Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối Ôn tập bài 8 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 8 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 8. KHÁC BIỆT VÀ GẦN GŨI (PHẦN 1)

Câu 1: Do đâu khi làm bài tập làm văn, Ni-cô-la phải nhờ đến bố?

Trả lời

 - Bố Ni-cô-la thật sự rất khá và còn giỏi về tập làm văn. Các thầy giáo còn nói bố là cả một Ban-dắc.

 - Bài tập làm văn cần viết dàn ý, có bố cục và Ni - cô - la muốn được bố dạy mình học

Câu 2: Vì sao bố Ni-cô-la lại tỏ ra sốt sắng giúp cậu con trai làm bài văn?

Trả lời

Trong khi bố đang yêu cầu Ni-cô-la chọn về người bạn thân nhất để miêu tả và bố sốt sắng muốn biết bạn thân nhất của con là ai, thì có người hàng xóm của bố nhấn chuông cửa. Ông Ble-đúc thích gây sự với bố, muốn cùng bố đánh cờ và tỏ ý muốn cùng bố làm bài tập làm văn giúp con. 

Câu 3: Ai là người bạn thân nhất của cậu bé? - đó là điều cả bố của Ni-co-la và ông Ble-đúc cần phải biết khi muốn làm hộ bài tập làm văn. Vì sao vậy?

Trả lời

- Ác-nhăng là người bạn thân nhất của cậu bé.  - Ác-nhăng là người bạn thân nhất của cậu bé.

- Cả bố của Ni-co-la và ông Ble-đúc cần phải biết khi muốn làm hộ bài tập làm văn vì:  Khi nói với bố, Ni-co-la kể ra nhiều tên những người bạn thân và chưa chọn được người bạn thân nhất - Cả bố của Ni-co-la và ông Ble-đúc cần phải biết khi muốn làm hộ bài tập làm văn vì:  Khi nói với bố, Ni-co-la kể ra nhiều tên những người bạn thân và chưa chọn được người bạn thân nhất

Khi nói với ông Ble-đúc, Ni-co-la chưa kịp nói thì bố đã ngắt lời không kịp để cậu bé nói. Chính vì thế, cả hai người đều chưa biết được bạn thân nhất của cậu bé là ai.

Câu 4: Vì sao khi Ni-co-la đã kể ra nhiều người bạn thân của mình mà bố vẫn cảm thấy khó viết?

Trả lời

 Vì cậu bé có cả hàng đống bạn thân. Ni-co-la giới thiệu tất cả 6 bạn và bố đã ngạc nhiên, tròn mắt ra nhìn cậu bé. Không thể xác định đúng được trong tâm của bài tập làm văn

Câu 5: Trạng ngữ là gì? Phân loại chức năng của trạng ngữ?

Trả lời

Trạng ngữ là những từ ngữ là thành phần phụ của câu. Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính.

*Phân loại:

Trạng ngữĐặc điểm
Trạng ngữ chỉ thời gianTác dụng chỉ về thời gian của sự việc, hành động đang diễn ra trong câu. Trạng ngữ chỉ thời gian có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi về thời gian, giờ giấc như: bao giờ? mấy giờ? khi nào?
Trạng ngữ chỉ nơi chốnTác dụng chỉ rõ địa điểm, nơi chốn xảy ra sự việc, hành động đang xảy ra trong câu. Trạng ngữ nơi chốn có nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi "ở đâu?"
Trạng ngữ chỉ nguyên nhânThông thường, trạng ngữ loại này có độ dài hơn so với các loại khác do tính chất giải thích, nêu ra lý do tại sao sự việc trong câu lại diễn ra như vậy. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Tại sao? vì sao? do đâu?
Trạng ngữ chỉ mục đíchĐảm nhận vai trò của thành phần phụ trong câu hoàn chỉnh, chỉ mục đích của sự việc, hành động được nhắc đến trong câu. Trạng ngữ chỉ mục đích có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Để làm gì? vì cái gì? mục tiêu là gì?
Trạng ngữ chỉ phương tiệnĐược sử dụng với mục đích làm rõ các phương tiện, cách thức di chuyển của sự việc, hành động, con người... được nhắc đến trong câu. Thông thường, trạng ngữ chỉ phương tiện thường đi kèm từ "bằng" hoặc "với". Nó có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: với cái gì? bằng cái gì?

Câu 6: Đặt 2 câu có chứa trạng ngữ?

Trả lời

- Trong bếp, mẹ đang nấu ăn - Trong bếp, mẹ đang nấu ăn

- Tối qua, tôi đã hoàn thành xong các bài tập về nhà - Tối qua, tôi đã hoàn thành xong các bài tập về nhà

Câu 7: Chỉ ra 3 câu có trạng ngữ và chức năng của trạng nữa trong văn bản “Xem người ta kia kìa!”?

  • a. Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiều ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng.
  • b. Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn.
  • c. Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hẳn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình.

Câu 8: Tìm trạng ngữ trong các câu sau:

  • a.     Tối qua, em ăn cơm xong học bài.
  • b.    Trong bếp, mẹ đang nấu cơm và ở sân, bé An đang đá bóng.
    • a.     Tối qua
    • b.    Trong bếp; ở sân

Câu 10: Tìm hiểu về tác giả Hai loại khác biệt ?

Trả lời 

- Tiến sĩ Giong-mi Mun (Youngme Moon) – Giáo sư của Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School), Phó khoa về Chiến lược và Đổi mới (Senior Associate Dean for Strategy and Innovation).  - Tiến sĩ Giong-mi Mun (Youngme Moon) – Giáo sư của Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School), Phó khoa về Chiến lược và Đổi mới (Senior Associate Dean for Strategy and Innovation). 

- Cô đã từng được nhận không ít giải thưởng nhờ vào quá trình giảng dạy xuất sắc cũng như những nghiên cứu có giá trị về sự giao thoa giữa kinh doanh, thương hiệu và văn hóa. - Cô đã từng được nhận không ít giải thưởng nhờ vào quá trình giảng dạy xuất sắc cũng như những nghiên cứu có giá trị về sự giao thoa giữa kinh doanh, thương hiệu và văn hóa.

- Cô là người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên được bổ nhiệm tại Trường Kinh doanh Harvard. - Cô là người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên được bổ nhiệm tại Trường Kinh doanh Harvard.

Câu 11: Thể loại của văn bản Hai loại khác biệt

Trả lời 

Văn bản nghị luận 

 

Câu 12: Ngôi kể chuyện của tác phẩm Hai loại khác biệt?

Trả lời 

Ngôi kể thứ nhất

Câu 13: Tóm tắt văn bản Xem người ta kìa?

Trả lời

Nhân vật tôi luôn thấy khó chịu mỗi lần bị mẹ so sánh với người khác bằng những câu như: “ Xem người ta kìa!”, “Có ai như thế không?”… Sau này khi mẹ đã khuất nhân vật tôi hiểu rằng những lần nói như vậy là mong mình bằng chị, bằng em, không làm xấu mặt gia đình đó là điều người mẹ nào cũng mong muốn. Mà trong thực tế cũng có rất nhiều tấm gương vượt lên chính mình nhờ noi gương những người xuất chúng. Nhưng nhân vật tôi thì luôn nghĩ rằng thế giới này muôn hình muôn vẻ ai cũng cần hòa nhập nhưng sự hòa nhập cũng cần có lối riêng. Mỗi người cần phải được tôn trọng sự khác biệt có như vậy tập thể mới trở nên phong phú, đa dạng nhiều màu sắc. Và những người lớn nên thay đổi những câu kiểu “Xem người ta kìa” thành “Người ta đã khác, đã hay như thế sao mình lại không khác không hay theo cách của riêng mình”

Câu 14: Nêu bố cục của văn bản Xem người ta kìa?

Trả lời

- Phần 1 (Từ đầu đến ...không ước mong điều đó?): Giới thiệu vấn đề - Phần 1 (Từ đầu đến ...không ước mong điều đó?): Giới thiệu vấn đề

- Phần 2 (Tiếp theo đến ...gạt bỏ cái riêng của từng người): Chứng minh ai cũng có đặc điểm riêng - Phần 2 (Tiếp theo đến ...gạt bỏ cái riêng của từng người): Chứng minh ai cũng có đặc điểm riêng

- Phần 3 (Còn lại): Khẳng định lại vấn đề - Phần 3 (Còn lại): Khẳng định lại vấn đề

Câu 15: Tác phẩm Xem người ta kìa đang bàn đến chủ đề gì?

Trả lời

Chủ đề của tác phẩm: điều khác biệt ở mỗi người

Câu 16: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Xem người ta kìa?

Trả lời

Xem người ta kìa! bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,... như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không nên hòa tan.

Câu 17: Hãy nêu giá tri nghệ thuật của tác phẩm Xem người ta kìa?

Trả lời

Lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng xác đáng cùng cách trao đổi vấn đề mở, hướng tới đối thoại với người đọc.

Câu 18: Nêu tác dụng của cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết.

Trả lời

- Tác dụng của cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết: Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện. - Tác dụng của cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết: Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện.

 

Câu 19:  Với câu “Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao”.  có thể dùng từ kiểu đề thay cho từ vẻ được không? Vì sao?

Trả lời

  • a. Không thể dùng từ kiểu để thay cho vẻ được vì:

Câu 20: Từ khuất được dùng trong câu “Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng lớn”, có phù hợp hơn so với một số từ khác cùng nghĩa là chết như: mất, từ trần, hi sinh?

Trả lời

  • b. Từ khuất phù hợp hơn bởi nhắc đến cái chết của mẹ, người con thể hiện cách nói giảm, nhằm giấu bớt nỗi đau mất mát.

Câu 21:  Vì sao trong câu “Tôi luôn nhớ về mẹ với niềm xúc động khôn nguôi”, từ xúc động được chọn hợp lý hơn các từ khác như cảm xúc hay xúc cảm ?

Trả lời

  • c. Từ xúc động là sự lựa chọn phù hợp nhất bởi đó là những từ gần nghĩa chứ không hoàn toàn đồng nghĩa với nhau. Xúc động biểu hiện cảm xúc mạnh hơn so với cảm động hay xúc cảm.

Câu 22: Mâu thuẫn bất ngờ giữa bố và ông Blê-đúc trong Bài tập làm văn?

Trả lời 

- Hoàn cảnh: Khi bố đang giúp Ni-cô-la, ông Blê-đúc sang muốn đánh cờ cùng bố. - Hoàn cảnh: Khi bố đang giúp Ni-cô-la, ông Blê-đúc sang muốn đánh cờ cùng bố.

- Diễn biến: - Diễn biến:

+ Bố từ chối lời đề nghị và nêu lí do là muốn cùng nhân vật làm bài. + Bố từ chối lời đề nghị và nêu lí do là muốn cùng nhân vật làm bài.

+ Ông Blê-đúc muốn giúp để bài tập sẽ làm cực nhanh + Ông Blê-đúc muốn giúp để bài tập sẽ làm cực nhanh

+ Mặc cho bố Ni-cô-la ngăn cản, ông vẫn ngồi xuống, gãi đầu, nhìn ngơ ngẩn rồi hỏi người bạn thân nhất của Ni-cô-la. + Mặc cho bố Ni-cô-la ngăn cản, ông vẫn ngồi xuống, gãi đầu, nhìn ngơ ngẩn rồi hỏi người bạn thân nhất của Ni-cô-la.

+ Bố Ni-cô-la ngắt lời và ông Blê-đúc nói lời khiến bố phật ý. + Bố Ni-cô-la ngắt lời và ông Blê-đúc nói lời khiến bố phật ý.

+ Ni-cô-la bảo vệ bố nhưng câu nói ấy khiến ông Blê-đúc cười rũ và thế là cuộc tranh cãi xảy ra: Bố vẩy mực vào ca-vát ông, ông thì tức giận. + Ni-cô-la bảo vệ bố nhưng câu nói ấy khiến ông Blê-đúc cười rũ và thế là cuộc tranh cãi xảy ra: Bố vẩy mực vào ca-vát ông, ông thì tức giận.

Câu 23: Kết quả của cuộc mây thuẫn bất ngờ trong Bài tập làm văn là gì?

Trả lời 

→ Hai người không thể giúp Ni-cô-la làm bài vì mải tranh cãi với nhau.

- Kết quả: - Kết quả:

+ Không giúp được gì. + Không giúp được gì.

+ Không còn nói chuyện với nhau + Không còn nói chuyện với nhau

Câu 24: Ni -cô la đã làm gì sau đó ?

Trả lời 

- Ni-cô-la nhận ra mình nên làm bài tập một mình. - Ni-cô-la nhận ra mình nên làm bài tập một mình.

- Ni-cô-la làm được một bài văn ra trò, kể về Ác-nhăng. - Ni-cô-la làm được một bài văn ra trò, kể về Ác-nhăng.

- Ni-cô-la được điểm rất cao và được khen là có cá tính, đề tài độc đáo. - Ni-cô-la được điểm rất cao và được khen là có cá tính, đề tài độc đáo.

→ Bài viết mà tự mình làm ra thì mới có cá tính và độc đáo.

Câu 25: Hãy liệt kê và nêu tác dụng của biện pháp tu từ khác được sử dụng trong văn bản “Xem người ta kìa!”

Trả lời

Biện pháp so sánh: giống người khác, nghịch như quỷ => Làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Điệp từ: muôn màu muôn vẻ, người khác, mẹ =>  Nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề, ý nghĩa muốn truyền tải đến người đọc hay người nghe.

Câu hỏi tu từ: chẳng phải vậy sao? Ai đời lại thế? Có ai như thế không? Ai chẳng muốn thành  đạt? => Giúp nhấn mạnh nội dung và làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn và trực quan hơn. Sử dụng câu hỏi tu từ linh hoạt còn có thể làm tăng đa dạng và phong phú cho sắc thái ý nghĩa trong câu

Câu 26: Viết một đoạn văn (5 -7 câu ) về chủ đề : nét độc đáo riêng của mỗi người. Trong đó có sử dụng 2 câu có trạng từ.

Trả lời

Ngày nay, xã hội hiện đại đặt ra nhu cầu phát triển và hội nhập vô cùng mạnh mẽ. Để chung sống và phát triển thì mỗi chúng ta cần phải hòa mình vào cuộc sống tập thể, gắn kết được cuộc sống cá nhân với sự phát triển của cộng đồng và những người xung quanh. Bởi vậy việc chấp nhận sự khác biệt của người khác là điều vô cùng quan trọng. Mỗi người trong xã hội lại có tính cách, suy nghĩ và cá tính riêng biệt, vì vậy khi chúng ta biết tôn trọng sự khác biệt thì chúng sẽ thực sự hòa nhập được vào cuộc sống xã hội. Mặt khác, chấp nhận sự khác biệt của người khác còn giúp chúng ta gây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp, đó có thể là tình bạn, tình yêu, tình đồng đội, đồng chí... Khi chúng ta biết tôn trọng sự khác biệt của người khác thì chúng ta sẽ nhận lại được sự tôn trọng và tình cảm quý mến của người khác dành cho mình.

Câu 27: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:

a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu.

b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò.

c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.

Trả lời:

a)

+ Đậu tương: đậu chỉ tên 1 loại đậu + Đậu tương: đậu chỉ tên 1 loại đậu

+ Đất lành chim đậu: đậu chỉ hành động đứng trên mặt đất của loài chim + Đất lành chim đậu: đậu chỉ hành động đứng trên mặt đất của loài chim

+ Thi đậu: đậu chỉ việc thi đỗ vào nguyện vọng mong muốn + Thi đậu: đậu chỉ việc thi đỗ vào nguyện vọng mong muốn

b)

+ bò kéo xe: bò chỉ con bò + bò kéo xe: bò chỉ con bò

+ 2 bò gạo: bò chỉ đơn vị đo lường (đấu, long, nắm...) + 2 bò gạo: bò chỉ đơn vị đo lường (đấu, long, nắm...)

+ cua bò: bò chỉ hành động di chuyển trên mặt đất bằng chân + cua bò: bò chỉ hành động di chuyển trên mặt đất bằng chân

c)

+ sợi chỉ: chỉ là đồ vật dạng sợi dài, mảnh để may vá + sợi chỉ: chỉ là đồ vật dạng sợi dài, mảnh để may vá

+ chiếu chỉ: chỉ là thông báo của nhà vua viết trên giấy + chiếu chỉ: chỉ là thông báo của nhà vua viết trên giấy

+ chỉ đường: chỉ là hành động hướng dẫn, cung cấp thông tin cho người khác + chỉ đường: chỉ là hành động hướng dẫn, cung cấp thông tin cho người khác

+ chỉ vàng: chỉ là đơn vị đo lường khối lượng vàng + chỉ vàng: chỉ là đơn vị đo lường khối lượng vàng

Câu 28: Chỉ ra nghĩa của cụm từ gạch chân trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc và ý nghĩa:

Giờ đây khi hồi tưởng lại, tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên”

Trả lời

Đó là thành phần trạng ngữ chỉ thời gian và nếu bỏ thì câu không nói rõ hành động đó xảy ra vào lúc nào.

Câu 29: Kết luận được rút ra cuối bài Hai loại khác biệt là gì?

Trả lời 

- Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bề ngoài, có tính chất dễ dãi cho nên hầu như ai muốn cũng có thể bắt chước.  - Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bề ngoài, có tính chất dễ dãi cho nên hầu như ai muốn cũng có thể bắt chước. 

- Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có trí tuệ, biết nhận thức về các giá trị, phải có các năng lực cần thiết, có bản lĩnh, sự tự tin,... - Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có trí tuệ, biết nhận thức về các giá trị, phải có các năng lực cần thiết, có bản lĩnh, sự tự tin,...

Câu 30: Em có đồng tình với quan điểm của tác giả là có hai loại khác biệt hay không? Vì sao?

Trả lời 

Em đồng tình với quan điểm của tác giả. Vì theo những gì em quan sát việc tạo ấn tượng có nhiều cách khác nhau, có những điều em thấy rất ấn tượng và nhớ mãi đến bây giờ. Có những ấn tượng chỉ lướt qua và em không bao giờ nhớ đến. Những điều ấn tượng khiến em nhớ đến hầu như là bởi vì trí tuệ, sự tự tin, bản lĩnh bên trong con người họ. Chứ không phải về trang phục, vật chất bên ngoài.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay