Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối Ôn tập bài 6 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 6 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 6. CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG (PHẦN 1)

Câu 1: Văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 là thể loại văn bản nào? Phương thức biểu đạt gì?

Trả lời

- -  Thể loại: Văn bản thông tin

- Phương thức biểu đạt: thuyết minh - Phương thức biểu đạt: thuyết minh 

Câu 2: Tóm tắt văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4

Trả lời

Lễ hội Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Văn bản “Ai ơi mồng 9 tháng 4” thuật lại sự kiện này diễn ra vào ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch, tại xã Phù Đổng, huyện Gia lâm, thành phố Hà Nội. Đúng đến tháng 4 âm lịch, từ ngày mồng 1 đến mồng 5 chuẩn bị Hội Gióng, mồng 6 đến mồng 8 bắt đầu hội, mồng 9 là chính hội và mồng 10 đến 12 là vãn hội. Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc. Hội Gióng có ý nghĩa, giá trị rất lớn. là một di sản văn hóa dân tộc cần được bảo tồn, giữ gìn và phát huy. 

Câu 3: Nêu ra khái niệm từ ghép? Phân loại ? Ví dụ của từ ghép?

Trả lời

Từ ghép là từ được tạo thành bởi hai tiếng trở lên có nghĩa.

Từ ghép được chia thành 2 loại chính, bao gồm:

+ Từ ghép đẳng lập: + Từ ghép đẳng lập: Được cấu tạo bởi 2 từ mang ý nghĩa và có vị trí tương đương nhau, không có sự phân biệt từ chính và phụ. Vì thế, loại từ ghép này được sử dụng tương đối rộng rãi trong đời sống.

+ Từ ghép chính phụ:  + Từ ghép chính phụ: Là từ ghép bao gồm tiếng chính và tiếng phụ hỗ trợ, bổ sung nghĩa cho nhau. Tiếng chính đứng trước thể hiện ý chính, tiếng phụ đứng sau và đảm nhận nhiệm vụ bổ sung và làm rõ nghĩa cho tiếng chính. Loại từ ghép này khá khó và thường được sử dụng trong các văn bản, không quá phổ biến trong giao tiếp

Ví dụ: Từ đất nước

+ “Đất” có nghĩa là chất rắn làm thành làm trên cùng của trái đất, nơi mà con người, động vật và thực vật sinh sống. + “Đất” có nghĩa là chất rắn làm thành làm trên cùng của trái đất, nơi mà con người, động vật và thực vật sinh sống.

+ “Nước” là chất lỏng không màu, không mùi và tồn tại trong tự nhiên ở ao hồ, sông, biển,… + “Nước” là chất lỏng không màu, không mùi và tồn tại trong tự nhiên ở ao hồ, sông, biển,…

Hai từ “Đất” và “Nước” tạo thành từ phức có nghĩa chung là phần lãnh thổ trong quan hệ với dân tộc làm chủ và sống trên đó.

 

Câu 4: Nêu ra khái niệm từ láy ? Phân loại ? Ví dụ của từ láy?

Trả lời

-  - Từ láy là từ được phổi hợp bởi những tiếng tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Từ láy được chia thành 2 loại chính:

+ Từ láy toàn bộ là từ láy có sự lặp lại của cả âm, vần và thanh (dấu). + Từ láy toàn bộ là từ láy có sự lặp lại của cả âm, vần và thanh (dấu).

+ Từ láy bộ phận được sử dụng phổ biến hơn từ láy toàn bộ. Trong đó, láy bộ phận được chia thành 2 loại nhỏ hơn là: láy âm và láy vần.  + Từ láy bộ phận được sử dụng phổ biến hơn từ láy toàn bộ. Trong đó, láy bộ phận được chia thành 2 loại nhỏ hơn là: láy âm và láy vần. 

Ví dụ

– “Thơm tho” được tạo thành bởi:

+ Từ “Thơm” là tính từ được dùng để chỉ mùi hương; + Từ “Thơm” là tính từ được dùng để chỉ mùi hương;

+ Từ “tho” là từ không có nghĩa. + Từ “tho” là từ không có nghĩa.

– “Bâng khuâng” là từ láy bộ phận chỉ cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau. Tuy nhiên, từ “bâng” và “khuâng” lại không có nghĩa khi đứng một mình

Câu 5: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Trả lời

Từ ghép: chung quanh, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Từ láy: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai

Câu 6: Phân loại các từ sau đây?

Trả lời

  • a. Những từ nào là từ láy
  • b. Những từ nào không phải từ ghép?

Câu 7: Bố cục của truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh?

Trả lời

Có thể chia văn bản thành 3 đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến …mỗi thứ một đôi): Vua Hùng thứ mười tám kén rể - Đoạn 1 (Từ đầu đến …mỗi thứ một đôi): Vua Hùng thứ mười tám kén rể

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến …thần Nước đành rút quân): Cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh - Đoạn 2 (Tiếp theo đến …thần Nước đành rút quân): Cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Đoạn 3 (Còn lại): Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh - Đoạn 3 (Còn lại): Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh

Câu 8: Tóm tắt một dung của Sơn Tinh - Thủy Tinh?

Trả lời

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua muốn kén cho con gái một người chồng xứng đáng. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên – chúa miền non cao tên Sơn Tinh. Một người miềm biển Đông – chúa miền nước thẳm. Hai người đều có tài năng. Vì vậy vua ra điều kiện, ai mang sính lễ đến trước, vua sẽ gả con gái cho. Sơn Tinh đến trước và rước được Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau đùng đùng nổi giận, giao tranh với Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân nhưng hàng năm vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh.

Câu 9: Theo em hiểu thì anh hùng là gì? Và thường xuất hiện ở trong những thể loại văn học nào

Trả lời

Anh hùng là người can đảm cống hiến trong mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất; là một cá nhân hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người; là người xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà không hề sợ hãi.

Câu 10: Có thể chia bố cục văn bản Thánh Gióng thành mấy phần?

Trả lời

Có thể chia văn bản thành 4 phần:

 - Đoạn 1 (Từ đầu đến ...nằm đấy): Sự ra đời kỳ lạ của Gióng

 - Đoạn 2 (Tiếp theo đến ...cứu nước): Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng

 - Đoạn 3 (Tiếp theo đến ...lên trời, biến mất): Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân

 - Đoạn 4 (Còn lại): Gióng bay về trời

Câu 11: Tóm tắt truyện Thánh Gióng theo cách hiểu của em?

Trả lời

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão ăn ở phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng thấy một vết chân rất to liền đặt lên ướm thử. Không ngờ, về nhà bà thụ thai. Mười hai tháng sau bà sinh ra một cậu bé khôi ngô nhưng lên ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy. Bấy giờ có giặc Ân xâm chiếm bờ cõi, vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước. Nghe thấy tiếng rao, Thánh Gióng cất tiếng nói xin đi đánh giặc. Sau hôm đó, nhờ sự giúp đỡ của dân làng Gióng lớn nhanh như thổi vươn vai thành tráng sĩ phá tan quân giặc. Giặc tan, Gióng bay về trời. Vua nhớ công ơn phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ở quê nhà.

Câu 12: Một số thành ngữ có hai vế cân xứng, tương tự hai thành ngữ: hô mưa gọi gió, oán nặng thù sâu

Trả lời

Thành ngữĐặt câu với thành ngữ
Tích tiểu thành đạiĐàn kiến chăm chỉ tích tiểu thành đại đã cất đủ lương thực cho cả mùa đông giá lạnh. 
Dãi nắng dầm mưaSau bao tháng ngày dãi nắng dầm mưa, lao động vất vả, anh ấy cũng kiếm được một số tiền lớn.  
Gieo gió gặt bãoNhững người gieo gió gặp bão, làm điều xấu ắt sẽ gặp báo ứng.  

Câu 13: Thời gian chuẩn bị cho Hội Gióng kéo dài bao lâu?

Trả lời

Thời gian tổ chức Hội Giống từ 1/3 đến 5/4 (tính theo lịch âm).

Câu 14:  Trong hội trận, 28 cô tướng từ 9 đến 12 tuổi mặc tướng phục đẹp tượng trưng cho điều gì?

Trả lời

Hội trận mô phỏng cảnh Thánh Gióng đánh giặc. + 28 cô tướng từ 9 đến 12 tuổi mặc tướng phục đẹp tượng trưng cho 28 đạo quân thù

Câu 15:Tại sao người dân lại chia đồ tế lễ khi ông hiệu cờ múa cờ? Sưu tầm một số hình ảnh minh họa cho điều này?

Trả lời

 Vì họ tin rằng nó sẽ mang lại may mắn cho tất cả mọi người. Nhưng hiện nay hoạt động này đã gây náo loạn và cần có sự can thiệp của các nhà chức trách để không gây nguy hiểm

(Ảnh minh họa)

Câu 16: Tìm 05 từ ghép có trong truyện Thánh Gióng và phân loại từ ghép đó?

Trả lời

- Từ ghép: tục truyền, phúc đức, em bé, tài giỏi, cứu nước, áo sắt, oai phong, tráng sĩ, miếu thờ - Từ ghép: tục truyền, phúc đức, em bé, tài giỏi, cứu nước, áo sắt, oai phong, tráng sĩ, miếu thờ

+ Đẳng lâp: tục truyền, phúc đức, em bé, tài giỏi, cứu nước, áo sắt, miếu thờ,.. + Đẳng lâp: tục truyền, phúc đức, em bé, tài giỏi, cứu nước, áo sắt, miếu thờ,..

+ Chính phù: oai phong, tráng sĩ,... + Chính phù: oai phong, tráng sĩ,...

Câu 17: Tìm những từ láy có trong truyện Thánh Gióng và phân loại , từ láy đó?

Trả lời

- Từ láy: hoảng hốt, lẫn liệt, đền đáp => Đều là từ láy một phần - Từ láy: hoảng hốt, lẫn liệt, đền đáp => Đều là từ láy một phần

Câu 18: Tìm có cụm động từ trong chuyện Thánh Gióng và giải tích nghĩa của từ đó ?

Trả lời

+ Xâm phạm bờ cõi: hành động xâm nhập, xâm lấn hoặc chiếm đóng một phần của lãnh thổ nước khác mà không được sự cho phép của chính phủ hoặc nhân dân của nước đó + Xâm phạm bờ cõi: hành động xâm nhập, xâm lấn hoặc chiếm đóng một phần của lãnh thổ nước khác mà không được sự cho phép của chính phủ hoặc nhân dân của nước đó

+ Lớn nhanh như thổi: + Lớn nhanh như thổi:  miêu tả một sự tăng trưởng, phát triển của trẻ em  một cách nhanh chóng và đáng kinh ngạc.

+ Chết như ngả rạ: chết xuống hàng loạt như cảnh cắt cây lúa (rạ) đổ xuống + Chết như ngả rạ: chết xuống hàng loạt như cảnh cắt cây lúa (rạ) đổ xuống

Câu 19: Tại sao Vua Hùng lại tổ chức kén rể?

Trả lời

Vua đã có con gái tên là Mị Châu. Công chúa là người đẹp như hoa có hiền dịu. Được Vua cha yêu thương hết mực nên muốn ké cho con một người chồng xứng đáng

Câu 20: Những chàng trai đến cầu hôn có gì đặc biệt?

Trả lời

Là các vị thần, có phép thần thông và tài lạ:một càng có thể hô mưa gọi gió, một chàng có thể gọi cồn bãi nổi lên, khiến các núi đồi mộc lên từng dãy

Câu 21: Sính lễ vua cha yêu cầu các chàng trai mang đến là gì?

Trả lời

“Một ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” => Số lượng sính lễ rất lớn và những con vật rất quý hiếm và kì lạ

Câu 22: Sự ra đời của Thánh Gióng có điều gì kì lạ?

Trả lời

Sự ra đời của Thánh Gióng được kể với yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Một hôm, bà ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy. Sự ra đời độc đáo từ chính cách mang thai, đến quá trình trưởng thành của cậu bé trái ngược với quy luật thông thường của tự nhiên.

Câu 23: Từ lời nói đặc biệt của chú bé ba tuổi đến sứ giả hàng loạt những điều gì kì lạ đã xảy ra? Phân tích những sự việc đó?

Trả lời

- Hàng loạt những điều kỳ lạ đã xảy ra:  - Hàng loạt những điều kỳ lạ đã xảy ra:

+ Cậu bé ba tuổi chưa từng chịu nói một lời nhưng khi nghe tiếng của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”,  + Cậu bé ba tuổi chưa từng chịu nói một lời nhưng khi nghe tiếng của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”,

+ Sau đó bắt đầu ăn rất nhiều cơm và Gióng lớn nhanh như thổi,chạy nhờ bà con, làng xóm góp gạo thổi cơm  + Sau đó bắt đầu ăn rất nhiều cơm và Gióng lớn nhanh như thổi,chạy nhờ bà con, làng xóm góp gạo thổi cơm

+ Giặc kéo đến, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt, một mình xông pha ra chiến trường. + Giặc kéo đến, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt, một mình xông pha ra chiến trường.

Câu 24: Hình tượng bà con làng xóm góp gạo thổi cơm nuôi chú bé có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời

Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ”. Hai vợ chồng làm bao nhiêu không đủ, phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước. Gióng lớn lên trong vòng tay của nhân dân, đại diện cho sức mạnh của nhân dân. Với chi tiết này, tác giả dân gian muốn gửi gắm rằng người anh hùng chính là người đại diện cho sức mạnh của nhân dân.

Câu 25: Hãy ghi những câu dưới đây vào vở và đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp

a, Từ xư đến nay Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.

b, Buổi sáng sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi thung lũng làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà quấn lấy người đi đường.

Trả lời

a, Từ xư đến nay, Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.

b, Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.

 

Câu 26: Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp :

a)              Vừa lúc đó sứ giả đem ngựa sắt roi sắt áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ.

(Theo Thánh Gióng)

                                                                                                                     

b) Suốt một đời người từ thưở lọt lòng, đến khi nhắm mắt xuôi tay tre với mình sống chết có nhau chung thủy.

                                                                   (Theo Thép Mới)

c) Nước bị cản văng bọt tứ tung thuyền vùng vằng cứ chực trút xuống.

(Theo Võ Quảng)

Trả lời

a) Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ.

b) Suốt một đời người từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay, tre với mình sống chết với nhau chung thủy.

c) Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống.

 

Câu 27: Giải thích vì sao em lại đặt dấu phẩy vào những vị trí trên.

Trả lời

a) Dấu phẩy ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.

b) Dấu phẩy ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.

c) Dấu phẩy ngăn giữa các vế của một câu ghép.

Câu 28: Hãy tóm tắt tiến trình diễn ra hội Gióng bằng một bảng với các nội dung: thứ tự, thời gian, không gian, sự kiện, người tham gia

Trả lời

NgàySự kiện
1/3 đến 5/4 âm lịchChuẩn bị lễ hội: Rước cờ tới Đền Mẫu, rước cơm chay đền Thượng
6/4Bắt đầu lễ hội
8/4Rước nước từ đền Hạ về đền Thượng
9/4Múa hát thờ, hội trận và lễ khao quân diễn ra ở đền Thượng
10/4Lễ duyệt quân, tạ ơn Thánh
11/4Lễ rửa khí giới
12/4Lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất

Câu 29: Một số hình ảnh, hoạt động trong lễ hội được tác giả bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 giải thích rõ ý nghĩa tượng trưng. Tìm và liệt kê các hình ảnh, hoạt động đó

Trả lời

  • Lễ rước nước từ đền Hạ về đến Thượng, ngày mồng 8: tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc
  • Hội trận mô phỏng cảnh Thánh Gióng đánh giặc
  • 28 cô tướng từ 9 đến 12 tuổi mặc tướng phục đẹp tượng trưng cho 28 đạo quân thủ
  • 80 phù giá lưng đeo túi đết, chân quấn xà cạp là quân ta
  • Dăm ba bé trai cẩm roi rồng, mặc áo đỏ di dọn đường, tượng trưng cho đạo quân mục đồng
  • Cảnh chia nhau những đồ tế lễ tượng trưng cho việc xin lộc Thánh để được may mắn trong cả năm
  • Ngày 12 là lễ rước cờ tượng trưng cho việc báo tin thắng trận với trời đất, thiên hạ hưởng thái bình.

Câu 30: Theo tác giả bài viết Ai ơi mồng 9 tháng 4, lễ hội Gióng có ý nghĩa, giá trị gì?

Trả lời

Lễ hội Gióng là một di sản vô giá của văn hoá dân tộc, là dịp để mỗi người Việt Nam có thể cảm nhận được mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, thực tại và hư vô, thiêng liêng và trần thế,... Lễ hội cẩn được bảo tổn và phát huy để giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp cho muôn đời.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay