Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối Ôn tập bài 7 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 7 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 7. THẾ GIỚI CỔ TÍCH (PHẦN 2)

Câu 1:  Có bao nhiêu cách để giải thích nghĩa của một từ?

Trả lời

Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau:

- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

-  - Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

 

Câu 2: Giải tích một số từ trong văn bản Thạch Sanh: Sinh nhai; Thủy phủ, Tứ cố vô thân, trăn tinh.

Trả lời

- Trăn tinh: con trăn đã tu luyện, trở thành yêu quái - Trăn tinh: con trăn đã tu luyện, trở thành yêu quái

- Tứ cố vô thân: đơn độc, không còn người thân - Tứ cố vô thân: đơn độc, không còn người thân

- -  Thủy phủ: dinh thự ở dưới nước, nơi ở của thủy thần

- Sinh nhai: kiếm sống  - Sinh nhai: kiếm sống

Câu 3: Truyện Thạch Sanh khác với những câu chuyện cổ tích đã học?

Trả lời

Bên cạnh tình tiết chính, còn mạch tình tiết phụ rất ly kì và hấp dẫn.

Câu 4: Trong chuyện Thạch Sanh, ở phần chú thích cụm từ “tứ cố vô thân : cô đơn, không có người thân thích” được giải thích theo cách nào?

Trả lời

Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích

Câu 5: Đọc lại tác phẩm Thạch sanh có thể dựa vào ngữ cảnh xung quanh để giải thích các từ sau đây: Khỏe như voi, rộng lượng, bủn rủn, thân chinh

Trả lời

- Khoẻ như voi: rất khoẻ, khoẻ khác thường - Khoẻ như voi: rất khoẻ, khoẻ khác thường

- Rộng lương: tấm lòng nhân hậu, dễ dãi bỏ qua cho những lỗi lầm trước đây - Rộng lương: tấm lòng nhân hậu, dễ dãi bỏ qua cho những lỗi lầm trước đây

- Bủn rủn: không cử động nổi, cảm giác như gân cốt rã rời ra - Bủn rủn: không cử động nổi, cảm giác như gân cốt rã rời ra

- Thân chinh: đích thân đi đến chiến trường - Thân chinh: đích thân đi đến chiến trường

Câu 6: Trong tiếng Việt có thành nhiều thành ngữ đã được ra đời từ tác phẩm này, em hãy tìm hiểu và giải thích thành ngữ ấy?

Trả lời

- Niêu cơm Thạch Sanh là niêu cơm ăn không bao giờ hết, suy rộng ra là nguồn cung cấp vô hạn. - Niêu cơm Thạch Sanh là niêu cơm ăn không bao giờ hết, suy rộng ra là nguồn cung cấp vô hạn.

"Giữa chừng nước đục thả câu": Thành ngữ này có nghĩa là tận dụng cơ hội trong tình huống khó khăn hoặc không chắc chắn để đạt được thành công. Nó được lấy từ câu chuyện Thạch Sanh khi anh ta đặt câu giữa chừng dòng nước đục và bắt được cá vàng.

Câu 7: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong văn bản Cây Khể? Nêu ra tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Trả lời

*Nhân hóa

Chim nói: “Ăn một quả , trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”

=> Làm cho nhân vật chim tăng thêm yếu tố kì ảo, có thể nói chuyện được như con người. Khiến câu chuyện trở nên sinh động hơn và mang đậm nết chuyện cổ tích Việt Nam.

*Điệp từ

+ Bay mãi, bay mãi + Bay mãi, bay mãi

+ Chim ra hiệu cho anh vào lấy gì thì lấy + Chim ra hiệu cho anh vào lấy gì thì lấy

+ Quên đói, quên khát + Quên đói, quên khát

=> Tăng sức biểu đạt cho câu kể chuyện, nhấm mạnh sự việc, sự vật diễn gia. Đồng thời tạo sức hấp dẫn cho người đọc, người nghe

Câu 8: Đặt một câu có sử dụng biện pháp tu từ Điệp ngữ?

Trả lời

Đọc chuyện Cây khế, em cảm thấy vợ chồng người em rất nhân hậu. Ngoài ra vợ chồng người em còn rộng lượng tha thứ cho người anh

Câu 9: Theo em Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?

Trả lời

Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ.

Câu 10: Hình ảnh con chim trong chuyện Cây khế và con Đại bàng trong chuyện Thạch Sanh có gì giống và khác nhau?

Trả lời

*Giống nhau:

+ Đều là những con vật được tác giả sử dụng yếu tố kì ảo, nhân hóa có thể nói hoặc mang nhận thức như con người.  + Đều là những con vật được tác giả sử dụng yếu tố kì ảo, nhân hóa có thể nói hoặc mang nhận thức như con người.

*Khác nhau:

+ Con chim trong chuyện Cây khế: con vật hướng thiện, biết đền ơn đáp nghĩa “ăn một quả khế, trả một cục vàng” + Con chim trong chuyện Cây khế: con vật hướng thiện, biết đền ơn đáp nghĩa “ăn một quả khế, trả một cục vàng”

+ Con Đại bàng trong chuyện Thạch Sanh: phản diện, nó đã bắt công chúa và hoàng tử con trai vua Thủy tề. Khi chết rồi vẫn còn âm mưu hãm hại Thạch Sanh bằng cách ăn trộm đồ trong cung và vu oan cho chàng + Con Đại bàng trong chuyện Thạch Sanh: phản diện, nó đã bắt công chúa và hoàng tử con trai vua Thủy tề. Khi chết rồi vẫn còn âm mưu hãm hại Thạch Sanh bằng cách ăn trộm đồ trong cung và vu oan cho chàng

Câu 11: Ngôi kể chuyện của tác phẩm Vua Chích chòe?

Trả lời

Ngôi thứ 3: Người kể ẩn đi, không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện

Câu 12: Tóm tắt tác phẩm Vua Chích chòe?

Trả lời

Ngày xưa, có một nàng công chúa tính tình kiêu ngạo và không một anh chàng nào vừa mắt. Nhà vua quá tức giận thề sẽ gả công chúa cho người ăn mình đầu tiên đi qua hoàng cung. Vài hôm sau, cô công chúa được gả cho một người hát rong và bị đuổi ra khỏi cung. Từ đó, cuộc sống nghèo khó của cô công chúa bắt đầu. Đan sót, dệt vài cô đều không làm được thế là hai vợ chồng buôn nồi và bát đĩa. Đang làm ăn tốt thì có một chàng hiệp sĩ phi ngựa từ xa khiến đồng hàng vỡ. Thế là chồng xin cho cô vào làm phụ bếp trong hoàng cung. Trong lúc nhìn lén hôn lễ của nhà vua thì bị kéo ra ngoài, cô phát hiện ra chồng mình là vua chích chèo, người đã sửa đổi tính nết của mình.

Câu 13: Bố cục của tác phẩm Vua Chích chòe?

Trả lời

- Phần 1. Từ đầu đến “khiến cho từ đó trở đi ông vua tốt bụng ấy có tên là Vua chích chòe”: Sự kiêu ngạo của công chúa. - Phần 1. Từ đầu đến “khiến cho từ đó trở đi ông vua tốt bụng ấy có tên là Vua chích chòe”: Sự kiêu ngạo của công chúa.

- Phần 2. Tiếp theo đến “nhưng nàng sợ hãi giật tay lại”: Cuộc sống của công chúa sau khi lấy người hát rong. - Phần 2. Tiếp theo đến “nhưng nàng sợ hãi giật tay lại”: Cuộc sống của công chúa sau khi lấy người hát rong.

- Phần 3. Còn lại: Nàng công chúa nhận ra sai lầm, biết được sự thật và sống hạnh phúc cùng Vua chích chòe. - Phần 3. Còn lại: Nàng công chúa nhận ra sai lầm, biết được sự thật và sống hạnh phúc cùng Vua chích chòe.

Câu 14: Nàng công chúa đã chê các chàng trai đến kén rể như thế nào?

Trả lời

-  - Trong cuộc tuyển chọn phò mã:

+ Hoàn cảnh: Vua mời các chàng trai ở khắp các nước xa gần tới thết tiệc linh đình để chọn phò mã. Khách đứng thành hàng theo ngôi thứ. + Hoàn cảnh: Vua mời các chàng trai ở khắp các nước xa gần tới thết tiệc linh đình để chọn phò mã. Khách đứng thành hàng theo ngôi thứ.

+ Ai cũng bị công chúa giễu cợt: + Ai cũng bị công chúa giễu cợt:

 Người thì nàng cho là mập quá, nàng đặt tên là Thùng tô-nô.

 Người thì mảnh khảnh quá, nàng chê mảnh khảnh thế thì gió sẽ thổi bay.

Người thì lùn, nàng lại chê lùn mà mập nữa thì vụng về lắm.

 Người thì mặt mày xanh xao, bị nàng đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối.

 Người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi là Xung đồng đỏ.

 Người thứ sáu dáng hơi cong cong, nên nàng gọi là Cây non sấy lò cong cớn.

 Người có cằm hơi cong như mỏ chích chòe, nàng nói chẳng khác gì chim chích chòe có mỏ nên đặt tên là Vua chích chòe.

Câu 15: Sau khi trải qua những thử thách đấy, thái độ của công chúa với vua chích chòe - người từng bị công chúa chế giễu thậm tệ là gì?

Trả lời

 Khi nhận ra nhà vua chích chòe nhưng công chúa lại bị:

+ Từ chối, cố sức gạt ra. + Từ chối, cố sức gạt ra.

+ Cảm thấy từ chối khi bị mọi người chế nhạo. + Cảm thấy từ chối khi bị mọi người chế nhạo.

→ Hiểu được cảm xúc của người từng bị mình chế giễu. Chung thủy, cảm thấy không xứng đáng.

- Khi được vua chích chòe giải thích: Bật khóc nức nở "Em đã làm những điều sai trái, thật không xứng đáng là vợ của anh.".  - Khi được vua chích chòe giải thích: Bật khóc nức nở "Em đã làm những điều sai trái, thật không xứng đáng là vợ của anh.". 

→ Nhận lỗi, cảm thấy mình không xứng đáng.

Câu 16: Viết một đọạn văn (5 -7 câu) về chủ đề ở hiền sẽ gặp lành dẫn chứng qua hai hình tượng người em trong truyện Cây khế và Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh và trong đó có sử dụng câu biện pháp tu từ điệp ngữ?

Trả lời

Nhân vật người em trong Truyện Cây khế và Thạch Sanh trong chuyện Thạch Sanh là những hình tượng điểm hình cho câu nói: ở hiền lành ắt sẽ gặp những điều lành. Vì chất phác, hiền lành và chăm chỉ nên người em đã được Chim thần trả vàng khi ăn khế và trở nên cuộc sống sung túc ấm no sau đó. Tương tự chúng ta cũng biết về một chàng Thạch Sanh trượng nghĩa, biết bảo vệ công lý, cứu giúp người khác nên cuối cùng đã rửa oan cho mình và cưới công chúa con vua. Đều là những minh chứng rõ ràng cho việc ở hiền sẽ gặp lành. Những hành động tốt của họ đã ảnh hưởng mạnh mã tới mọi người và thu hút sự quý mến của mọi người xung quanh. Những câu chuyện cổ tích trên đều chứa đựng bài học ý nghĩa rằng người hiền lành lương thiện sẽ gặp may mắn, sống hạnh phúc tốt đẹp cho nhiều thế hệ sau.

Câu 17: Cái kết của câu chuyện Thạch Sanh là gì?

Trả lời

Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua và lui yên quân chư hầu

 - Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì

 - Hoàng tử bị công chúa từ hôn nổi giận, binh lính mười tám nước kéo sang đánh

 - Thạch Sanh một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc, tiếng đàn của chàng khiến binh lính phải cởi áo xin hàng và dọn cơm thết đãi những kẻ thua trận

 - Thạch Sanh lên ngôi vua.

Câu 18: Truyện Thạch Sanh để lại bài học gì cho chúng ta?

Trả lời

 - Trước hết tác phẩm là bài ca ca ngợi người anh hùng lí tưởng Thạch Sanh trong cuộc đấu tranh lại cái ác

 - Cũng như các nhân vật truyện cổ tích khác, Thạch Sanh phải trải qua rất nhiều thử thách khác nhau để khẳng định bản thân và đến được bến bờ hạnh phúc, đồng thời cho thấy quá trình đấu tranh thiện, ác gian nan của chàng. Bài học về việc giữ gìn đạo đức con người.

Câu 19: Hãy viết một đoạn văn (5 -7 câu) nêu bài học của em về tính kiêu ngạo thông qua tác phẩm Vua Chích chòe?

Trả lời

Truyện cổ tích Vua chích chòe là truyện dân gian nổi tiếng với những ý nghĩa, bài học sâu sắc trong đạo làm người. Cô công chúa trong câu chuyện có xuất thân cao quý, được sống trong nhung lụa, lại được trời ban cho sắc vóc hơn người. Cô không lấy đó làm biết ơn mà lại tỏ ra kiêu ngạo, đề cao bản thân và xem thường những người xung quanh. Chính vì sự kiêu ngạo đó, cô đã nhận được kết cục đích đáng khi trải qua cuộc sống khổ cực mà trước đây cô chưa từng nếm qua. Từ kết cục và thử thách đối với cô công chúa, tác giả dân gian muốn gửi gắm đến chúng ta bài học về thói kiêu ngạo ở đời, và hướng con người sống với thái độ biết ơn. Câu chuyện về cô công chúa và cách hành xử của các vị vua không những thể hiện sự trừng trị của nhân dân đối với những kẻ kiêu ngạo mà còn mang tính giáo dục cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này. Có thể nói đây chính là bài học đắt giá trong việc giáo dục con người và hướng chúng ta đến với lẽ sống cao đẹp.

 

Câu 20: Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người ra sao? Điều đó thể hiện đặc điểm gì của nhân vật?

Trả lời

●      Người thì nàng cho là mập quá, nàng đặt tên à Thùng tô-nô

●      Người thì mảnh khảnh quá, nàng chê gió sẽ thổi bay

●      Người thì lùn, nàng lại chê lùn mà mập nữa thì vụng về lắm

●      Người thì mặt mày xanh xao, bị nàng đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối

●      Người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi là Xung đồng đỏ

●      Người thứ sáu dáng hơi cong cong, nên nàng gọi là Cây non sấy lò cong cớn

●      Người có cằm hơi cong như mỏ chích chòe, nàng nói chẳng khác gì chim chích chòe có mỏ

=> Có thể thấy, công chúa có tính cách kiêu ngạo, hống hách, ngông cuồng.

Câu 21: Kết thúc truyện Vua Chích chòe, người kể chuyện nói:"Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới". Theo em, điều này có hợp lý không? Vì sao?

Trả lời

 Kết thúc truyện, người kể chuyện nói:"Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới". Theo em, điều này hợp lý. Tác giả tưởng tưởng tác giả và mọi người đều sẽ chứng kiến câu chuyện và rút ra cho mình được bài học về thói kiêu căng, ngông cường sẽ bị trừng phạt. Người nhận ra được sai lầm và sửa sai không bao giờ là muộn, sẽ được trân trọng. Giống như công chúa, khi nhận ra được lỗi sai của mình sẽ được kết hôn cùng vua chích chòe. 

Câu 22: Đâu là chi tiết kì ảo trong câu chuyện Cây Khế? Hãy chỉ ra và phân tích chi tiết đó ?

Trả lời

Con chim thần đưa hai anh em ra đảo hoang là con vật kì ảo. Vì nó mang 1 số đặc điểm như: 

+ Biết nói tiếng người: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!”  + Biết nói tiếng người: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!” 

+ Có phép thần  + Có phép thần kỳ, biết chỗ cất giấu của cải, vàng bạc, kim cương,… 

Câu 23: Đâu là nhân vật chính trong tác phẩm Cây Khế? Tính cách nhân vậy đấy là gì?

Trả lời

- Nhân vật chính trong tác phẩm là người anh và người em trong một gia đình: - Nhân vật chính trong tác phẩm là người anh và người em trong một gia đình:

+ Tính cách người em - nhân vật chính diện: nhân hậu, chăm chỉ làm ăn, có tấm lòng rộng lượng, dù bị chia gia tài bất công nhưng vẫn không tham vãn.  + Tính cách người em - nhân vật chính diện: nhân hậu, chăm chỉ làm ăn, có tấm lòng rộng lượng, dù bị chia gia tài bất công nhưng vẫn không tham vãn.

+ Tính cách của người anh - nhân vật phản diện: mưu đồ lấy hết gia sản, tham lam và lười biếng. Biết người em có chim thần cho vàng vì ăn khế nên lại mưu đồ đổi lấy cây khế và sau đó may túi 12 ngang để đi lấy vàng.  + Tính cách của người anh - nhân vật phản diện: mưu đồ lấy hết gia sản, tham lam và lười biếng. Biết người em có chim thần cho vàng vì ăn khế nên lại mưu đồ đổi lấy cây khế và sau đó may túi 12 ngang để đi lấy vàng.

=> Hai nhận vật có chung một xuất thân nhưng lại có tính cách trái ngược nhau, cùng đặt trong chuỗi tình huống giống nhau mỗi người sẽ có những cách ứng xử trái ngược nhau và từ đó có kết quả khác nhau.

Câu 24: Viết đoạn văn( khoảng 5-7 câu) viết lại một cái kết có hậu hơn dành cho người anh tham lam được có cơ hội sửa sai và làm lại

Trả lời

Sau khi bị rơi xuống biển, người anh trôi dạt vào bờ. Tỉnh lại được người dân cứu giúp và đưa trở về nhà trong tình trạng thê thảm. Từ đó, người anh hiểu ra hậu quả do thói tham lam gây nên và sống tử tế, nhân hậu hơn. Chứng kiến người anh đã thức tỉnh, người em trai hết lòng giúp đỡ anh vực dậy, cùng nhau chia ruộng đất, lao động cần mẫn, chăm chỉ và yêu thương nhau hơn xưa. Thấm thoát cả hai anh em cùng trở nên khá giả. Họ đã bàn với nhau để dành một phần riêng thóc gạo giúp đỡ những người nghèo khổ. Tiếng lành đồn xa, ai ai cũng yêu quý hai anh em nhà ấy. 

Câu 25: Chuyện Cây Khế có giống với những chuyện cổ tích khác hay không ?

Trả lời

- Từ ngữ quen thuộc trong chuyện cổ tích, mang âm hưởng miêu tả về vùng nông thôn Việt Nam  - Từ ngữ quen thuộc trong chuyện cổ tích, mang âm hưởng miêu tả về vùng nông thôn Việt Nam

- Cốt truyện  - Cốt truyện để nhớ, ấn tượng thích hợp để kể lại hoặc truyền miệng

Từ ngữ chỉ không gian – thời gian trong truyện cổ tích “Cây khế”: 

+ Thời gian: ngày xửa ngày xưa.  + Thời gian: ngày xửa ngày xưa. 

+ Không gian: ở một nhà kia.  + Không gian: ở một nhà kia. 

- Ý nghĩa: có ý phiếm chỉ không gian, thời gian xảy ra câu chuyện, nhằm đưa người đọc vào thế giới hư cấu thuận lợi hơn.  - Ý nghĩa: có ý phiếm chỉ không gian, thời gian xảy ra câu chuyện, nhằm đưa người đọc vào thế giới hư cấu thuận lợi hơn. 

- Có yếu  - Có yếu tố kỳ ảo: chim thần biết nói “ăn một quả khế, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!”

Câu 26: Viết một đoạn văn có sử dung biện pháp so sánh và từ láy để nói về hình tượng người dũng sĩ thông qua văn bản Thạch Sanh ?

Trả lời

Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh đã thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Từ việc chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh chú sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ, dũng đánh bại Đại Bàng để cứu công chúy và hoàng tử con Thủy thần. Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, chàng không hề nao núng mà mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, chú tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện rõ nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hoà giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng. Anh hùng Thạch Sanh cũng giống như nhiều hình tượng anh hùng tiêu biểu khác như: Thánh Gióng sẽ mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đốn mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cổ tích khác nhưng hình ảnh chú Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí mọi người.

Câu 27: Hành động của hai anh em khi được chim thần bảo may túi đi  lấy vàng ?

Trả lời

Người anhNgười em
 - Nịnh nọt người em đổi hết tài sản lấy cây khế.  - May túi 12 gang.  - Cố vơ vét hết vàng trên đảo. - May túi ba gang, lấy vàng trên đảo.  - Sẵn sàng chia sẻ cây khế với anh.

Câu 28: Giá trị nội dung của tác phẩmCây Khế?

Trả lời

+ Truyện Cây khế là câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn của nhân dân. + Truyện Cây khế là câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn của nhân dân.

Câu 29: Nghệ thuật được sử dụng trong Cây khế là gì?

Trả lời

Nghệ thuật của Cây khế là những chi tiết giàu tưởng tượng, kì ảo do nhân dân tưởng tượng và tạo ra.

Câu 30: Viết một đoạn văn (5 -7 câu) phân tích về chi tiết Niêu cơm xuất hiện ở sự kiện Thạch Sanh thu phục các nước chư hầu, trả lại sự bình yên cho đất nước.

Trả lời

Truyện Thạch Sanh không chỉ phản ánh quá trình đấu tranh thiện ác mà còn thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Lấy công chúa, Thạch Sanh trải qua thử thách cuối cùng: thu phục các nước chư hầu. Với niêu cơm thần và tiếng đàn thần các nước chư hầu phải ngả mũ xin hàng. Chi tiết niêu cơm thần và tiếng đàn thần là hai chi tiết có nhiều giá trị, ý nghĩa. Niêu cơm thần thể hiện mơ ước, khát vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc và tấm lòng nhân đạo của dân tộc. Tiếng đàn thần tượng trưng cho khát vọng hòa bình của nhân dân ta. Trải qua rất nhiều khó khăn thử thách, Thạch Sanh đã đến được bến bờ hạnh phúc, chung sống cùng công chúa và cai trị đất nước. Đây là phần thưởng xứng đáng cho đức hạnh cũng như tài năng của Thạch Sanh.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay