Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối Ôn tập bài 4 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 4(P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 4. QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU (PHẦN 2)

Câu 1: Tìm hiểu về tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ

Trả lời

Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949  quê ở Quảng Bình. Thơ của bà thường nhẹ nhàng, đằn thắm trong trẻo , thể hiện một tâm hồn tinh tế và giàu yêu thương

Câu 2: Theo em hiểu chuyện cổ tích là gì? Nước ta có những chuyện cổ tích nào mà em biết?

Trả lời

Truyện cổ tích là thể loại văn học dân gian tập hợp những câu chuyện hư cấu, được kể dưới dạng truyện ngắn xảy ra trong đời sống thường ngày của con người, kết hợp với màu sắc huyền ảo kết hợp với trí tưởng tượng nhằm thể hiện ước nguyện có được cuộc sống an vui, công bằng của con người. Đặc điểm của truyện cổ tích chính là sự xuất hiện của các yếu tố kì ảo như phép màu, thần linh nhằm phản ánh niềm tin của con người vào luật nhân quả, rằng ở hiền thì sẽ gặp lành, và kẻ ác sẽ bị trừng trị.

Các chuyển cổ tích em biết:

+ Trong nước: Tấm Cám, Sọ Dừa, Ăn khế trả vàng, cây tre trăm đốt,... + Trong nước: Tấm Cám, Sọ Dừa, Ăn khế trả vàng, cây tre trăm đốt,...

+ Nước ngoài: Cô bé Quàng Khăn Đỏ, Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, Cô lé lọ lem, Jack và Cây đậu thần,... + Nước ngoài: Cô bé Quàng Khăn Đỏ, Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, Cô lé lọ lem, Jack và Cây đậu thần,...

Câu 3: Bố cục bài thơ Chuyện cổ tích nước mình có thể chia là mấy phần?

Trả lời

 + Phần 1: Từ đầu đến “đa mang”: Tình cảm của tác giả đối với chuyện cổ, ca ngợi tinh thần nhân hậu, ăn ở hiền lành mà chuyện cổ chứa đựng. 

 + Phần 2: Đoạn còn lại: Những bài học mà ông cha để lại trong chuyện cổ.  

Câu 4: Cảm nhận của em về tình người đẹp đẽ mà bài thơ Chuyện cổ tích nước mìnhđã bộc lộ là gì?

Trả lời

Đó là đức tính  nhân hậu, sâu xa, yêu thương, hiền lành, công bằng, thông minh, độ lượng, giàu tình cảm, đa mang,…Là những đặc điểm tính cách mang đậm chất của con người, dân tộc Việt. Qua đó em thấy yêu thương và trân trọng hơn quê hương , con người, văn hóa của dân tộc mình

Câu 5: Từ đồng âm là gì? Cho ví dụ về từ đồng âm

Trả lời

Từ đồng âm là loại từ có cách phát âm, cấu tạo âm thanh giống nhau hoặc trùng nhau về hình thức viết, nói, đọc nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm có thể là từ tiếng Việt hoặc Hán Việt và rất dễ nhầm với từ nhiều nghĩa vì có cấu tạo từ và âm như nhau.

Ví dụ: Má tôi đi chợ mua rau má => Ở đây, từ "má" đầu tiên là từ chỉ người, nghĩa là mẹ, còn từ "má" thứ hai là từ chỉ một loại rau. Hai từ "má" có sự giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn.

Câu 6: Đặt 2 câu có từ đồng âm ?

Trả lời

Ví dụ từ đồng âm : cốc

Em bị cốc đầu

Cái cốc bị vỡ

Câu 7: Từ đa nghĩa là gì? Cho ví  dụ  về từ đa nghĩa?

Trả lời

Từ đa nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Đây là hiện tượng có thể thấy được ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.Trong tiếng Việt, các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Nói cách khác, một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa.

Ví dụ: Với từ "ăn"

●      Ăn cơm: cho đồ ăn vào cơ thể để nuôi sống

●      Ăn cưới: Ăn cỗ nhân dịp đám cưới

●      Ăn ảnh: Vẻ đẹp được thể hiện ở trong ảnh

Như vậy, từ "ăn" sử dụng trong những ngữ cảnh khác nhau và kết hợp với những từ ngữ khác nhau thì sẽ mang nghĩa khác nhau.

Câu 8: Xếp các câu có chữ “canh” trong những câu sau vào hai cột đã cho

1, Người về chiếc bóng năm canh

2, Công an đang triệt phá các canh bạc

3, Bát canh này thật ngon

4, Họ canh đê phòng lụt

5, Nhân viên viện y học cổ truyền đang canh thuốc

Trả lời

“Canh” có nét nghĩa thời gian“Canh” có nét nghĩa khác

1, Người về chiếc bóng năm canh

2, Công an đang triệt phá các canh bạc

3, Bát canh này thật ngon

4, Họ canh đê phòng lụt

5, Nhân viên viện y học cổ truyền đang canh thuốc

Câu 9: Từ canh là từ đa nghĩa có mối liên hệ về nghĩa như thế nào?

Trả lời

Từ canh theo mối quan hệ từ đa nghĩa là cùng một từ sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau tùy vào bối cảnh của câu có chứa từ đó

Câu 10: Từ canh là từ đồng âm có mối quan hệ về nghĩa với nhau không?

Trả lời

Từ canh theo mối quan hệ từ đồng âm là từ các từ canh riêng biệt giống nhau về mặt âm tiết nhưng khác nhau về mặt nghĩa. Không cần đặt trong bối cảnh nào cả, chỉ đứng một mình ta vẫn có thể hiểu được nghĩa của nó.

Câu 11: Giải thích một số từ ngữ trong văn bản: nhũn nhặn, đánh chắt, tầm vông, thành đồng Tổ Quốc.

Trả lời

- Nhũn nhặn: Khiên tốn, nhùn nhường, ở bài học thì nói về màu xanh bình dị, tươi mát mà không quá rực rỡ của cây tre - Nhũn nhặn: Khiên tốn, nhùn nhường, ở bài học thì nói về màu xanh bình dị, tươi mát mà không quá rực rỡ của cây tre

- Đánh chắt: là trò chơi dân gian của trẻ em, hay còn gọi là chuyền thẻ, chơi chuyền. Dùng một số que trải ra đất rồi tung một hòn sỏi hoặc quả nhỏ lên rồi lượn lấy quê tre và vật tung lên. Trò chơ rèn luyện sự nhanh nhẹn và khéo léo - Đánh chắt: là trò chơi dân gian của trẻ em, hay còn gọi là chuyền thẻ, chơi chuyền. Dùng một số que trải ra đất rồi tung một hòn sỏi hoặc quả nhỏ lên rồi lượn lấy quê tre và vật tung lên. Trò chơ rèn luyện sự nhanh nhẹn và khéo léo

- Tầm vông: loài tre thân nhỏ, cứng, đặc, không có gai thường dùng làm gậy - Tầm vông: loài tre thân nhỏ, cứng, đặc, không có gai thường dùng làm gậy

- Thành đồng Tổ quốc: danh hiệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tăng cho Nam Bộ trong cuộc chiến đấu bảo vệ tự do, độc lập  - Thành đồng Tổ quốc: danh hiệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tăng cho Nam Bộ trong cuộc chiến đấu bảo vệ tự do, độc lập

Câu 12: Tác giả khẳng định “Cây tre mang đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” vì sao?

Trả lời

Hình ảnh cây  tre gắn bó với con người chặt chẽ trong đời sống tinh thần lẫn vật chất và đắc biệt tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. Thế nên vẻ đẹp, khí chất của tre cũng là của dân tộc chúng ta.

Câu 13: Ca dao thường được viết theo thể loại nào?

Trả lời

Ca dao thường được viết theo thể lục bát nhịp nhành và biểu cảm. Đây là đặc trưng nổi bật trong ca dao Việt Nam

Câu 14: Xác định cách gieo vần, nhắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong 2 bài ca dạo đầu?

Trả lời

Được xác đinh cách gieo vần là :

+ Câu 6 chữ: (T) (B) + Câu 6 chữ: (T) (B)

+ Câu 8 chữ: (T) (B) (B) + Câu 8 chữ: (T) (B) (B)

Câu 15: Bài ca dao số ba được viết theo thể loại nào? Chỉ ra tính chất của thể loại đó trong bài ca dao?

Trả lời

Bài ca dao số 3 được viết theo kiểu: Lục bát biến thể

- Hai dòng đầu có số tiếng là 8. - Hai dòng đầu có số tiếng là 8.

- Vần gieo không đúng:  - Vần gieo không đúng: Sình ≠ chênh ≠ tình

- Tiếng thứ 6 dòng 8 thứ hai thanh trắc:  - Tiếng thứ 6 dòng 8 thứ hai thanh trắc: ngã 

Câu 16: Bài ca dao số 3 sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu hiệu quả và tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Trả lời

- Điệp từ: Đò => Nhấn mạnh, là nổi bật các tên địa danh được chỉ đừng sau - Điệp từ: Đò => Nhấn mạnh, là nổi bật các tên địa danh được chỉ đừng sau

- Phép liệt kê: bài ca dao đã liệt kê một loạt các địa danh nổi bật tại Huế (Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, Ngã ba Sình) giúp bài ca dao thêm sinh động và đa dạng  - Phép liệt kê: bài ca dao đã liệt kê một loạt các địa danh nổi bật tại Huế (Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, Ngã ba Sình) giúp bài ca dao thêm sinh động và đa dạng

Câu 17: Cảm xúc của em về bài ca dao thứ nhất?

Trả lời

Bài ca dao để lại trong ta ấn tượng tuyệt vời về Thăng Long với nhiều địa danh và đặc điểm văn hóa nổi bật.  Nó giúp ta yêu hơn tự hào hơn, về kinh đô ngàn năm văn hiến. Bài ca dao mang vẻ đẹp cổ điển hoa lệ như một bài cổ thi trác tuyệt.

Câu 18: Ba bài ca dao nói về cảnh sắc, con người ở ba vùng miền dọc theo đất nước. Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?

Trả lời

3 bài cao dao đã giúp cho ta nhận thức được cái đẹp cái toàn mĩ của quê hương, đất nước bằng cả trái tim của mình. Đó là vẻ đẹp của hơn một nghìn năm văn hiến tại thủ đô, hay khung cảnh thiên nhiên tại vùng Đông Bắc nước ta và sự dịu dàng của nét đẹp tại Huế. Mỗi địa danh cụ thể lại là một đại điện tiêu biểu choa 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam.  Tình yêu đất nước trong các câu ca dao không sôi nổi nhưng lại dạt dào như mạch suối ngầm chảy âm ỉ, chảy mãi, niềm tự hào về non sông đất nước được khơi gợi qua từng câu chữ, nét bút.

Câu 19: Xứ Huế được miêu tả như thế nào qua bài ca dao thứ 3. Em có cảm nhận gì về bài ca dao này?

Trả lời

 Huế là một miền đất có một cảnh quan thơ mộng, xinh đẹp. Mỗi địa danh ( Chợ Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình), tất cả đều có một giòng chảy của ca dao. Cách miêu tả đã làm cho khung ảnh Huế trở nên sinh động, nên thơ, đậm đà hơn bao giờ hết (Lờ đờ bóng ngả chăng nghênh), và nó đi vào trong tâm thức của con người.

Câu 20: Với mỗi từ, hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm: Giá, đậu, bò, kho, chín.

Trả lời

Giá: Đói bụng, thằng Hùng cứ ước giá mà có một đĩa giá xào ở đây thì ngon biết mấy.

Đậu: Mẹ nấu cho anh một bát xôi đậu đỏ để cầu mong anh may mắn thi đỗ vào trường yêu thích.

Bò: Em bé cố sức bò về phía chú bò làm bằng bông dì Trang tặng.

Kho: Đang kho dở nồi cá, mẹ bỗng đi vội ra phía nhà kho để lấy thêm củi.

Chín: Ngoài vườn, bé đếm được có chín quả xoài đã chín vàng ươm.

Câu 21: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân) trong các dòng thơ sau:

  • a. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)
  • b. Tháng Tám mùa thu xanh thắm. (Tố Hữu)
  • c. Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du)
  • d. Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên)

e. Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu)

Trả lời

a. Xanh ngắt: Xanh một màu xanh trên diện rộng.

b. Xanh tươi: Xanh tươi đằm thắm.

c. Xanh rì: Xanh đậm và đều như màu của cây cỏ rậm rạp.

d. Xanh biếc: Xanh lam đậm và tươi ánh lên.

e. Xanh mướt: Xanh tươi mỡ màng

Câu 22: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại:

a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.

b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn.

Trả lời

a) Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: Tổ tiên

b) Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: quê mùa

Câu 23: Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:

a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.

b) Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.

c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.

Trả lời

a) Thợ cấy, thợ cày, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân là các từ chỉ nông dân → Từ lạc: thợ rèn

b) Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội là các từ chỉ công nhân và người sản xuất thủ công nghiệp → Từ lạc: thủ công nghiệp

Câu 24: Viết một đoạn văn có sử dụng hai từ đồng âm với nhau liên quan đến chủ đề: Quê hương - Đất nước

Trả lời

Tình yêu quê hương và đất nước trong tôi luôn gắn liền với những kỷ niệm đẹp, những nụ cười và nỗi nhớ về những người thân yêu. Tôi nhớ đến những lần đi dạo bên bờ sông, những buổi chiều cùng bạn bè trên cánh đồng lúa, những bữa cơm gia đình đầm ấm và những trận đấu bóng đá với đội bóng làng. Là được bà chiều chuộng mua cho những thức quà ăn vặt ngon mỗi khi đi chợ về. Hình ảnh đó luôn khắc sâu trong tâm trí em, đó là nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi tôi học hỏi và trưởng thành. Tuy đất nước và quê hương của chúng ta cũng là nơi đang trải qua những giai đoạn khó khăn và khắc nghiệt khác nhau. Nhưng en tn với tình yêu và sự gắn bó của những con người yêu nước, đất nước của chúng ta đã vượt qua mọi khó khăn để trở thành một quốc gia phát triển và đầy tiềm năng.

Câu 25: Cảm nhận của em về câu nói “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”?

Trả lời

Câu văn như một lời khẳng định chắc nịch về mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, lâu bền của tre với con người. Để làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của tre, tác giả đã đặt nó trong muôn ngàn cây cối khác nhau, nhưng tre luôn giữa một vị trí đặc biệt quan trọng: “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa”. Cũng bởi vậy mà tre có mặt ở khắp mọi nơi: “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn” . Câu văn nhịp nhàng kết hợp với biện pháp liệt kê đã cho thấy sự thân thuộc, gần gũi của tre với đời sống con người.

Câu 26: Em đã từng thấy cây tre ngoài đời hay chưa? Hãy phân tích điểm giống của cây tre và khí chất của con người Việt?

Trả lời

Tác giả đã dẫn chứng trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc: “Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người”. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quý khác thẳng thắn, bất khuất: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam. Từ truyền thuyết cây tre đằng ngà cùng anh hùng làng Gióng đánh tan giặc Ân, đến câu ca dao: “Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què!”. Cho tới cuộc kháng chiến chống Pháp... cây tre rất xứng danh anh hùng bất khuất, như dân tộc Việt Nam bất khuất anh hùng.

Câu  27: Hãy sưu tập thêm một số bài ca dao về chủ đề quê hương đất nước?

Trả lời

1.Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

2.Ruộng đồng mặc sức chim bay,
Biển hồ lai láng, cá bầy đua bơi.

3.Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh,
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay.

4.Quê em có gió bốn mùa,
Có trăng giữa tháng, có Chùa quanh năm.
Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm,
Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi.

Câu 28:  Tác dụng của từ “Mặt gương Tây Hồ”?

Trả lời

Là biện pháp tu từ ẩn dụ được vận dụng thần tình, vẽ nên một cảnh sắc tuyệt đẹp: “mặt gương Tây Hồ”  tĩnh lặng, bao la, nước trong xanh, phẳng như một tấm gương khổng lồ.

Câu 29: Những địa điểm, vùng miền nào được nhắc tới trong những câu ca dao và đặc điểm của từng vùng miền đó là gì?

Trả lời

- Câu ca dao một: Trấn Võ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ ở khu vực phía Bắc co đặc điểm chung là nhiều nét văn hóa đa dạng và mang sắc thái riêng nhẹ nhàng, trang nghiêm và cổ kính lâu đời  - Câu ca dao một: Trấn Võ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ ở khu vực phía Bắc co đặc điểm chung là nhiều nét văn hóa đa dạng và mang sắc thái riêng nhẹ nhàng, trang nghiêm và cổ kính lâu đời

- Câu ca dao hai: Lạng Sơn, sông Tam cờ đại điẹn cho phía Đông Bắc tổ quốc, với phong cảnh núi non trập trùng , thiên nhiên tươ đẹp - Câu ca dao hai: Lạng Sơn, sông Tam cờ đại điẹn cho phía Đông Bắc tổ quốc, với phong cảnh núi non trập trùng , thiên nhiên tươ đẹp

- Câu ca dao ba: nói về các địa danh nổi tiếng tại xứ Huế (Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sinh) cảnh vật nên thơ và trữ trình của miền Trung Việt Nam  - Câu ca dao ba: nói về các địa danh nổi tiếng tại xứ Huế (Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sinh) cảnh vật nên thơ và trữ trình của miền Trung Việt Nam

Câu 30: Viết một bài văn cảm nhận chung của em về toàn bài thơ Chuyện cổ tích nước mình?

Trả lời

Lâm Thị Mỹ Dạ là nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về những câu chuyện cổ.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã bộc lộ tình yêu với chuyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện giàu giàu giá trị nhân văn cao đẹp. Những câu chuyện cổ thể hiện tình người rộng lớn. Đặc biệt là triết lý sống “ở hiền gặp lành” là điều khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng:

“Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì”

Những câu chuyện cổ còn là sợi dây gắn kết giữa thế hệ trước và thế hệ sau:

“Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Trên hành trình của cuộc sống, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang để khám phá cuộc sống. Không chỉ vậy, những nét phong tục tập quán, phẩm chất đạo đức của ông cha còn được gửi gắm trong mỗi câu chuyện. Giúp ta hiểu thêm về con người, quê hương và đất nước trong quá khứ. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Và đó chính là sợi dây kết nối giữa ông cha với con cháu.

Nhưng không chỉ vậy, những câu thơ còn gợi nhắc về hình ảnh những nhân vật trong truyện cổ tích:

“Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”

Đó là anh chàng hiền lành được ông bụt giúp đỡ với câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” để có được vợ đẹp trong Cây tre trăm đốt. Người em cần cù, trung hậu được con chim đền đáp để có được cuộc sống hạnh phúc hay người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển trong truyện “Cây khế”. Còn cả chàng Thạch Sanh được thần tiên phù trợ mà trở nên võ nghệ cao cường, giết chết chằn tinh, bắn đại bàng và có đàn thần để lùi giặc; ngược lại Lí Thống độc ác, gian xảo đã bị trừng trong truyện Thạch Sanh. Câu chuyện cô Tấm trải qua biết bao nhiêu lần hóa kiếp, cuối cùng từ quả thị bước ra trở lại làm người… Tất cả đã chứng minh cho triết lí sống “ở hiền gặp lành”.

Những câu chuyện cổ đã giúp cho ta hiểu rõ về những lời dạy dỗ của ông cha:

“Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.
Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.
Nhưng bao chuyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”

Chuyện cổ nước mình đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ.

Khi đọc thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay