Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời Bài 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa
Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 CTST.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: CHỦ NHÂN TƯƠNG LAI
BÀI 4: CẬU BÉ SAY MÊ TOÁN HỌC
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA VÀ TỪ ĐA NGHĨA
(14 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)
Câu 1: Thế nào là từ đồng nghĩa, từ đa nghĩa?
Trả lời:
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau, hoặc gần giống nhau. Có những từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau khi nói, viết. Có những từ đồng nghĩa khi sử dụng cần có sự lựa chọn cho phù hợp
- Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên, trong đó có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển.
Câu 2: Từ “chân” trong câu “Chị ấy có đôi chân dài” và từ “chân” trong “Chân bàn bị gãy” thuộc loại từ từ?
Trả lời:
Từ “chân” trong câu “Chị ấy có đôi chân dài” và từ “chân” trong câu “Chân bàn bị gãy” là từ đa nghĩa.
Câu 3: Từ đồng nghĩa với từ “vắng vẻ” là gì?
Trả lời:
Từ đồng nghĩa với từ “vắng vẻ” là: hiu quạnh, vắng lặng, tĩnh mịch, vắng tanh
Câu 4: Trong các câu sau, từ “mặt” nào được dùng với nghĩa gốc, từ “mặt” nào được dùng với nghĩa chuyển?
a) Một buổi sáng, chúng tôi đến chỗ bác Tâm – mẹ của Thu – làm việc... Bác đội mũ, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt.
b) Tôi và Thu ngắm mãi không biết chán những miếng và trên mặt đường.
Trả lời:
Câu 5: Trong những từ sau, từ nào đồng nghĩa với từ “hạnh phúc”: may mắn, toại nguyện, sung sướng.
Trả lời:
Câu 6: Tìm từ đồng nghĩa với từ: đất nước, học tập, hòa bình, thắng lợi, hùng vĩ.
Trả lời:
II. KẾT NỐI (05 CÂU)
Câu 1: Đặt câu với “nhà” được dùng với các nghĩa sau đây:
a) Nhà có nghĩa là nơi để ở
b) Nhà có nghĩa là gia đình
c) Nhà có nghĩa là người làm nghề gì đó
d) Nhà có nghĩa là đời vua
e) Nhà có nghĩa là vợ hoặc chồng
Trả lời:
a) Gia đình em vừa xây một ngôi nhà ở phố Bà Triệu.
b) Cuối tuần này, cả nhà sẽ cùng nhau đi cắm trại.
c) Ông ấy là một nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm để đời
d) Dưới thời nhà Lý, đất nước ta đã có nhiều phát triển vượt bậc
e) Anh ấy vừa đi làm về thì nhà đã chuẩn bị cơm tối.
Câu 2: Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.
Cảnh vật trưa hè ở đây .............., cây cối đứng ..........., không gian.............., không một tiếng động nhỏ.
Trả lời:
Cảnh vật trưa hè ở đây yên tĩnh, cây cối đứng im lìm, không gian vắng lặng, không một tiếng động nhỏ,
Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:
Chúng tôi kể về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ là má. Bạn Hòa gọi mẹ là u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ
Trả lời:
Câu 4: Sắp xếp các từ sau vào nhóm từ đồng nghĩa như sau:
Bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang.
Trả lời:
Câu 5: Từ "chân" trong các câu sau mang nghĩa gì?
a) Bàn có bốn chân.
b) Chân trời xa xăm.
Trả lời:
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Trong mỗi ngoặc đơn là 2 từ đồng nghĩa. Hãy chọn 1 từ thích hợp hơn để điền vào chỗ trống. Giải thích lí do vì sao em lại chọn như vậy.
a) Các chiến sĩ đã (hi sinh/ toi mạng) ........... anh dũng trên chiến trường.
b) Bó hoa hồng các em học sinh tặng cho cô Trà đã (héo khô/ chết khô) ................., nhưng cô vẫn quý trọng, treo ở cạnh giá sách của mình.
Trả lời:
a) Các chiến sĩ đã hi sinh anh dũng trên chiến trường.
à Từ “hi sinh” thường được dùng để diễn tả sự mát mát, bỏ mạng vì một mục đích cao cả, chính đáng như bảo vệ tổ quốc, bảo vệ lí tưởng. Trong khi đó “toi mạng” mang nghĩa tiêu cực hơn, chỉ sự chết đi một cách đột ngột hoặc không mong muốn. Từ này ít khi được dùng để miêu tả hành động dũng cảm của các chiến sĩ. Vì vậy, khi nói về các chiến sĩ hy sinh vì Tổ quốc, ta nên dùng từ "hi sinh" để thể hiện sự kính trọng và ngưỡng mộ.
b) Bó hoa hồng các em học sinh tặng cho cô Trà đã héo khô, nhưng cô vẫn quý trọng, troe ở cạnh giá sách của mình.
à Từ “héo khô” được dùng để chỉ trạng thái của hoa và cây cối khi mất nước, không còn tươi tắn nữa. Từ này phù hợp với tình trạng tự nhiên của bó hoa theo thời gian. Còn từ "chết khô" thường được dùng cho động vật hoặc người, ít khi sử dụng cho hoa, cây cối, và có phần cứng nhắc hơn. Vì vậy, từ "héo khô" phù hợp trong ngữ cảnh này.
Câu 2: Thay thế các từ in đậm trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa:
a) Tên giặc độc ác đã bị anh lính dũng cảm bắt được và đang áp giải về trại.
b) Năm nay thời tiết thuận lợi, nên cây trái trong vườn phát triển tốt, cho nhiều trái chín.
c) Cái Bích năm nay đã lớn rồi, nên đã biết phụ giúp bố mẹ công việc đồng áng.
Trả lời:
Câu 3: Đọc các nghĩa của từ “đầu” và thực hiện yêu cầu:
(1) Phần trên cùng của cơ thể người hay phần trước nhất của cơ thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác.
(2) Phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật
(3) Phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian hoặc thời gian; đối lập với cuối.
a) Trong các nghĩa trên, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
b) Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và một nghĩa chuyển của từ “đầu”?
Trả lời:
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa