghĩa cho câu.

Biện pháp tu từ so sánh: làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Biện pháo tu từ điệp từ, điệp cấu trúc: Mang các mục đích nhấn mạnh, thể hiện đặc điểm, tính chất hay mức độ của cảm xúc. Giúp khắc hoạ rõ nét hình ảnh và cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm

Câu 21: Giải thích từ ngữ : Độ trì, độ lượng, đa tình, đa mang?

Trả lời

- Độ trì: cứu giúp, hỗ trợ người khác  - Độ trì: cứu giúp, hỗ trợ người khác

- Độ lượng: là đức tính tốt , giàu lòng khoan dung , rộng lượng dễ tha thứ - Độ lượng: là đức tính tốt , giàu lòng khoan dung , rộng lượng dễ tha thứ

- Đa tình: giàu tình cảm - Đa tình: giàu tình cảm

- Đa mang: ràng buộc mình với nhiều bận tâm và lo lắng - Đa mang: ràng buộc mình với nhiều bận tâm và lo lắng

Câu 22: Trong bài thơ Chuyện cổ tích nước mình có gợi lên bóng dáng cuả những câu chuyện cổ tích nào?

Trả lời

 - Tấm Cám (Thị thơm… áo cơm cửa nhà)

 - Đèo cãy giữa đường (Đèo cày… chẳng ra việc gì)

 - Sự tích trầu cau (Đậm đà… nặng sâu tình người)

 - Cây tre trăm đốt, Cây khế, Thạch Sanh,… (Ở hiền… tiên độ trì)

Câu 23: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:

a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu.

b) Bò kéo xe - 2 bò gạo - cua bò.

c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.

Trả lời

a) Đậu tương: đậu chỉ tên 1 loại đậu

Đất lành chim đậu: đậu chỉ hành động đứng trên mặt đất của loài chim

Thi đậu: đậu chỉ việc thi đỗ vào nguyện vọng mong muốn

b) bò kéo xe: bò chỉ con bò

2 bò gạo: bò chỉ đơn vị đo lường (đấu, long, nắm...)

cua bò: bò chỉ hành động di chuyển trên mặt đất bằng chân

c) sợi chỉ: chỉ là đồ vật dạng sợi dài, mảnh để may vá

chiếu chỉ: chỉ là thông báo của nhà vua viết trên giấy

chỉ đường: chỉ là hành động hướng dẫn, cung cấp thông tin cho người khác

chỉ vàng: chỉ là đơn vị đo lường khối lượng vàng

 

Câu 24: Với mỗi từ, hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm: chiếu, kén, mọc.

Trả lời

TừĐặt câu
chiếuBố em đang lắp chiếc máy chiếu trước sân cho cả nhà cùng xem đá bóng.
Mẹ em đang lựa chọn một chiếc chiếu thật đẹp để trải trước sân để cả nhà ăn cơm 
kénBà nội cẩn thận xếp từng chiếc kén tằm vào rổ.
Dì Trang là người rất kén chọn, mãi mà vẫn chưa mua được chiếc váy ưng ý. 
mọcMấy hạt giống bà vừa gieo hôm qua, nay đã mọc mầm lên rồi.
Thấy chú Dương nhiệt tình mời mọc mãi, bà Tư cũng đồng ý sang chơi. 

 

Câu 25: Việt một đoạn văn (5 - 7 câu) có sử dụng 1 từ hoán dụ về chủ đề: Cảm nhận của em về hình tượng cây tre trong văn học Việt Nam ?

Trả lời

Cây tre trong văn học Việt Nam là một biểu tượng tượng trưng cho sự mạnh mẽ và kiên cường. Trong văn học Việt Nam cây tre được miêu tả với hình dáng thon gọn và đứng vững của cây tre, em cảm nhận được sự bền bỉ và sức sống mãnh liệt. Cây tre cũng thể hiện sự linh hoạt và khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh, như một nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn Việt Nam. Hình tượng cây tre còn đại diện cho sự kết nối giữa con người và thiên nhiên, như một sợi dây liên kết chặt chẽ giữa hai thế giới. Tre dùng để đắp lũy xây thành, là vũ khí từ thửa Thánh Gióng đánh giặc, giữa cho làng xóm được bình yên và an toàn sau lũy tre xanh. Cây tre đã trở thành một biểu tượng quen thuộc trong văn học Việt Nam, gợi lên những cảm xúc sâu sắc và ý nghĩa về cuộc sống và tình yêu đất nước.

( làng xóm – Từ hoán dụ người nông dân là mối quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng)

 

Câu 26: Theo em, khi đời sống ngày nay , sắp thép nhiều hơn tre nứa, thì cây tre có còn là hình ảnh thân thuộc với đất nước Việt Nam và con người hay không?

Trả lời

 Khi cuộc sống con người đã trở nên hiện đại hơn, sắt thép xi măng đã dần thay thế cho tre. Nhưng không vì thế mà tre mất đi vị thế của mình. Tre vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, được tác giả diễn đạt thật tinh tế qua hình ảnh “măng mọc” , tiếng sáo diều vi vút… ca ngợi sự gắn bó thủy chung, son sắt của tre với con người.

Câu 27: Theo em làm thế nào để hình tượng cây tre được truyền lại tới các thế hệ sau về ý nghĩa và tạo được cảm giác thân thuộc khi ngày nay cây tre không còn xuất hiện nhiều?

Trả lời

Như tác giả cũng đề cập là hình ảnh cây vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, trong cách tác phẩm văn học. Ngoài ra việc lưu giữ và trồng những khóm tre xung nhỏ ở khuôn viên trường cũng là một điều rất thú vị. Như thế cây tre sẽ xuất hiện trong hành trình đi học của các học sinh. Điều được truyền tải qua sách vở, hình ảnh là rất cần thiết nhưng tốt hơn sẽ tạo cơ hội cho học sinh và thế hệ sau được nhìn thấy cây tre ngay từ những ngày còn đi học.

Câu 28: Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và biện pháp tu từ trong văn bản là gì?

Trả lời

- Lớp ngôn ngữ giàu chất thơ với nhịp điệu phong phú, biến hóa linh hoạt, phù hợp với nội dung bài viết.  - Lớp ngôn ngữ giàu chất thơ với nhịp điệu phong phú, biến hóa linh hoạt, phù hợp với nội dung bài viết.

- Hệ thống điệp từ, điệp ngữ (Cây tre, tre)  - Hệ thống điệp từ, điệp ngữ (Cây tre, tre)  chia làm nhiều câu văn ngắn tạo nên không khí sục sôi, hào hùng trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp.

- Ngoài ra còn có những lời bình giàu hình ảnh, gợi ra khung cảnh làng quê êm đềm. Giọng điệu dịu dàng kết hợp với các câu văn trữ tình (ca dao, câu thơ) hòa quyện với nhau tựa như một khúc hát ru tha thiết. - Ngoài ra còn có những lời bình giàu hình ảnh, gợi ra khung cảnh làng quê êm đềm. Giọng điệu dịu dàng kết hợp với các câu văn trữ tình (ca dao, câu thơ) hòa quyện với nhau tựa như một khúc hát ru tha thiết.

Câu 29: Phân tích câu thơ “Nhưng bao chuyện cổ trên đời/ Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”?

Trả lời

Câu thơ khẳng định rằng, với tính chất đồ sộ của nền văn học cổ tích Việt Nam nói riêng và có tất cả các câu chuyện cổ tích thế giới nói chung luôn là những kinh nghiệm sống, bài học về đạo đức từ ngàn đời xưa nhắc nhở người hậu thế là người phải có cái “tâm”, lương tâm con người phải được đặt lên hàng đầu. Sống có đạo đức và trách nhiệm, học cách nào người trước sau đó mới học kiến thức sau.

Câu 30: Hình ảnh và màu sắc quê hương được tái hiện lại trong bài thơ như thế nào?

Trả lời

Quê hương được tái hiệu lại trong bài thơ vô cùng sống động và đầy màu sáng. Mang hơi hướng bình dị, yên ả đậm đà một hình ảnh nông thôn ở Việt Nam với “Vàng trong nắng, trắng trong mưa/Con sông chảy có rặng dừa soi nghiêng”. Các câu chuyện cổ tích muôn màu của nước ta được tái hiện là lấy cảm hứng ở quê hương , tạo nêm một kho tàng cổ tích đồ sộ như bây giờ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay