Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời Bài 4: Rét ngọt
Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Rét ngọt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 CTST.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ
BÀI 4: RÉT NGỌT
BÀI ĐỌC: RÉT NGỌT
(13 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Nhân vật chính trong bài đọc là ai?
Trả lời:
Bài đọc không có nhân vật chính cụ thể.
Câu 2: Món ăn nào được nhắc đến nhiều nhất trong bài?
Trả lời:
Món chè lam là trung tâm của bài đọc. Tác giả miêu tả rất tỉ mỉ quá trình làm chè lam và cảm xúc khi thưởng thức nó.
Câu 3: Quá trình làm chè lam diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Vào độ tháng Chạp, bà chọn thóc nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung đem rang với cát cho đến khi nổ bổng xòe hoa rồi sảy lại, bỏ vỏ trấu và thóc chưa nổ. Bỏng nếp xay mịn, mật mía với mạch nha trộn nước nấu trên lửa liu riu đến khi sánh lại, trộn đều với gừng nướng chín thái mỏng, thảo quả tán nhỏ cùng với lạc rang giã rối. Tiếp đó, nhào kĩ chè lam cho thật dẻo, chia ra từng phên bánh, lăn cho rền và phẳng, phủ bên ngoài một lớp bột mỏng để làm chè lam khô.
Câu 4: Em hãy tìm những chi tiết miêu tả hương vị của chè lam.
Trả lời:
Câu 5: Bài đọc “Rét ngọt” miêu tả khung cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào trong năm?
Trả lời:
II. KẾT NỐI (05 CÂU)
Câu 1: Vì sao tác giả lại dùng từ “rét ngọt” để miêu tả mùa đông?
Trả lời:
“Rét ngọt” là một cách nói ẩn dụ, thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào trong cái lạnh giá của mùa đông. Cái ngọt ở đây chính là vị ngọt của chè lam, của tình cảm gia đình, của những kỷ niệm tuổi thơ.
Câu 2: Em có cảm nhận gì về không khí gia đình trong bài đọc?
Trả lời:
Không khí gia đình trong bài rất ấm cúng, tình cảm. Mọi người cùng nhau làm chè lam, cùng nhau thưởng thức, cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ.
Câu 3: Vì sao tác giả lại miêu tả rất kỹ quá trình làm chè lam?
Trả lời:
Tác giả miêu tả rất kỹ quá trình làm chè lam vì:
- Tạo không khí ấm cúng, gần gũi trong gia đình
- Giúp người đọc hiểu rõ hơn về giá trị truyền thống của món ăn này
- Thể hiện sự trân trọng đối với những người thợ lầm bánh, những người làm ra món thơm ngon này
- Giúp người đọc hình dung rõ nét hơn từng chi tiết nhỏ nhất, từ việc chọn nguyên liệu đến khi thành phẩm.
- Gợi mở nhiều tầng ý nghĩa khác nhau: sự kiên nhẫn, sự khép léo, tình yêu thương gia đình...
Câu 4: Câu nói: Bà nhìn mặt các cháu lem nhem khói bụi ra rơm, cười nói “Rét có ngọt không?” cho thấy điều gì?
Trả lời:
Câu 5: Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ mà tác giả đã sử dụng và nêu tác dụng của chúng trong việc tạo nên vẻ đẹp của bài văn.
Trả lời:
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài đọc này?
Trả lời:
Đây là câu hỏi mở, HS viết theo cảm nhận riêng. Gợi ý: Thông qua bài đọc “Rét ngọt”, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp về tình yêu thương gia đình, vẻ đẹp của những điều giản dị, giá trị của văn hóa truyền thống và ý nghĩa sâu sắc của mùa đông.
Câu 2: Em hãy tưởng tượng em đang được thưởng thức một miếng chè lam. Hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả cảm xúc của em.
Trả lời:
Đây là câu hỏi mở, HS viết theo cảm nhận riêng. Gợi ý: Miếng chè lam mát lạnh lọt vào miệng, vị ngọt thanh của mật mía quyện cùng hương thơm nồng ấm của gừng lan tỏa khắp khoang miệng. Cái dẻo dai của bột nếp kết hợp với vị bùi béo của lạc rang tạo nên một cảm giác thật tuyệt vời. Từng miếng chè lam tan dần trên đầu lưỡi, mang theo bao kỷ niệm tuổi thơ ùa về. Em nhớ những ngày đông giá rét, cả nhà quây quần bên bếp lửa hồng, cùng nhau nhâm nhi chè lam và kể chuyện. Cảm giác ấm áp, hạnh phúc ấy đến giờ vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí em.
Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về giá trị của những món ăn truyền thống.
Trả lời:
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Rét ngọt