Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối Ôn tập bài 5 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 5 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 5. NHỮNG NẺO ĐƯỜNG XỨ SỞ (PHẦN 2)

Câu 1: Văn bản Tô Cô có những đặc điểm gì của thể kí?

Trả lời:

Văn bản Tô Cô là nơi tác giả Nguyễn Tuân thể hiện sự sâu sắc và đa chiều trong tư duy, thể hiện sự nhạy bén trong quan sát và phân tích về vùng biển Tô Cô và  truyền đạt thông điệp tác động mạnh mẽ tới độc giả về tình yêu của tác giả giành cho vùng đất này. Tô Cô thể hiện được sự tự do , bình yên và giàu nét văn học đặc trưng tiêu biểu của tác giả.

Câu 2: Trong văn bản Cô tô, tác giả đã sử dụng từ ngữ sau đây vào việc thể hiện nội dung gì: Cuối một canh...; Ngày thứ năm...; Ngày thứ sáu...; Chúng tôi leo dốc...?

Trả lời:

Những từ ngữ trên được sử dụng như từ ngữ nối đầu đoạn , dùng để chỉ thời gian mà tác giả miêu tả sự vật, sự việc trên đảo Tô Cô. Điều này giúp cho người đọc hiểu được sự xuôi dòng cảm xúc và miêu tả cả tác giả theo trình tự thười gian, mạch lạc và có sự kết nối với nhau.

Câu 3: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong các câu văn trong Cô Tô? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Trả lời:

Câu vănBiện pháp tu từ/Tác dụng
“Sóng cát đánh ra khơi, bể đánh bọt vào, trời đất trắng mù mù toàn bãi như là kẻ thù đã bắt đầu thả hơi ngạt “Biện pháp so sánh “trời đất trắng mù mù” với “kẻ thù đã bắt đầu ngạt thở”. Tác dụng để tăng sức biểu cảm và miêu tả. Từ đó giúp người đọc dễ hình dung được khung cảnh lúc đó.
“Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớn cá cho lũ con lành”Biện pháp tu từ so sánh hình ảnh chị Châu Mãn Hòa địu con với biển cả là mẹ hiền. Giúp cho người đọc hình dung được hình tượng lúc bấy giờ từ điểm nhìn của tác giả. Thể hiện được ý nghĩa hình ảnh người mẹ và biển cả có sự tương đồng, bao la và dạt dào tình yêu thương.

Câu 4: Cơn bão được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Cơn bão biển giống như trận chiến: nhiều khuôn cửa kính bị gió vây, và dồn bung hết, kính bị ép bỡ tung, tiếng gió rít lên rút lên như kiểu quỷ khốc thần kinh

Câu 5: Từ “trận địa” khiến em có hình dung gì? Theo em có thể thay thế từ này bằng các từ đồng nghĩa khác không vì sao?

Trả lời:

- Từ “địa trận” khiến em hình dung đến sự một thuật ngữ quân sự, được sử dụng để mô tả một vị trí chiến lược trên một khu vực đất địa cụ thể, được chọn lựa và chuẩn bị trước để đối phó với các cuộc tấn công hoặc tác động của đối phương. Tác giả đã dùng kiến thức quân sự để miêu tả sinh động khung cảnh của cơn bão. Khiến người đọc được mãn nhãn khi đọc từng câu từ miêu tả.  - Từ “địa trận” khiến em hình dung đến sự một thuật ngữ quân sự, được sử dụng để mô tả một vị trí chiến lược trên một khu vực đất địa cụ thể, được chọn lựa và chuẩn bị trước để đối phó với các cuộc tấn công hoặc tác động của đối phương. Tác giả đã dùng kiến thức quân sự để miêu tả sinh động khung cảnh của cơn bão. Khiến người đọc được mãn nhãn khi đọc từng câu từ miêu tả.

- Khó có thể thay thế được từ địa trận vì đây từ phù hợp với ngữ cảnh của bài ký và ý nghĩa mà tác giả muốn đạt. - Khó có thể thay thế được từ địa trận vì đây từ phù hợp với ngữ cảnh của bài ký và ý nghĩa mà tác giả muốn đạt.

Câu 6: Giải thích ý nghĩa, tác dụng của việc dùng dấu ngoặc kép trong các câu sau: Cảm giác về một cuộc "ngược dòng" tìm về với thuở sơ khai đến với tôi len lỏi qua cánh rừng nguyên sinh này.

Trả lời

CâuÝ nghĩa, tác dụng dấu ngoặc kép
a. Cảm giác về một cuộc "ngược dòng" tìm về với thuở sơ khai đến với tôi len lỏi qua cánh rừng nguyên sinh này.Sử dụng từ "ngược dòng" vốn thường được dùng để miêu tả dòng chảy (nước, suối chảy ngược dòng) để nói về dòng thời gian, dòng chảy lịch sử. 
b. Hang có ba cửa lớn: cửa trước có hai lớp, vòm cửa ngoài dẫn vào một "sảnh chờ" rộng rãi; cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm khá rộng, sâu quá thăt lưng. Tác giả sử dụng từ "sảnh chờ" vốn thường được dùng để miêu tả căn phòng rộng lớn cho những người chờ đợi tại nơi công cộng như sân bay, nhà ga,...để nói về sự rộng lớn, rộng tãi của cửa hang Én.

 

Câu 7: Cho biết công dụng của dấu phẩy, dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang được dùng trong các đoạn trích sau:

  • a. Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội "ăn én". Cũng nghe kể rằng trong bản A-rem vẫn còn một vài người chân mỏng, ngón dẹt - dấu tích của bao nhiêu thế hệ leo vách đá, trần hang cao hàng trăm mét.
  • b. Hô-oắt Lim-bơ, người tìm ra hơn 500 hang động ở Việt Nam, trong đó có hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới, khẳng định rằng: mỗi xen-ti-mét đá kia phải qua cả trăm triệu năm bào mòn hay bồi đắp mới nên. Và tất cả măng đá, nhũ đá, ngọc động ấy vẫn "sống" trong hành trình tạo tác của tự nhiên.
    • a. - "ăn én": Tác giả sử dụng từ này nhằm dùng với ý nghĩa đặc biệt. Lễ hội "ăn én" là tập tục lâu đời liên quan đến loài én ở nơi này.
    • b. - "Hô-oắt Lim-bơ": Dấu gạch ngang chỉ tên riêng của nhân vật, được phiên âm ra tiếng Việt.

Câu 9: Thể loại của bài thơ là gì?

Trả lời

Thể thơ tự do với kết cấu đặc biệt cùng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp,..

Câu 10: Giải thích một số từ ngữ trong văn bản: Cửu Long Giang; gậy thần tiên, ngun ngút?

Trả lời

- Ngun ngút: hơi nóng bốc lên và tỏa ra không ngớt - Ngun ngút: hơi nóng bốc lên và tỏa ra không ngớt

- Gậy thần tiên: hình ảnh ẩn dụ chỉ cây thước (đồ dùng dạy học) cuả thầy giáo - Gậy thần tiên: hình ảnh ẩn dụ chỉ cây thước (đồ dùng dạy học) cuả thầy giáo

- Cửu Long Giảng: sông Cửu Long - Cửu Long Giảng: sông Cửu Long

Câu 11:  Nhan đề Cửu Long Giang ta ơi ấy gợi cho em  ấn tượng, cảm xúc gì?

Trả lời

- Nhan đề lấy đoạn tên sông chảy qua lãnh thổ để đặt tên → Biểu thị tình yêu nước, ý thức chủ quyền. - Nhan đề lấy đoạn tên sông chảy qua lãnh thổ để đặt tên → Biểu thị tình yêu nước, ý thức chủ quyền.

- Lời gọi tha thiết, da diết dành cho quê hương. - Lời gọi tha thiết, da diết dành cho quê hương.

Câu 12: “Tấm bản đồ rực rỡ” trong bài thơ có nghĩa là gì?

Trả lời

- “Tấm bản đồ rực rỡ” gợi ra dáng vẻ của đất nước, tượng trưng cho Tổ quốc thiêng liêng. - “Tấm bản đồ rực rỡ” gợi ra dáng vẻ của đất nước, tượng trưng cho Tổ quốc thiêng liêng.

- Cảm xúc đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ: háo hức, say mê. - Cảm xúc đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ: háo hức, say mê.

Câu 13: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ?

Trả lời

Điệp từ: Mệ Kông, Nam Bộ => Nhấn mạnh về đặc điểm đặc trưng của khu vực sông mê công nói riêng và vùng đồng bằng Nam Bộ nói chung.

Hoán dụ: mồ hôi (người nông dân lao động vất vả), hồn bao bất tử (những người đã khuất) => Tăng sức biểu cảm, làm cho câu thơ dạt dào cảm xúc và giàu ý nghĩa.

Nhân hóa : Mê Kông chảy Mê Kông cũng hát => Dòng sông được nhân hóa với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong niềm tự hào của con người về thiên nhiên, xứ sở

Câu 14: Dòng sông Mê Kông được miêu tả thế nào?

Trả lời

- Dòng sông dữ dội: - Dòng sông dữ dội:

+  + Thời gian: trưa hè ngun ngút.

+  + Cảnh vật quanh sông: cây lao đá đổ, bao bọc bởi các loại cây như lan hoang, dứa mật, thông nhựa.

+  + Chảy qua dãy Trường Sơn, thác Khôn.

- Dòng sông êm đềm: - Dòng sông êm đềm:

+  + Thời gian: sáng mùa thu

+  + Cảnh vật quanh sông: bướm với trời xanh, chim khuyên rỉa cành, sương đọng long lanh, rừng núi lùi xa, đất phẳng thở chan hòa, sóng tỏa chân trời buồm trắng.

+  + Mê Kông: Mê Kông chảy, Mê Kông cũng hát/Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng/Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa/Bến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền/Mê Kông quặn đẻ/Chín nhánh sông vàng.

=> Con sông cung cấp phù sa màu mỡ cho đất đai, ruộng đồng.

Câu 15: Nội dung chính của văn bản Hang én?

Trả lời

Hang Én là một bài kí kể lại cuộc hành trình khám phá hang én của nhân vật tôi. Tác phẩm đã cung cấp cho người đọc những thông tin từ khung cảnh, thảm thực vật,... vừa hùng vĩ, vừa mơ mộng của địa điểm này.

 

Câu 16: Tóm tắt văn bản Hang én?

Trả lời

Đường tới hang Én phải xuyên qua rừng nguyên sinh, vượt qua nhiều đoạn dốc cao ngoằn ngoèo, lội qua bao nhiêu quãng sông suối. Hành trình khởi đầu từ con dốc Ba Giàn dài gần 2km, dốc cao và gập ghềnh. Đi hết dốc Ba Giàn là tới thung lũng Rào Thương. Con đường qua thung lũng trải theo tiếng suối róc rách, thích nhất là lội qua suối. Hang Én có ba cửa lớn: cửa trước có hai lớp, vòm cửa ngoài dẫn vào một sảnh chờ, cửa trong lại thấp hẹp. Lòng hang Én rất rộng, có thể chứa được hàng trăm người. Trong hang Én, hàng vạn con Én hồn nhiên cư ngụ và chưa biết sợ người. Vòng ra sau hang Én, bạn sẽ thấy hàng trăm dải đá san hô uốn lượn. Trời tối, khoảng trời phía trên cửa hang thứ hai vẫn sáng nên có thể nhìn rõ từng đàn én chao liệng. Năm giờ, cả lòng hang Én sáng bừng, trên mặt sông nắng hòa với hơi nước mỏng, tan thành khói mơ…

Câu 17: Nhan đề Hang én gợi cho em điều gì?

Trả lời

Cuộc hành trình khám phá của tác giản đến nơi ở của những chú chim én

Câu 18: Tác giả đã giải thích lý do tại sao chim én vẫn hồn nhiên cư trú và không biết sợ con người khi vào đây?

Trả lời

Chúng sống hồn nhiên như không hề biết sợ con người: “Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mớm mồi cho con; Én anh chị rập rờn bay đôi; Én con chấp chới vỗ cánh; Én thiếu niên ngủ nướng. Én xuống kiếm ăn, gãy cánh: ung dung mổ cơm trong tay con người, thản nhiên đi quanh lều”. Vì đã qua rất nhiều cuộc khám phá của con người vào trong hang Ém và chúng biết được rằng con người chỉ đến đây để khám phá, chứ không có ý muốn làm hại chúng. Từ đó, chúng ta có thể thấy được sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên.

Câu 19: Hoạt động hòa mình của du khác với ở trong Hang Én được miêu tả như thế nào ?

Trả lời

Nngười đọc  thấy được sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người đã được thể hiện qua hình ảnh đoàn du khách. Họ ngồi bệt trên cát, trước mặt là khoảng sống lấp lánh, trên cao là trần hang tối thẫm và một khoảng trời thăm thẳm đầy sao. Năm giờ sáng đã thấy sáng bừng cả lòng hang, tưởng người ta bật điện - hóa ra luồng nắng ban mai vàng rỡ rọi chéo từ khoảng rời cao xuống. Ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quanh sông, rồi ngay bên bờ cát vục mắt nước rửa mặt, hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết. Điều đó cho thấy một tâm trạng thích thú, say mê. Điều đó như một sự khẳng định về mối quan hệ gắn bó mật thiết của con người đối với thiên nhiên. Và con người không cảm thấy sợ hãi mà chỉ càng muốn khám phá nhiều hơn.

Câu 20:  Viết bài văn kể về trải nghiệm của em khi tham quan một địa danh của đất nước?

Trả lời

Mỗi chuyến tham quan đều sẽ đem đến cho chúng ta nhiều kỉ niệm đẹp đẽ. Kết thúc năm học, em đã được bố mẹ thưởng cho một chuyến đi đến thành phố Đà Lạt.

Sáu giờ sáng, gia đình của em đã có mặt ở sân bay. Chuyến bay sẽ khởi hành lúc tám giờ. Đây là lần đầu tiên em được đi máy bay nên cảm thấy vô cùng háo hức. Sau khi cùng với bố mẹ làm xong thủ tục, gia đình em lên máy bay. Vì là cuối tuần nên sân bay rất đông người. Khi máy bay cất cánh, em cảm thấy rất thích thú. Khoảng hơn một tiếng thì đến Đà Lạt.

Bố bắt một chiếc xe tắc-xi để về khách sạn đã được đặt trước. Trên đường đi, em đã nhìn thấy những đồi thông nối tiếp nhau. Sau khi cất hành lí xong xuôi, nghỉ ngơi và tắm giặt. Gia đình em đi ăn trưa rồi chuẩn bị cho chuyến du lịch.

Điểm du lịch đầu tiên là thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh. Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí.

Hôm sau, gia đình em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm…Mọi người trong gia đình đã chụp rất nhiều ảnh kỉ niệm. Em còn được đi chợ Đà Lạt. Trong chợ có bán rất nhiều loại hoa, trái cây… Em được thưởng thức rất nhiều món ăn nổi tiếng của Đà Lạt.

Gia đình em có thêm kỉ niệm đẹp đẽ bên nhau. Quả là một chuyến tham quan tuyệt vời. Không chỉ vậy, em còn cảm thấy yêu thêm đất nước yêu dấu, tươi đẹp của mình.

Câu 21: Cảm nhận của em về dòng sông Mê Không qua lời thơ của Nguyên Hồng?

Trả lời

Dòng sông Cửu Long được hiện lên với vẻ đẹp sống động và kỳ vĩ có những từ ngữ khắc họa hình ảnh chân thực của nhà thơ: “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”.  Dòng sông ấy còn hiện lên với vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình “ Sáng trời thu lại còn bướm với trời xanh/ Trúc đào tươi chim khuyên rỉa cánh sương đọng long lanh”. Đặc biệt nhất có lẽ chính là hình ảnh con sông Cửu Long được nhân hóa mang hơi thở của một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”. Dòng sông ấy không chỉ giúp ích cho cuộc sống của người dân Nam Bộ trong lao động, sản xuất mà còn hỗ trợ đời sống người dân rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Tác giả đã dành rất nhiều tình yêu thương đối với dòng sông Mê Kông và con người ở nơi đây.

Câu 22: Cảnh sắc thiên nhiên nào được đề cập trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi? Và được miêu tả như thế nào?

Trả lời

Cảnh sắc nên thơ, giàu chất trữ tình và mền mại khi có dòng sông Mê Kông chảy qua. Qua đó cho thấy  tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dành cho con sông quê hương của tác giả.

Câu 23: Em ấn tượng với hình ảnh nào nhất trong Cửu Long Giang ta ơi? Vì sao?

Trả lời

Em ấn tượng với hình ảnh người thầy giáo hiện lên đầy vĩ đại, ở cuối bài thơ thầy không còn xuất hiện nữa vì đã hy sinh cho nền độc lập của dân tộc. Khi đọc tác phẩm, chúng ta không chỉ được thấy thác cười mà còn được nghe Mê Kông cũng hát, còn được đau cùng Mê Kông quặn đẻ. Dòng sông Mê Kông chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với bản đồ rực rỡ, với thầy giáo lớn sao, với gậy thần tiên và tim đập mạnh. Ấn tượng sâu đậm đó đã trở thành điểm nhớ về dòng sông trong ký ức của nhân vật. 

Câu 24: Tình cảm yêu quê hương đất nước được Nguyên Hồng thể hiện như thế nào qua bài thơ Cửu Long Giang ta ơi?

Trả lời

“Cửu Long Giang ta ơi” của Nguyên Hồng là một bài thơ chứa đựng tinh thần yêu nước. Bài thơ được bắt đầu từ hình ảnh của một lớp học, từ đó mở rộng ra là cả một dòng sông rộng lớn. Khi đọc lại toàn bộ bài thơ, chúng ta thấy được hơi thở phóng khoáng như sóng dậy mà tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ từ quá khứ đến hiện tại, từ trong tiềm thức trở về với suy ngẫm. Nhân vật người thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối không phải vì bị bỏ quên, mà chỉ vì thầy giáo đã hy sinh cho nền độc lập của dân tộc. Tấm bản đồ đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước thành cán mà bảng đã hoá cờ sao. Tất cả những chi tiết đã được sắp xếp thể hiện một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của người viết. Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm. Bài thơ khiến người đọc say mê trong niềm yêu mến, tự hào về con sông quê hương.

Câu 25: Em có cảm nhận gì về khung cảnh biển Cô Tô được miêu tả sau bão?

Trả lời:

Đó là một khung cảnh:

- Trong trẻo sáng sủa. - Trong trẻo sáng sủa.

 - Bầu trời trong sáng.

 - Cây xanh mượt, nước biển lam biếc đặm đà, cát vàng giòn.

 - Chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

=> Sau cơm bão cũng là lúc bầu trời và không khí thanh lọc bụi bẩn, trả lại không khí trong lành vốn dĩ của vùng biển này.

Câu 26: Từ ngữ nào trong văn bản Cô Tô dùng để miêu tả cảnh bình minh trên biển?

Trả lời:

 - Mặt trời nhú lên dần dần;

 - Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, hồng hào thăm thẳm;

 - Đặt lên một mâm bạc rộng bằng chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng;

 - Giống một mâm lễ phẩm mừng sự trường thọ

Câu 27: Đâu là nơi đông vui và gợi nhiều sức sống nhất trên đảo?

Trả lời:

Nơi đông vui và gợi sức sống nhất trên đảo: giếng nước ngọt đảo Thanh Luân.

 - Mọi người đến tắm rửa, sinh hoạt vui vẻ như một cái bến, đậm đà mát nhẹ.

 - Biết bao nhiêu người đến gánh và múc nước.

Câu 28: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về cảnh bình minh trên biển trong tác phẩm Tô Cô có sử dụng môt câu có biện pháp tu từ do sánh?

Trả lời:

Khung cảnh Cô Tô còn được khắc họa qua cảnh mặt trời mọc vô cùng ấn tượng và sâu sắc. Đây là một bức tranh lộng lẫy, huy hoàng hiếm có. Nhà văn đã miêu tả thật tinh tế: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng” . Hình ảnh so sánh độc đáo. Cảnh tượng thật hùng vĩ, đường bệ y như một “mâm lễ phẩm” tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Tổng hòa bức tranh như một bức vẽ thủy mặc lung linh, lộc lẫy và thật huy hoàng của Tô Cô - Một quần đảo tên vùng đất Quảng Ninh của nước ta.

Câu 29: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ.

Trả lời

Một sáng, em thức dậy rất sớm để ngắm cảnh mặt trời mọc. Từ sân nhà hướng về phía Đông, em thấy bầu trời đang dần chuyển sang màu hồng nhat. Ông trời giấu mình sau những đám mây. Chị gió thổi nhè nhẹ. Một lát sau, một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang từ từ nhô lê trên nền trời. Vạn vật như bừng tỉnh sau giấc ngủ dài hân hoan.

Câu 30: Chức năng của dấu phẩy trong câu sau:

“Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi đắp cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước cũng còn sống Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi.”

Trả lời

Dấu chấm phẩy trong câu trên có tác dụng đánh dấu ranh giới giữa các vế trong câu ghép.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay