Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối Ôn tập bài 7 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 7 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 7. THẾ GIỚI CỔ TÍCH (PHẦN 1)

Câu 1: Thể loại văn bản của Thạch Sanh là gì?

Trả lời 

Truyện cổ tích 

Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt Thạch Sanh?

Trả lời

Phương thức biểu đạt: Tự sự

Câu 3: Đọc lại văn bản và giải thích nghĩa các từ sau:

  • a. “ cây khế xanh mơn mởn, quả lúc lỉu sát đất, trẻ lên ba cũng với tay được.”
  • b. Từ đó ròng rã một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm làm quả vợi hẳn đi.
    • a. mơn mởn: xanh non và tươi tốt
    • b. ròng rã: đằng đẵng

Câu 6: Cây Khế thuộc thể loại gì?

Trả lời

Truyện cổ tích

Câu 7: Phương thức biểu đạt chính của Cây Khế là gì?

Trả lời

Tự sự

Câu 8: Chuyện Cây Khế được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời

Người kể chuyện: Ngôi thứ ba 

Câu 9: Tóm tắt tác phẩm Cây Khế?

Trả lời

Ở nhà nọ có 2 anh em sớm mồ côi cha mẹ. Người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế. Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng. Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có. Người anh biết chuyện, đổi gia tài mình lấy cây khế, người em bằng lòng. Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng. Người anh bị rơi xuống biển và chết. 

Câu 10: Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản trước khi dùng từ điểm để tra cứu, có thể dựa vào nghĩa của ngững yếu tố tạo nên từ ngữ đó để duy đoán nghiã của nó.

Vận dụng cách trên để suy đoán nghĩa của những từ ngữ sau: gia tiên, gia sản, gia súc

Trả lời

- Gia tiên: Gia – nhà; tiên – trước, sớm nhất → Tổ tiên của gia đình. - Gia tiên: Gia – nhà; tiên – trước, sớm nhất → Tổ tiên của gia đình.

- Gia sản: Gia – nhà; sản – của cải → Tài sản của một gia đình. - Gia sản: Gia – nhà; sản – của cải → Tài sản của một gia đình.

- Gia súc: Gia – súc; tiên – các loại thú nuôi như trâu, bò, dê, chó,...→ Thú nuôi trong nhà - Gia súc: Gia – súc; tiên – các loại thú nuôi như trâu, bò, dê, chó,...→ Thú nuôi trong nhà

Câu 11: Đặt câu với 3 từ trên?

Trả lời

- Thờ cúng gia tiên là nghi lễ quan trọng nhất trong những ngày rằm và ngày mùng 1 hàng tháng của người Việt Nam - Thờ cúng gia tiên là nghi lễ quan trọng nhất trong những ngày rằm và ngày mùng 1 hàng tháng của người Việt Nam

- Chú Ba là một đại gia có tiếng với gia sản hàng nghìn mẫu đất ở Vĩnh Long - Chú Ba là một đại gia có tiếng với gia sản hàng nghìn mẫu đất ở Vĩnh Long

- Nhà em có nuôi một đàn gia súc bao gồm: gà, ngan, vịt,... - Nhà em có nuôi một đàn gia súc bao gồm: gà, ngan, vịt,...

Câu 12: Tìm hiểu về tác giả Vua Chích chòe?

Trả lời

Anh em nhà Grimm, Jacob và Wilhelm. 

Câu 13: Thể loại câu chuyện Vua Chích chòe là gì?

Trả lời

Thể loại: tự sự

Câu 14: Xuất xứ của tác phẩm Vua Chích chòe?

Trả lời

Trích Truyện cổ Gờ-rim, theo Lương Văn Hồng dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2018.

Câu 15: Phương thức biểu đạt của chuyện Vua Chích chòe?

Trả lời

Phương thức biểu đạt: tự sự

Câu 16: Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, trước khi dùng từ điển để tra cứu, cũng có thể dựa vào những từ ngữ xung quanh để suy đoán nghĩa của nó. Ý kiến trên đúng hay sai? Hãy đưa ra ví dụ có ý kiến đó?

Trả lời

Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, trước khi dùng từ điển để tra cứu, cũng có thể dựa vào những từ ngữ xung quanh để suy đoán nghĩa của nó.

Chẳng hạn, khi đọc câu: Cô chị rắt khéo léo, còn cô em thì rất hậu đậu, có thể có người không biết hậu đậu nghĩa là gì, nhưng khéo léo thì nhiều người biết. Nhờ biết nghĩa của khéo léo và sự xuất hiện trong câu có ý đối lập hậu đậu với khéo léo, có thể suy đoán được hậu đậu là không khéo léo, nghĩa là vụng về.

 

Câu 17:  Tìm những động từ (Cụm động từ) thể hiện rõ sự khác biệt về hành động giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh trong truyện Cây Khế?

Trả lời

Người anhNgười em
Lười biếng, trút hết cho vợ chồng người emThức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng, quanh năm chăm chút

Câu 18: Tìm hiểu sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh?

Trả lời

 - Là thái tử con của Ngọc Hoàng

 - Mẹ mang thai nhiều năm

 - Mồ côi cha lớn lên bằng nghề kiểm củi, không lâu thì mẹ qua đời

 - Được thần dạy đủ võ nghệ và tài giỏi

→ Vừa bình thường, vừa khác thường. Bình thường ở chỗ Thạch Sanh là con của nông dân, sống nghèo khổ bằng nghề tiều phu. Khác thường ở chỗ Thạch Sanh là thái tử con của Ngọc Hoàng, được mang thai trong thời gian dài, được chỉ dạy võ nghệ tinh thông -Bình thường:

→ Thể hiện ước mơ niềm tin con người bình thường cũng có tài năng hơn người.

Câu 19: Những thử thách của Thạch Sanh ?

Trả lời

 - Bị mẹ con Lý Thông lừa đến miếu hoang để thế mạng. Giết được chằn tinh, nhặt được cung tên vàng, bị Lí Thông cướp công.

 - Xuống cứu công chúa lại bị Lý Thông lấp cửa hang về giành chiến tích.

 - Giết đại bàng, cứu được con trai vua Thủy tề và được tặng cây đàn thần

 - Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị vu oan và bị bắt vào ngục.

Câu 20: Những chiến công mà Thạch Sanh đã làm được ? Từ đó nêu nên phẩm chất gì từ chàng trai này?

Trả lời

 + Tự minh oan cho mình khi bị Lý Thông hãm hại

 + Thật thà kể lại mọi chuyện

+ Lương thiện và luôn giúp đỡ người khác + Lương thiện và luôn giúp đỡ người khác

→ Thạch Sanh được minh oan. Vua giao cho Thạch Sanh xét xử hai mẹ con Lí Thông nhưng chàng không giết mà cho về quê làm ăn, trên được về thị bị sét đánh chết, hóa thành con bọ hung. Điều này cho thấy quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo của nhân dân ta

→ Thạch Sanh là chàng trai dũng cảm, tài năng, thật thà, chất phác và khoan dung.

Câu 21: Theo em tại sao câu chuyện lại để là tiêu đề “Cây khế” chứ không phải tên nhân vật chính như chuyện Thạch Sanh?

Trả lời

Bởi vì cây khế là một sự vật quan trọng nhất tạo nên tình huống chính của câu chuyện, là đặt 2 nhân vật chính (người anh - người em) vào trong đó để xử lý vấn đề. Từ đó nhìn ra bản chất con người, lối suy nghĩ và đạo đức. Có cây khế thì mới có chi tiết chim thần xuất hiện và dẫn đến hàng loạt các chi tiết sau: anh trai đổi nhà cho em, người anh may túi 12 ngang, trong khi người em may túi 3 ngang như lời dặn, cái kết người anh bị rơi xuống biển khi lấy vàng, người em sống sung túc và ấm no.

=> Cùng một tình huống giống nhau nhưng dựa vào cách cư xử của mỗi người sẽ tạo nên số phận riêng của họ. 

Câu 22: Tìm kiếm một số câu nói có vần vễ nhớ tự ca dao, tục ngữ được lấy cảm hứng từ truyện cây khế?

Trả lời

- Câu nói có vần, dễ thuộc, dễ nhớ tựa ca dao, tục ngữ trong truyện “Cây khế”:  - Câu nói có vần, dễ thuộc, dễ nhớ tựa ca dao, tục ngữ trong truyện “Cây khế”: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!”

- Câu nói này của nhân vật:  - Câu nói này của nhân vật: Câu nói của con chim lớn. Ngày nay, câu “ăn một quả, trả cục vàng” hay “ăn khế, trả vàng” cũng thường được nhân dân dùng để chỉ một việc làm được trả công hậu hĩnh, có kết quả tốt đẹp.

Câu 23: Truyện Cây khế đã gửi gắm chúng ta bài học gì?

Trả lời

+ Cần phải luôn chăm chỉ, cần mẫn lao động thì mới có được thành quả tốt + Cần phải luôn chăm chỉ, cần mẫn lao động thì mới có được thành quả tốt

+ Hiền lành, tốt bụng thì sẽ được đền đáp xứng đáng. + Hiền lành, tốt bụng thì sẽ được đền đáp xứng đáng.

+ Quá tham lam thì sẽ phải gánh chịu hậu quả. + Quá tham lam thì sẽ phải gánh chịu hậu quả.

+ Hãy giúp đỡ người khác khó khăn hơn mình. + Hãy giúp đỡ người khác khó khăn hơn mình.

Câu 24: Giá trị nội dung và giá trụ nghệ thuật của tác phẩm Vua Chích chòe là gì?

Trả lời

 - Giá trị nội dung: Vua chích chòe khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương. 

- Giá trị nghệ thuật: truyện cổ tích cùng những chi tiết hoang đường, kì ảo và biện pháp điệp cấu trúc. - Giá trị nghệ thuật: truyện cổ tích cùng những chi tiết hoang đường, kì ảo và biện pháp điệp cấu trúc.

Câu 25: Nhân vật công chúa Vua Chích chòe được miêu tả như thế nào?

Trả lời

- Thân phận: Công chúa, con gái duy nhất của một nhà vua. → Cao quý, được cưng chiều. - Thân phận: Công chúa, con gái duy nhất của một nhà vua. → Cao quý, được cưng chiều.

- Hình dáng: Xinh đẹp tuyệt trần. - Hình dáng: Xinh đẹp tuyệt trần.

- Tính cách: Kiêu ngạo và ngông cuồng, không ai vừa mắt nàng. Không những từ chối hết người này đến người khác còn chế giễu, nhạo báng họ. - Tính cách: Kiêu ngạo và ngông cuồng, không ai vừa mắt nàng. Không những từ chối hết người này đến người khác còn chế giễu, nhạo báng họ.

Câu 26: Nhà vua đã phản ứng như thế nào khi công chúa chế giễu các chàng trai đến cuộc thi kén rể?

Trả lời

Nhà vua quá tức giận trước cách hành xử của công chúa nên tuyên bố: sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung vì tính cách quá kiêu ngạo và không xem ai ra gì

Câu 27: Công chúa phải trải qua những thử thách nào ?

Trả lời

 Vua chích chòe - người đã bị công chúa chế giễu có chiếc cằm hơi nhô ra như mỏ con chim chích chòe nhưng yêu nàng đã đóng giả thành người hát rong. Đã tạo ra hững thử thách để công chúa phải trải qua và thay đổi:

+ Ban đầu: + Ban đầu:

Công chúa luôn thể hiện sự tiếc nuối khi biết được khu rừng, thảo nguyên, thành phố mĩ lệ,... khi biết nó là của vua chích chòe. → Nghệ thuật: Điệp cấu trúc.

Công chúa không thể chấp nhận sự thật: "Người hầu của anh đâu?".

Công chúa không biết làm gì cả: không biết nhóm bếp, không biết đan sọt, không biết dệt sợi, bán sành sứ lại bán đầu chợ. 

→ Thiếu kĩ năng sinh sống, được cưng chiều từ nhỏ đã quen.

+ Sau đó, người hát rong đã yêu cầu công chúa làm những việc: + Sau đó, người hát rong đã yêu cầu công chúa làm những việc:

 Dậy sớm nhóm bếp, nấu ăn, làm việc nhà.

 Đan sọt, dệt vải (nhưng người hát rong lại nghĩ những ngón tay mềm mại của công chúa sẽ bị chảy máu).

 Buôn bán nồi và bát đĩa (công chúa bày một đống hàng sành sứ ngồi ngay đầu chợ nên đã bị anh chàng phi ngựa lao thẳng vào, vỡ ra hàng nghìn mảnh vụn).

 Làm chị phụ bếp.

→ Mục đích những yêu cầu này: Trừng phạt tính kiêu căng, ngông cuồng, uốn nắn tín kiêu ngạo của công chúa, để công chúa nhận ra những điều sai trái của mình và biết sửa sai. Đồng thời vẫn thể hiện tình yêu của Vua chích chòe với công chúa.

Cái kết: Công chúa đã có những thay đổi tích cực về thái độ. Và hiểu ra lỗi sai của mình trước đó.

Câu 28: Nêu ra các câu văn chưa biện pháp tu từ so sánh trong tác phẩm Thạch Sanh?

Trả lời

Biện pháp tu từ so sánh:

- “Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh cùi lớn, hắn nghĩ bụng : “Người ngày khỏe như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi bao nhiêu” - “Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh cùi lớn, hắn nghĩ bụng : “Người ngày khỏe như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi bao nhiêu”

- “...lao vào kẻ thù như một cơn bão lớn” - “...lao vào kẻ thù như một cơn bão lớn”

=> Tăng tính biểu cảm và khiến cho người đọc hình dung là được tính chất của sự vật sự việc được kể trong câu chuyện.

 

Câu 29: Trong tác phẩm có những sự vật kì ảo  nào? Từ ngữ miêu tả nó như thế nào ?

Trả lời

Tên đồ vật  kì ảoĐặc điểm, tác dụng
Bộ cung tên bằng vàngSau khi trăn tinh bị Thạch Sanh giết nó hiện nguyên hình là 1 con trăn khổng lồ để lại bên mình 1 bộ cung tên bằng vàng. Thạch Sanh dùng cung tên bắn đại bàng cứu công chúa, bắn cũi sắt cứu Thái tử con vua Thủy Tề.
Cây đàn thầnTiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông. Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân. Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng. Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và yêu chuộng hòa bình.
Niêu cơm thầnNiêu cơm vạn người ăn cũng không thể hết. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Câu 30: Nêu ra 3 từ láy được sự dụng trong văn bản Thạch Sanh và đặt câu với từ đó?

Trả lời

Ung dung => Nghỉ hè, em được ung dung đi chơ thỏa thích với đám bạn ở trong làng.

Rối rít => Em bé đã rối rít cảm ơn em khi nhận lại được số tiền đã làm rơi.

Thăm thẳm => Vực núi này sâu thăm thẳm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay