Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối Ôn tập bài 8 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 8 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 8. KHÁC BIỆT VÀ GẦN GŨI (PHẦN 2)

Câu 1: Tìm hiểu sơ lược về tác giả Bài tập làm văn

Trả lời 

- Rơ-nê Gô-xi-nhi (1926-1977) là nhà văn Pháp, chuyên sáng tác truyện tranh, viết kịch, làm phim.  - Rơ-nê Gô-xi-nhi (1926-1977) là nhà văn Pháp, chuyên sáng tác truyện tranh, viết kịch, làm phim. 

- Giăng-giắc Xăng-pê (sinh năm 1932) là họa sĩ người Pháp , chuyên vẽ truyện tranh và tranh biếm họa.  - Giăng-giắc Xăng-pê (sinh năm 1932) là họa sĩ người Pháp , chuyên vẽ truyện tranh và tranh biếm họa. 

Câu 2: Thể loại của tác phẩm Bài tập làm văn

Trả lời 

Truyện ngắn

Câu 3: Bố cục của tác phẩm Bài tập làm văn

Trả lời 

- Phần 1 (Từ đầu đến ...hôm sau người cười): Bố Ni-cô-la giúp đỡ làm bài tập làm văn. - Phần 1 (Từ đầu đến ...hôm sau người cười): Bố Ni-cô-la giúp đỡ làm bài tập làm văn.

- Phần 2 (Tiếp theo đến …ông Blê-đúc rất tức giận): Ông hàng xóm Blê-đúc muốn giúp đỡ bài tập làm văn. - Phần 2 (Tiếp theo đến …ông Blê-đúc rất tức giận): Ông hàng xóm Blê-đúc muốn giúp đỡ bài tập làm văn.

- Phần 3 (Còn lại): Bài học Ni-cô-la rút ra được. - Phần 3 (Còn lại): Bài học Ni-cô-la rút ra được.

Câu 4: Tìm hiểu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác Bài tập làm văn?

Trả lời 

Trích từ Trích Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể, NXB Hội nhà văn và Nhã Nam, Hà Nội, 2016.

Câu 5: Đặt câu hoàn chỉnh mà trong đó có trạng ngữ chỉ:

1.     Nơi chốn

2.     Thời gian

3.     Nguyên nhân

4.     Mục đích

5.     Phương tiện/cách thức

6.     Nơi chốn và thời gian

7.     Thời gian và phương tiện/cách thức

Trả lời

1.     Ở trường, thầy cô luôn chỉ dạy cho em nhiều bài học bổ ích.

2.     Mỗi buổi sáng, ông em đều chạy bộ ở vườn hoa.

3.     Vì cô giáo nghiêm khắc, các em học sinh rất chăm chỉ nghe giảng.

4.     Để nhìn được bảng rõ hơn, em đã xin cô giáo cho em lên ngồi bàn đầu.

5.     Bằng sự cẩn thận và tỉ mỉ, chữ viết của em ngày càng đẹp hơn.

6.     Ngay tại đây, lúc này, một cơn gió lớn đang làm bật những gốc cây.

7.     Chỉ với ba tháng, bằng sự cần cù siêng năng, cậu đã từ học sinh trung bình lên học sinh giỏi.

Câu 6: Các em hãy tìm yếu tố trạng ngữ trong câu và xác định đó là loại trạng ngữ gì?

a, Ở thế giới thần tiên, những nàng công chúa đều thật là xinh đẹp và duyên dáng.

b, Mỗi khúc giao mùa, gia đình em đều dễ bị cúm vặt.

c,Với sự đồng lòng và quyết tâm, đội của em đã chiến thắng giải đấu.

d,Ở miền Nam, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

e, Ngoài hiên nhà, bố treo những chậu cây xương rồng.

Trả lời

a,“Ở thế giới thần tiên” là trạng ngữ chỉ nơi chốn.

b, “Mỗi khúc giao mùa” là trạng ngữ chỉ thời gian.

c, “Với sự đồng lòng và quyết tâm” là trạng ngữ chỉ cách thức.

d, “Ở miền Nam” là trạng ngữ chỉ nơi chốn.

e, “Ngoài hiên nhà” là trạng ngữ chỉ nơi chốn.

Câu 7: Các em hãy tìm yếu tố trạng ngữ trong câu và xác định trạng ngữ đó trả lời cho câu hỏi nào?

1.     Trên trời những đám mây trôi lững lờ.

2.     Cứ đến cuối tuần là cả gia đình em lại về quê thăm ông bà.

3.     Để cao lớn hơn em cần ăn đầy đủ dưỡng chất và chăm chỉ tập thể dục.

4.     Từ phía xa, tôi nhìn thấy bóng mẹ đang về.

5.     Bằng nét diễn chân thật và đôi mắt thơ ngây, cô ấy đã lấy đi bao giọt nước mắt của khán giả.

6.     Vì sợ bóng tối, em thường hay bật đèn khi ngủ.

Trả lời

-  - “Trên trời” là thành phần trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Những đám mây trôi ở đâu?”

-  - “Cứ đến cuối tuần” là thành phần trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Cả gia đình em về quê thăm ông bà khi nào?”

-  - “Để cao lớn hơn” là thành phần trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Em ăn đầy đủ dưỡng chất và chăm chỉ tập thể dục để làm gì?”

-  - “Từ phía xa” là thành phần trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Em nhìn thấy bóng mẹ ở đâu?”

-  - “Bằng nét diễn chân thật và đôi mắt thơ ngây” là thành phần trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Cô ấy đã lấy đi bao giọt nước mắt của khán giả bằng cách nào?”

-  - “Vì sợ bóng tối” là thành phần trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Vì sao em thường bật đèn khi đi ngủ?”

Câu 8: Điền thành phần trạng ngữ thích hợp vào ô trống và chỉ ra đó là loại trạng ngữ gì?

1.      …………., các em học sinh được nghỉ học.

2.      …………., thành tích của em luôn đứng thứ nhất.

3.      …………., Nam đụng xe vào hàng rào.

4.      …………., bà ôm em mỗi ngày.

5.      …………., lá vàng rụng đầy sân.

6.      …………., học sinh chạy ào ra sân trường để chơi đuổi bắt, đá cầu, nhảy dây.

7.      …………., em đã thức khuya học bài.

Trả lời

1,Vì mưa lũ (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)/Hôm nay là chủ nhật (trạng ngữ chỉ thời gian)

2, Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)/Ở lớp (trạng ngữ chỉ nơi chốn)

3, Vì không tập trung (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)

4,Với vòng tay ấm áp (trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức)/ Vì thương em (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)

5, Mùa thu tới (trạng ngữ chỉ thời gian)

6, Giờ ra chơi (trạng ngữ chỉ thời gian)

7, Để đạt được điểm cao bài thi sáng mai (trạng ngữ chỉ mục đích)

Câu 9: Tóm tắt tác phẩm Hai loại khác biệt?

Trả lời 

Giáo viên ra yêu cầu trong suốt 24 tiếng các học sinh phải trở nên khác biệt. Mọi người đều sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính. Trong khí đó, J ăn mặc như bình thường như cư xử khác thường – đứng lên trả lời các câu hỏi của giáo viên một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Lần đầu tiên J làm thế thì mọi người nhưng càng về sau họ đều nhận ra được ý nghĩ thực sự. Sự khác biệt chia làm loại: một là có nghĩa và hai là vô nghĩa. Hành động của mọi người là sự khác biệt vô nghĩa còn của J tạo nên sự khác biệt có nghĩa.

Câu 10: Bố cục của tác phẩm Hai loại khác biệt?

Trả lời 

- Phần 1 (Từ đầu đến …trong phòng ăn trưa): Giới thiệu bài tập “trở nên khác biệt” - Phần 1 (Từ đầu đến …trong phòng ăn trưa): Giới thiệu bài tập “trở nên khác biệt”

- Phần 2 (Tiếp theo đến ...khá là mẫu mực): Hành động của J - Phần 2 (Tiếp theo đến ...khá là mẫu mực): Hành động của J

- Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa của sự khác biệt - Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa của sự khác biệt

Câu 11: Nêu ra giá trị nội dung của tác phẩm Hai loại khác biệt?

Trả lời 

Hai loại khác biệt đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.

Câu 12: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Hai loại khác biệt?

Trả lời 

Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng xác thực.

Câu 13: Tìm hiểu về tác giả Xem người ta kìa?

Trả lời

Tác giả văn bản “Xem người ta kìa” Lạc Thanh

Câu 14: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Xem người ta kìa?

Trả lời

Trích từ Tạp chí sông Lam, số 8/2020.

Câu 15: Phương thức biểu đạt của văn bản Xem người ta kìa là gì?

Trả lời

Phương thức biểu đạt: Nghị luận - bàn về một hiện tượng, đối tượng có thể trong tác giả dùng chủ yếu các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó lập luận chỉ ra những điểm nhấn, luận điểm nhằm xác định chỉ ra cho người đọc. Trong văn bản này bàn về vấn đề so sánh với người khác.

Câu 16: Tác giả đã mở đầu văn bản Xem người ta kìa bằng cách nào?

Trả lời

Câu nói quen thuộc “xem người ta kìa” => Câu nói quen thuộc với bất kìa bạn trẻ nào cũng từng nghe qua khi mẹ nói về mình. Quen thuộc đến nỗi đã từng có rất nhiều cuộc thảo luận về điều này diễn ra trên các trang mạng xã hội.

Câu 17: Thử lược bỏ trạng ngữ trong các câu sau và chỉ ra sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ với câu không còn trạng ngữ:

  • a. Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”.
  • b. Trên đời, mọi người giống nhau nhiêu điều lắm.
  • c. Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ
    • a.            Lược bỏ trạng ngữ: cùng với câu này (trạng ngữ có tác dụng liên kết với câu trước).
    • b. Lược bỏ trạng ngữ: trên đời 
    • c. Lược bỏ trạng ngữ: tuy vậy

Câu 19: Giải thích các thành ngữ sau: chung sức chung lòng, mười phân vẹn mười ?

Trả lời

-  - Chung sức chung lòng có nghĩa là: đoàn kết

-  - Mười phân vẹn mười có nghĩa là: Toàn vẹn, không có khiếm khuyết

 

Câu 20:  Giải thích các thành ngữ trong câu sau?

  • a. Tôi đã hiểu ra, mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kià!” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị.
  • b. Kia, các bạn trong lớp tôi mỗi người một vẻ, sinh động biết bao.
  • c. Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ”, ai ngờ quỷ cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào!
    • a. Thua em khém chị: không được bằng chị em, bạn bè, thua kém mọi người (chỉ nói về phụ nữ).
    • b. Mỗi người một vẻ: những nét bề ngoài nhìn trên phương diện tổng thể, thường được đánh giá là đẹp của con người mang những vẻ khác nhau, muôn màu muôn vẻ
    • c. Nghịch như quỷ: những người nghịch ngợm, hay bày trò. 

Câu 22: Bố Ni - cô - lai đã hướng dẫn bạn ấy làm bài tập làm văn như thế nào?

Trả lời 

+ Bài tập làm văn cần viết dàn ý, có bố cục. + Bài tập làm văn cần viết dàn ý, có bố cục.

- Quá trình: - Quá trình:

+ Bố Ni-cô-la khen đầu bài ra rất hay và nói bài phải có bố cục. + Bố Ni-cô-la khen đầu bài ra rất hay và nói bài phải có bố cục.

→ Một bài văn phải có bố cục.

+ Bố Ni-cô-la đưa ra câu hỏi "Ai là bạn thân nhất của con?" và muốn Ni-cô-la nói cả về đặc điểm của bạn. Như thế thì sẽ lập được dàn ý và viết bài sẽ rất dễ. + Bố Ni-cô-la đưa ra câu hỏi "Ai là bạn thân nhất của con?" và muốn Ni-cô-la nói cả về đặc điểm của bạn. Như thế thì sẽ lập được dàn ý và viết bài sẽ rất dễ.

→ Trước khi viết bài văn phải có dàn ý.

+ Ni-cô-la đưa ra hàng loạt những cái tên cũng như đặc điểm của các bạn. + Ni-cô-la đưa ra hàng loạt những cái tên cũng như đặc điểm của các bạn.

→ Điều này khiến bố Ni-cô-la thấy khó vì có quá nhiều cái tên mà đề bài chỉ yêu cầu viết về người bạn thân nhất.

→ Cần xác định rõ đối tượng viết đến trong bài.

+ Cuộc nói chuyện bị ngắt quãng bởi tiếng chuông và sự mâu thuẫn sau đó. + Cuộc nói chuyện bị ngắt quãng bởi tiếng chuông và sự mâu thuẫn sau đó.

Câu 23: Em có đồng tình với quan điểm của Ni - cô - lai là “tốt nhất là tôi nên tự làm một mình” hay không? Hãy viết một đoạn văn ( 5 -7 câu) giải tích lý do  và nêu ra cảm nhận của em về điều đó?

Trả lời 

Xung quanh chúng ta có rất nhiều những con người tài giỏi, thành công. Không phải tự nhiên họ có được những kết quả tốt đẹp. Đó là cả một quá trình dài. Trên hành trình đó không thể thiếu tính tự lập, một đức tính quan trọng của cuộc sống. Cũng giống như quan điểm của Ni - cô - lai trong truyện Bài tập làm văn :tốt nhất tôi nên tự làm một mình”, và em hoàn toàn đồng tình với quan điểm đó.  Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Hiểu đơn giản tự lập là những hành động hết sức quen thuộc. Tự làm bài về nhà mà bố mẹ không phải nhắc nhở, tự dọn dẹp nhà cửa mà không cần cha mẹ nhờ, bài kiểm tra hoàn thành mà không phải đi chép bài, hay dám đứng dậy trả lời, giơ tay phát biểu, đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về những vấn đề được nêu ra…Thành công sẽ không đến với những ai không có tính tự lập. Bởi tự lập là một trong những điều cốt lõi nhất của con người trên con đường hoàn thiện bản thân

Câu 24: Viết một đoạn văn (5 -7 câu)  nêu ra bài học em đã học được sau khi đọc văn bản Hai loại khác biệt?

Trả lời 

Qua tác phẩm Hai loại khác biệt em nhận ra rất nhiều bài học về sự khác biệt. Cuộc sống của chúng ta có vô vàn sắc màu, mà mỗi sắc màu sẽ làm cuộc sống thêm tươi đẹp hơn. Trong đó sự tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác là vô cùng quan trọng. Trước tiên, tôn trọng chính là chúng ta đánh giá cao, và không có lời lẽ, hành động không vi phạm hay xúc phạm đến người khác. Còn quan điểm của mỗi người dựa vào suy nghĩ, cách đánh giá sự vật, sự việc của mỗi người. Nên sẽ không ai giống ai về quan điểm cả. Tôn trọn quan điểm của người cũng như tôn trọng người đó và đồng thời tôn trọng sự khác biệt của mỗi người. Đưa ra một vấn đề sự dụng điện thoại có người phê phán xã hội là một ' thế hệ cúi đầu", nhưng cũng có người cho rằng chiếc điện thoại di động là một bước đột phá, mang lại nhiều lợi ích cho con người. Mỗi quan điểm lại có một ý đúng và sai, ta phủ nhận hay kahwngr định ý kiến nào. Hay chỉ trọng một cuộc tranh luận mà chúng ta tôn trọng quan điểm của người khác giúp cho họ tự tin vào bản thân mình hơn, lạc quan hơn vào cuộc sống. Hãy là người thông minh khi biết tiếp thu những quan điểm tốt. và loại bỏ những điểm xấu để cần ngày hoàn thiện bản thân hơn. Và tôn trọng quan điểm của người khác sẽ tạo ra một môi trường sống lành mạnh, tích cực, văn minh, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân. Xây dựng một xã hội văn minh thì nên biết tôn trọng quan điểm của người khác.

Câu 25: Kết quả của bài tập này trong Hai loại khác biệt là gì?

Trả lời 

Các bạn trong lớpBạn J
 - Trở nên lố bịch, kì lạ nhưng lại không khác biệt.  - Nhận ra mình chọn cách đơn giản nhất vì không quan tâm tìm kiếm một thứ ý nghĩa hơn, mình là khác biệt vô nghĩa. - Ban đầu: Các bạn cười khúc khích vì cho là kì quặc.  - Về sau: Nể phục và được mọi người đặc biệt chú ý.

Câu 26: Hai loại khác biệt tác giả chia ra là gì?

Trả lời 

Một loại là khác biệt vô nghĩa: dẫn chứng là các bạn trong lớp học khi cố thay đồ quần áo, kiểu tóc, ...Vì sau đó sẽ không ai còn nhớ gì

Một loại là sự khác biệt có ý nghĩa: dẫn chứng là bạn J bạn thay đổi về thái độ, xung phong phát biểu,...Nó để lại ấn tượng tốt khiến cho mọi người nhớ đến sâu sắc

Câu 27: Lí lẽ mà tác giả đã giải thích vì sao người mẹ nào cũng từng so sánh con mình với con người khác?

Trả lời

+ Muốn con bằng người khác, không thua kém, không làm xấu mặt gia đình, không để ai phải phàn nàn, kêu ca. + Muốn con bằng người khác, không thua kém, không làm xấu mặt gia đình, không để ai phải phàn nàn, kêu ca.

+ Là mong muốn của tất cả các người mẹ trên đời. + Là mong muốn của tất cả các người mẹ trên đời.

- Giải thích lí do mẹ nói câu đó: - Giải thích lí do mẹ nói câu đó:

+ Đưa ra một loạt câu hỏi khẳng định mọi người đều ao ước thành công. + Đưa ra một loạt câu hỏi khẳng định mọi người đều ao ước thành công.

+ Không ít người vượt lên chính mình nhờ noi gương người xuất chúng. + Không ít người vượt lên chính mình nhờ noi gương người xuất chúng.

+ Những “người khác” mà mẹ nói là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười. + Những “người khác” mà mẹ nói là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.

+ Cảm xúc của bản thân: không hề cảm thấy dễ chịu. + Cảm xúc của bản thân: không hề cảm thấy dễ chịu.

Câu 28: Tấm lòng của người mẹ luôn muốn được con mình tốt hơn, nhưng cách thể hiện này đã gây ra các hại gì?

Trả lời

Đứng trên góc độ của người con cách thể hiện của các bậc phụ huynh vô tình đã khiến cho con của cảm thấy bị yếu kém, không cảm thấy thoải mái là lâu dần sẽ trở nên tự ti, khép mình lại. 

Câu 29: Tác giả đã phân tích vấn đề này như thế nào bị so sánh như thế nào?

Trả lời

 Mong muốn được sống với con người thực của mình

 - Ý kiến của bản thân: Mỗi người đều khác nhau.

+ Thế giới là muôn màu, muôn vẻ. Vạn vật trên rừng dưới biển đều thế và xã hội con người cũng thế. + Thế giới là muôn màu, muôn vẻ. Vạn vật trên rừng dưới biển đều thế và xã hội con người cũng thế.

+ Lấy ví dụ: Trong 1 lớp học mọi người đều khác nhau ở nhiều khía cạnh. + Lấy ví dụ: Trong 1 lớp học mọi người đều khác nhau ở nhiều khía cạnh.

+ Đưa ra một câu nói hay “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là… không ai giống ai cả”. + Đưa ra một câu nói hay “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là… không ai giống ai cả”.

+ Đưa ra khẳng định của bản thân: Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần đáng quý trong mỗi con người. + Đưa ra khẳng định của bản thân: Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần đáng quý trong mỗi con người.

- Trở lại vấn đề ở mở bài, khẳng định thêm ý kiến bản thân: - Trở lại vấn đề ở mở bài, khẳng định thêm ý kiến bản thân:

+ Người thân không hẳn đúng khi ngăn cản, không để con người sống với con người thực của mình. + Người thân không hẳn đúng khi ngăn cản, không để con người sống với con người thực của mình.

+ Hòa nhập là tốt nhưng hòa nhập để tập thể trở nên phong phú. + Hòa nhập là tốt nhưng hòa nhập để tập thể trở nên phong phú.

+ Hòa nhập không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng từng người. + Hòa nhập không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng từng người.

➩ Dẫn chứng.

- Kết thúc đặc biệt, tạo đối thoại với người đọc: Kết thúc bằng câu hỏi. - Kết thúc đặc biệt, tạo đối thoại với người đọc: Kết thúc bằng câu hỏi.

Câu 30: Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc văn bản Xem người ta kìa

Trả lời:

Khi tìm hiểu xong văn bản “Xem người ta kìa” em cũng đã có cái nhìn khác về việc mẹ hay mang mình ra so sánh với người khác. Điều đấy xuất phát từ việc mẹ muốn mình tốt hơn mỗi ngày. Nhưng đôi khi việc so sánh ấy sẽ gây là sự khó chịu và thiếu tự tin trong bản thân mỗi người. Đồng thời em cũng nhận ra rằng, trong cuộc sống, mỗi người có quyền thể hiện cái riêng của mình. Bởi vì, chúng ta thống nhất trong đa dạng và có quyền tự vào về những điều đặc việt của bản thân.  Mỗi người là một cá thể độc lập, duy nhất so sánh mình với bất kì ai đều là khập khiễng. Mỗi người sở hữu ở mình những điều khác biệt mà không phải ai cũng có. Hãy tự tin vào bản thân mình. Đừng sống bằng lòng đố kị hay làm theo ý nguyện của người khác, nó chỉ dẫn bạn đến những bi kịch chứ chẳng bao giờ có được hạnh phúc chân thực.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay